8. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Người nam nhi giàu khát vọng
2.1.2.1. Khát vọng cải tạo chính quyền thành phố T
* Khát vọng tổ chức đời sống cho dân
Trương Hiền Lượng là một cây bút có sức hút, bằng tài năng và bản lĩnh, ông xây dựng kiểu nam nhi điển hình, mang vẻ đẹp của thế hệ mình.
Bằng cái nhìn xâu chuỗi, thành phố T là một xã hội Trung Quốc thu nhỏ thời đó, tồn tại như một tấn trò đời với đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố. Người nam nhi trong Phong cách nam nhi được nhìn từ góc độ cải cách xã hội. Trần Bảo Thiếp là một kiểu nhân vật điển hình, là mẫu người nam nhi của khát vọng. Trần Bảo Thiếp đi khắp thành phố, đi từ các phố to đến các phố nhỏ, nơi nào anh cũng đặt chân đến. Anh chú ý đến cách sống, mối quan hệ của những người nơi này, nhưng đi tới đâu anh cũng cau mày, không hài lòng. Từ những câu hỏi rất đơn giản, từ những vấn đề rất nhỏ nhưng nó đã dần phơi bày ra hết thực trạng quản lí quá lạc hậu, phơi bày những mặt trái vẫn nghiễm nhiên tồn tại ở thành phố này.
Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện thành phố ngày càng trở nên bức thiết, Trần Bảo Thiếp đã mang lại một luồng sinh khí mới cho mọi mặt của đời sống xã hội,
31
củng cố lòng tin của người dân. Anh trăn trở tìm ra hướng phát triển cho thành phố. Các hoạt động kinh tế diễn ra tự phát, không theo một định hướng nhất định, “Quái lạ thật tiền Trung Quốc không bán, lại đòi tiền nước ngoài” [25, tr.151]. Một ông già nhà quê hỏi mua đôi ủng trong cửa hàng nhưng cô gái với thái độ khó chịu không thèm bán với lí do chỉ bán với tiền kiều hối mà không bán bằng tiền Trung Quốc. Các nhà máy sản xuất toàn những người không có chuyên môn, nghiệp vụ quản lí, “Trong nhà xưởng máy chạy ầm ầm, khắp nơi loảng xoảng tiếng sắt thép, nhưng công nhân thì chẳng tích cực khẩn trương gì, chỗ nào cũng thấy người rỗi rãi dềnh dàng” [25, tr.154].
Quang cảnh thành phố thật đổ nát, xã hội tự phơi bày những mặt trái của nó. Những người thất nghiệp, người muốn đưa con đi chơi, những trai gái muốn hẹn hò, không có nơi nào khác họ đành phải đến đây, “Tình yêu thì chỉ cần một chỗ bằng cái chiếu thôi, chỗ bằng cái chiếu ấy ở đâu nhỉ? Khóm cây kia, thì mọc đầy ké độc, cà gai nhọn hoắt! Hay là ở một đám bồ công anh dập gẫy một cái thì đầy nhựa?” [25, tr.156]. Chính quyền thành phố T, thực sự chưa xây dựng được nền tảng vững chắc cho cuộc sống người dân, những mảng tối - sáng của thành phố dần lộ ra rất rõ qua sự quan sát rất tinh tường của Trần Bảo Thiếp. Tất cả bức tranh cuộc sống và sinh hoạt luôn khiến Trần Bảo Thiếp băn khoăn, suy nghĩ, luôn đặt ra nhiều thắc mắc và đi tìm hướng giải quyết: “Chúng ta phải làm gì cho dân? Chúng ta có thể làm được gì cho dân?” [25, tr.156]. Một câu hỏi cứ xoáy đi xoáy lại khẳng định tầm quan trọng, ngọn nguồn của mọi cải cách bắt đầu từ dân, “Thành phố thì rách nát, nhân dân thì thật đẹp!” [25, tr.157].
