Lời đối thoại

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 75 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Lời đối thoại

Lời đối thoại là hình thức sử dụng ngôn ngữ trực tiếp giữa người nói và người nghe. Lời đối thoại thường chiếm một vị trí nhất định trong những trang tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng. Có những đoạn đối thoại ngắn, có những đoạn đối thoại dài, dấu hiệu biểu trưng thường gặp là những gạch đầu dòng giữa những lời thoại. Có lúc lời đối thoại xen lẫn độc thoại hay lời của người dẫn chuyện làm cho cuộc đối thoại trở nên sinh động và có chiều sâu hơn nhưng cũng có những đoạn đối thoại trải dài theo những suy tư của nhân vật, ở đó chỉ xuất hiện tiếng nói của một nhân vật. Đó là hình thức đối thoại một chiều, đối thoại mang tính chất độc thoại nội tâm.

* Đối thoại nhiều chiều

Trương Hiền Lượng không tập trung tô vẽ, trau chuốt, gọt giũa lời thoại mà để nguyên vẻ mộc mạc, tự nhiên nên lời thoại sẽ rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và càng phù hợp hơn với tính cách của nhân vật.

Lời đối thoại gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Cuộc đối thoại giữa Trần Bảo Thiếp và Mạnh Đức Thuần:

74

- Cái đó còn tùy xem được bao nhiêu quyền lực – Anh trầm ngâm một lát rồi đáp. Thực ra anh đã có sẵn câu trả lời

- Bí thư thành ủy có bao nhiêu quyền lực mà còn phải hỏi à? Cậu còn chưa biết sao? Mạnh Đức Thuần lấy một que diêm vạch đi vạch lại lên khăn giải bàn, tỏ ý muốn chuyện trò thoải mái.

- Dĩ nhiên là phải hỏi chứ ạ. Anh cười – khác nào đồng chí bảo tôi đi buôn, đồng chí cho tôi vốn nhiều thì tôi buôn to, đồng chí cho tôi vốn ít thì tôi buôn nhỏ.Đồng chí chưa cho biết cấp cho bao nhiêu vốn, tôi làm sao trả lời được.

- Cậu thật là láu lỉnh! Mạnh Đức Thuần cười thành tiếng – cậu đi buôn thì nhất định không thua lỗ rồi. Theo cậu, muốn làm ăn lớn cậu cần bao nhiêu vốn nào? [25, tr.20].

Cuộc đối thoại diễn ra nhanh chóng trên chiếc tàu lửa nhưng đã thể hiện được tầm chiến lược, có tính toán, suy xét rất sắc sảo của Trần Bảo Thiếp. Muốn lãnh đạo được một thành phố, phải có “vốn” là quyền “lập nội các”, tạo thành một ê kíp lãnh đạo riêng, tạo được sự đoàn kết trong nội bộ. Qua lời thoại một phần thể hiện được sự tin tưởng của Mạnh Đức Thuần dành cho anh “nhất định không thua lỗ”. Đó là sự tin tưởng vào năng lực, biết sử dụng người tài.

Ngoài tính chất tự nhiên, có những đoạn đối thoại ngoài chức năng thông tin, nó còn có chức năng phản ánh, thể hiện rõ tính cách của nhân vật. Cuộc đối thoại giữa Tôn Ngọc Chương và Trần Bảo Thiếp phản ánh được rất nhiều điều về cách làm việc của hai nhân vật này:

- Đi xem thành phố trước – Trần bảo Thiếp nói – các báo cáo ấy, tôi đã nghiên cứu qua khi ở trên tỉnh, không phải tổ chức họp hành báo cáo chính thức. Một người đọc báo cáo, những người không quen ngồi nghe dễ ngủ gà ngủ gật lắm. Thăm xong thành phố, hai chúng ta sẽ mời từng người đến báo cáo

- Anh có chỉ thị gì thì ta triệu họp chẳng tiện hơn sao? Tôn Ngọc Chương chớp chớp mắt hỏi

- Làm sao mà có chỉ thị gì được? Trần Bảo Thiếp cười, xua tay - nếu có ý kiến gì, trao đổi riêng với cán bộ chủ quản vẫn tiện hơn.Với lại thăm thành phố xong,

75

tôi còn phải xin ý kiến nhân dân, xem họ có đồng ý việc tỉnh ủy bổ nhiệm tôi làm bí thư thành phố này không chứ?

- Ồ! Tôn Ngọc Chương ngạc nhiên hỏi – Sao… lại xin ý kiến? [25, tr.111].

Qua cuộc đối thoại thể hiện rõ cung cách làm việc của Trần Bảo Thiếp rất mới, không câu nệ vào những báo cáo giấy tờ mà muốn bám sát thực tế trước. Điều này cũng bộc lộ cung cách làm việc theo lề lối cũ của chủ tịch thành phố Tôn Ngọc Chương. Trần bảo Thiếp muốn điều Tôn Ngọc Chương đi vào một “quĩ đạo” mới. Trương Hiền Lượng không ngần ngại đặt người có tài như Trần Bảo Thiếp vào trong hoàn cảnh thử thách dữ dội của hoàn cảnh để nhân vật có những trải nghiệm mới bằng cách xin ý kiến của dân, phát biểu suy nghĩ trực tiếp đến dân. Lề lối làm việc này đã gây ngạc nhiên cho mọi người.

Lời đối thoại dài không chỉ nhằm vào mục đích giao tiếp mà còn là hình thức trực tiếp để cho nhân vật thể hiện suy nghĩ. Lời thoại trong trường hợp này đã thực hiện được chức năng kép. Cuộc đối thoại giữa Trần Bảo Thiếp và nhân dân thành phố T là một cuộc đối thoại dài, độc đáo, công phu:

- Thưa các công dân, các đồng chí và các bạn thành phố T. Tôi tên là Trần Bảo Thiếp, là bí thư thành ủy đảng cộng sản Trung Quốc…

- Tôi được tổ chức đảng cấp trên bổ nhiệm, còn muốn nhận được sự đồng ý của nhân dân thành phố T.

- Tôi là công bộc của toàn thể nhân dân thành phố, tôi là người đầy tớ của các bạn: tôi nguyện làm việc cho các bạn, phục vụ các bạn, toàn thể công dân thành phố. [25, tr.168].

Cuộc đối thoại gây sự ngạc nhiên cho toàn thể những người đến tham dự. Cuộc đối thoại trực tiếp đã thu hút được khá nhiều người. Sân vận động càng lúc càng động nghịt người, từ những người buôn bán thậm chí những hành khách trên xe ô tô buýt cũng lắng nghe. Trần Bảo Thiếp đứng trên một cái bục xi măng đã bỏ lâu ngày, không có sự bảo vệ của công an. Đây là một việc làm chưa từng xảy ra ở thành phố T này. Họ chưa bao giờ nghĩ lãnh đạo là đầy tớ của dân: “giọng nói ấy tuy đã truyền qua loa điện, nhưng nghe vẫn rất chân thành, sống động và chứa chan tình cảm” [25, tr.169], chính sự chân thành là sức hút mãnh liệt nhất.

76

Nhân vật Trần Bảo Thiếp là một sự sáng tạo rất mực sinh động của nhà văn Trương Hiền Lượng, vừa tô đậm vẻ đẹp lí tưởng, vừa để cho nhân vật tự tạo tính cách. Hình tượng nam nhi Trần Bảo Thiếp đã tìm được “bến đỗ” trong lòng người đọc.

Cuộc đối thoại không nhằm mục đích trao đổi thông tin đơn thuần. Lời đối thoại chính là lời nhân vật tự chất vấn lương tâm mình:

- Tối hôm qua anh trở về dắt ngựa đi đấy à? Cô ta cười ngượng nghịu.

- Không tôi thì ai vào đây - Tôi sầm nét mặt, đứng cởi dây cương cho ngựa.

- Vậy… sao anh không về nhà? cô ta đi theo sau lưng tôi.

- Hừ! Tôi cười khẩy một tiếng. Từ ngày lấy nhau, tôi chưa từng cười khẩy như thế bao giờ - Hình như trong nhà không chỉ có một mình cô! [24, tr.220].

Khoảng hơn mười một giờ đêm hôm trước, Chương Vĩnh Lân quay về nhà dắt ngựa. Trên chặng đường quay về nhà phải mất hơn hai chục cây số đi bộ dưới trăng, khi cái xóm nhỏ đang im lìm chìm vào giấc ngủ, leo lét còn lại hai ngọn đèn, một là của văn phòng đội sản xuất, hai là ánh sáng hắt ra từ phía nhà của Chương Vĩnh Lân. Khi Tào Học Nghĩa bước vào, ánh đèn vụt tắt. Cuộc đời Chương Vĩnh Lân đã nếm trải bao nhiêu nỗi cực nhục nhưng đây là nỗi nhục chưa từng nếm bao giờ. Nó làm anh vừa kinh ngạc, vừa cảm thấy số phận ghì anh sát đất. Cuộc đối thoại có những dấu chấm lửng thể hiện sự ngập ngừng, suy nghĩ của nhân vật, khẩu khí của Chương Vĩnh Lân mạnh mẽ hơn thường ngày kèm theo cái cười khẩy. Hoàng Hương Cửu như thăm dò, Chương Vĩnh Lân thì “đốp” trả một cách bình tĩnh không né tránh.