Ở đây, người ta dễ dàng nhận ra sự chênh lệch rất rõ giữa cách sống của cấp lãnh đạo và cuộc sống của thường dân. Mỗi người dân phải tự lo lắng cho cuộc sống riêng tư của mình. Thành phố T bộc lộ, phanh phui hết tính phi nhân đến trái tự nhiên của nó. Việc một người dân ở thành phố T, có chú ruột rất giàu có ở nước ngoài gửi về cho một chiếc xe ô tô, thế là nó nghiễm nhiên biến thành xe của Ngũ Tích Quý và của Đường Tông Từ. Ngay cả khi đứa cháu của người dân đó bị viêm phổi, nhờ mượn xe, phải chờ chỉ thị của cấp trên. Bí thư Đường bảo không được mở ra tiền lệ cho bọn người ấy, loại xe này không phải hạng người nào cũng leo lên ngồi được.
32
Một thành phố tồn tại đầy rẫy những con người lợi dụng cơ hội, chức quyền, thủ đoạn, sẵn sàng dẫm đạp lên người khác để tư lợi về mình. Họ điển hình cho sự suy thoái đạo đức trong xã hội, nạn tham nhũng đang len lỏi, ăn sâu vào trong tế bào của một bộ phận không nhỏ cán bộ trong thời kì cải cách mở cửa. Quan sát tận mắt hiện thực xã hội, Trần Bảo Thiếp nhận thấy sự công bằng, quyền lợi của người dân từ lâu đã không còn được tôn trọng, bị tước đoạt, bị xâm phạm, “Anh Tôn này, thu lập tức chiếc xe ấy lại, chuyển cho công ty xe khách làm tắc xi cho thuê,phục vụ nhân dân toàn thành phố” [25, tr.246].
Ngòi bút của Trương Hiền Lượng phanh phui, mổ xẻ tài tình để thấy cuộc sống của người dân với nhiều vấn đề nan giải, từ giao thông, kinh tế, việc làm… người dân phải đối mặt với một cuộc sống nặng nề, trì trệ và đầy biến động. Nhìn ở góc độ xã hội, cuộc sống con người thật rối ren, phức tạp, ấy vậy mà con người trong xã hội ấy cùng một lúc được đặt trong nhiều mối quan hệ, tự đặt ra cho mình nhiều bài toán khó nếu không giải quyết được hậu quả sẽ rất nặng nề. Nếu trước kia cách làm củaNgũ Tích Quý chỉ nắm trung tâm, nắm một điểm, thì Trần Bảo Thiếp nắm tất cả, đồng bộ mọi mặt khi quản lí thành phố. Anh làm cho các nhà máy thua lỗ trước kia hoạt động trở lại, biến thua lỗ thành có lãi, cho thực hiện chế độ khoán ở xí nghiệp, mở rộng mức tiêu dùng của người dân, không hạn chế sự tiêu dùng của họ như trước đây nữa khi người dân có tiền mà không biết sử dụng vào đâu: “làm được nhiều tiền như vậy cũng chẳng để làm gì, không có chỗ tiêu, tiền nhiều rồi cũng thấy chán” [25, tr.164]. Anh cho xây dựng nhà chờ xe buýt, nhà vệ sinh công cộng, xây dựng trạm cung cấp nước, cung cấp rau xanh cho người dân…
Trần Bảo Thiếp kiên quyết thực hiện các quyền tự do cho công dân, trong đó quan trọng nhất là tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Với Trần Bảo Thiếp không có gì đáng ghét bằng việc đè nén tinh thần, không cho con người nói lên ý nghĩ thật của họ. Một trong những lí tưởng cao nhất của xã hội là tạo ra sự bình đẳng trong xã hội. Anh thực hiện điều đó bằng việc mở ra ngày tiếp dân. Chế độ tiếp dân đã được thực hiện từ thời của Ngũ Tích Quý và Đường Tông Từ nhưng chưa được mấy buổi đã chán ngán không kiên trì nữa,cuối cùng bỏ luôn không kèn không trống, “khi Ngũ
33
Tích Quý tiếp quần chúng, người ta mới nói được mấy câu, đã trả lời luôn: Được rồi việc này anh đi gặp ông Vương nhá, việc này thì đi gặp ông Lý nhá” [25, tr.353].