Trong Một nửa đàn ông là đàn bà có những cuộc đối thoại rất độc đáo với những nhân vật “siêu thực”: linh hồn của một cô gái đã chết, những nhân vật lịch sử như Tống Giang, Trang Tử, Các Mác hay thậm chí đó là cuộc đối thoại giữa người và ngựa mang đầy tính triết lí. Trương Hiền Lượng sử dụng những yếu tố kì ảo không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn nhằm mục đích khai thác nội tâm của nhân vật.

Cuộc đối thoại với linh hồn cô gái đã thể hiện nỗi đau của con người trong xã hội, cuộc nói chuyện diễn ra rất tự nhiên, không gây một cảm giác sợ hãi ở Chương Vĩnh Lân:

77

- Em cũng khổ quá đấy. Vì đâu tuổi còn trẻ măng đã đi tìm cái chết? Sống dù sao cũng còn hơn chết? Giá em còn sống thì hay biết mấy!

- Anh khổ chứ em không khổ nữa đâu. Người ta chết đi thì chẳng còn đau khổ gì hết. [24, tr.41].

Cái chết còn sung sướng hơn là phải sống, Chương Vĩnh Lân ngộ ra điều đó, cái chết cũng chính là một cách giải thoát bản thân.

- Tất cả đều do xã hội cả thôi. Chúng ta vẫn chưa đạt tới nam nữ bình đẳng, chưa thật sự có tự do hôn nhân. Anh đọc sách, suy nghĩ, tìm tòi xem thế nào để xây dựng được một xã hội thật sự bình đẳng giữa người với người.

- Đến đời kiếp nào mới đươc thế hả anh. Đến mơ tưởng cũng còn chẳng dám nữa là! [24, tr.41].

Chương Vĩnh Lân ngỡ ngàng đau xót nhận ra những mơ tưởng bấy lâu của mình, mong muốn đạt được sự bình đẳng nam nữ trong một xã hội là một điều không tưởng. Sự bất bình đẳng là một tồn tại hiển nhiên, một chân lí bất di bất dịch.

Cuộc đối thoại với Tống Giang cho thấy sự tha hóa của con người trong xã hội và bộc lộ sự bất lực của con người, không thể thay đổi được thực tại, “nhưng thời đại đã đổi khác. Đại ca giết Diêm Bà Tích mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, chứ còn tôi? Ngày nay chẳng còn có Lương Sơn Bạc” [24, tr.202].

Cuộc đối thoại với Các Mác mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, suy xét lại chủ nghĩa xã hội và những hành động đi ngược lại với quy luật mà chủ nghĩa Mác tìm ra. Chương Vĩnh Lân tìm đến chủ nghĩa Mác để vận động, suy nghĩ cho bản thân và cho xã hội: “điều nực cười là ở cái thời đại của các người hiện nay, không phải khối óc cũng không phải bàn tay mà chính cái miệng mới là cơ quan đặc biệt phát triển. Con cứ nghĩ mà xem, một thời đại như vậy thì liệu còn kéo dài được bao lâu?” [24, tr.215]. Các Mác muốn phê phán những người núp dưới danh nghĩa chủ nghĩa Mác để làm những điều ngược lại, phê phán chủ nghĩa giáo điều của cách mạng văn hóa thời đó.

Cuộc đối thoại giữa người và ngựa mang tính triết lí cao:

- Tôi biết, hôm nay anh bạn không muốn về nhà. Nó khịt mũi một cái rõ to - về phần tôi ấy à, thì cũng vừa vặn đúng hôm nay tôi không muốn về. Một lúc nào

78

đó, tôi cũng giống như anh bạn, cảm thấy cần phải tách khỏi bầy mà sống một mình. Chúng ta có thể trầm tĩnh lại mà suy ngẫm một vài vấn đề. Triết học vốn bao trùm lên mọi thứ: đạo ngựa với đạo người vẫn có những qui luật chung mà!

- Ừ! Tôi không thể không thừa nhận - Quả có thế, trong thâm tâm tớ hôm nay quả không muốn về nhà. Tớ muốn ở lại trên chốn hoang dã này, để lần cho ra đầu mối mọi điều. [24, tr.174].

Một con ngựa bỗng dưng hôm nay biết nói, đây có thể xem là một yếu tố kì ảo xuất hiện trong tác phẩm của Trương Hiền Lượng. Cuộc đối thoại giữa người và ngựa đào sâu đến tận gốc rễ vấn đề. Con người và xã hội là một thể thống nhất, khi cái hệ thống này bị trục trặc, hệ thống khác làm sao tránh khỏi. Họ đang sống trong một xã hội khôi hài, cứ diễn mãi tấn tuồng hài hước, rồi số phận mỗi con người sẽ bi thảm. Con người không thể sáng tạo ra những gì thực sự có ích cho xã hội khi cái cốt lõi nhất là sự phồn thực sinh sôi của chính mình không còn: “đó chính là số phận. Sức mạnh của số phận chỉ hiển hiện ra khi con người ta gặp phải điều bất hạnh. Đức tin, lí tưởng, hùng tâm tráng chí của anh đều vô nghĩa, đều là ma chướng giày vò anh” [24, tr.180]. Những năm tháng lao cải cũng đem đến cho nhân vật “tôi” trong Thời thanh xuânbiết cái triết lí của cuộc đời: “Chúng ta như con rối cho cuộc đời giật dây, dù sống đến trăm tuổi đi nữa vẫn là đứa hài nhi. Cảm thấy âu lo không đáng âu lo, cảm thấy phẫn nộ thật không đáng phẫn nộ, cảm thấy vui mừng thật không đáng vui mừng… mọi thứ đều hư ảo, không chân thực. Đến như bản thân mình cũng chỉ là một đóa phù vân, khi đạt tới cảnh giới này tôi mới biết, thế là “thời thanh xuân” của mình đã cáo chung, chấm hết

[24, tr.37], con người cảm thấy bất an trước vòng quay như vũ bão của lịch sử, không biết được tuổi thanh xuân của mình, khiến ta liên hệ cuộc đời nhà văn Trương Hiền Lượng. Ông bị đi tù lao cải, mất hai mươi năm tuổi thanh xuân đẹp nhất trong cuộc đời mình.

Qua lời đối thoại trên, nhà văn thể hiện tư tưởng, thái độ và tình cảm của chính mình rất rõ, chỉ cho ta thấy rõ một xã hội hỗn loạn và sự nghịch dị, tha hóa của nhân vật được đẩy lên đến cực điểm.

79

* Đối thoại một chiều

Trương Hiền Lượng đôi khi sử dụng những từ ngữ trần trụi, dung tục hằng ngày, điều đó làm cho lời thoại mang vẻ ghồ ghề, thô nhám nhưng lại hết sức tự nhiên, mộc mạc, gần gũi.

Đoạn đối thoại một chiều của đội trưởng Vương, người đọc bắt gặp những tiếng chửi, tiếng tục. Trương Hiền Lượng không cố tình “dung tục hóa” ngôn ngữ văn chương, mà chính những lời trần trụi làm cho lời thoại mang vẻ tự nhiên, mộc mạc.

Có hôm, tôi đã luồn hai vai vào dây néo ở lưng xong xuôi rồi, ông chạy đến, nhưng không nâng giúp mà lại nhoai người lên trên bó lúa sau lưng tôi, thở dài bảo:

- Ôi chao! Thằng đĩ đực mày cứ ở lì trong đội lao cải mà lại hay

- Mày nghĩ thế nào? Hôm kia vào phố, tao thấy bí thư tỉnh ủy với chủ tịch tỉnh đều bị người ta lôi đi giễu phố đấy… Không thế, cứ để mày ở bên ngoài bây giờ, thì cũng giống như đám ấy thôi, người ta lại không trị cho mày đến chết à! [24, tr.28].

Cuộc đối thoại đã phơi bày hết hệ lụy cuộc Đại cách mạng văn hóa đã gán lên cho số phận mỗi con người. Số phận của hàng triệu người trí thức thê thảm, may - rủi là cái bàn đạp xoay tròn số phận họ, may rủi không do mỗi người tự quyết định. Cả một xã hội như một cái sân khấu ngoài trời, ở đó không hề có khán giả, tất cả đều là diễn viên, có người bị bêu giếu ngoài phố, có người bị đội mũ giấy, có kẻ bị cạo trọc đầu, có kẻ bị bôi mặt như hề trong tiếng chỉ trỏ, bàn tán, trong tiếng chuông tiếng trống rầm trời. Người dân chứng kiến nhiều cuộc vũ đấu của các phe phái tạo phản, hết các cuộc tuần hành này đến các đại hội phê đấu khác.Nếu ở ngoài xã hội bây giờ, có lẽ người ta sẽ không buông tha cho Chương Vĩnh Lân nên vào thời buổi động loạn này, nhà tù lao cải quả thật là một thiên đường. Đội trưởng Vương gọi những người tù lao cải là “thằng đĩ đực”, đây là cách gọi gần gũi, có lần ông ẵm đứa cháu và cũng nựng là “thằng đĩ đực”.

Đoạn đối thoại diễn ra trong tâm tưởng, nhân vật suy tư về những gì đã xảy ra: “Tôi nhìn vào thẳng mắt cô ta. Mắt cô ánh lên vẻ cười cợt, chế giễu nhưng vẫn có nét

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)