Với Trần Bảo Thiếp chế độ tiếp dân là một cách thể hiện cao quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa, ngày tiếp dân đã có tác dụng quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện chính sách ở thành phố T. Nhờ lắng nghe ý kiến của dân, được người dân tin tưởng thể hiện nguyện vọng của mình cho cấp lãnh đạo một cách thoải mái. Trần Bảo Thiếp đã làm được rất nhiều điều cho dân như mở cửa hàng ăn uống phục vụ dân, giải quyết việc làm cho thanh niên thất nghiệp, tạo điều kiện cho thanh niên học nghề… Trần Bảo Thiếp vẫn tiếp tục duy trì ngày tiếp dân, dựa vào nó để thực hiện những cải cách xã hội.
*Khát vọng sử dụng người tài
Trí thức là nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thành phố T. Trần Bảo Thiếp muốn thực hiện công cuộc cải cách, điều tất nhiên phải biết sử dụng người tài trong một êkip lãnh đạo mới. Trong thời đại mà vai trò của người tri thức chưa có một vị trí xứng đáng, “cánh tri thức chúng ta, thua xa mấy cậu lái xe trong viện. Tri thức có quyền hành gì đâu, vô dụng!”[25, tr.52]. Trần Bảo Thiếp luôn đề cao vai trò của người tài nhưng cách nhìn của anh không hề rập khuôn, máy móc mà rất linh hoạt.
Trần Bảo Thiếp đã chứng minh được cách nhìn người qua thực tiễn, trong buổi nói chuyện nhận chức đầu tiên ở thành phố T, anh không nhắc đến nông dân đầu tiên, mà nhắc đến cánh trí thức làm tâm điểm: “Tri thức là lực lượng chính trong việc xây dựng thành phố… tri thức không phải là nhân tài cả, nhưng nhân tài thực sự tiềm tàng trong những người có tri thức”
[25, tr.177].
Việc sử dụng trí thức khác hẳn cách làm trước đây của Đường Tông Từ và Ngũ Tích Quý. Trần Bảo Thiếp mở ra cuộc sát hạch, bất kể ai cũng phải qua cuộc sát hạch này, đã gây nên sự hoang mang, nơm nớp, lo lắng cho ba vị cục trưởng, “nếu như bí thư Đường mà chủ trì cuộc sát hạch này thì tôi thấy hãy còn khá, chứ tay Trần Bảo Thiếp vốn là sinh viên đại học thì ai mà biết được sẽ hạch chúng mình ra sao?” [25, tr.220]. Họ giữ những trọng trách lớn nhưng chỉ bằng sự quen biết, trong mắt Đường
34
Tông Từ, họ cũng chỉ là những con người chỉ nhằm nhòm ngó chức vụ chứ không có hoài bão, ước mơ gì, tầm nhìn lại không quá một gang. Dù biết họ bất tài, vô dụng nhưng Đường Tông Từ vẫn sử dụng họ, còn đối với cuộc sát hạch lần này họ lại nơm nớp, lo sợ cho cái bất tài của mình. Đó là những con người đại diện cho thế hệ thoái hóa, biến chất, xã hội nếu không tiêu diệt thì nó sẽ biến tướng thành nhiều kiểu người khác.
Hoàng Quốc Trinh với cuộc đời trầm luân trong bao nhiêu nỗi oan ức, bị qui chụp hữu phái, phải đi cải tạo mất hơn hai mươi năm, cứ bị chuyển tới chuyển lui từ trại lao cải này đến trại lao cải khác, mất hết hồ sơ. Ông là một kĩ sư cao cấp nhưng do không có hồ sơ mà bị người ta nghi ngờ, “chuyên khảo luận đã xuất bản ra họ không thích, mà cứ đòi tôi xuất trình văn bằng” [25, tr.236]. Cuộc đời ông với nhiều phen chết đi sống lại trong cuộc Đại cách mạng văn hóa, vết thương theo thời gian vẫn chẳng thể nào ngậm miệng lại được. Khi ông có một bản thiết kế về thành phố T được giải nhì toàn quốc, người ta lại xóa cả tên ông mà xem đó là thành tích của cả một tập thể.
Cách đối xứ của Ngũ Tích Quý và Đường Tông Từ đối với cánh trí thức: “tư tưởng đẳng cấp xem ra còn ghê gớm hơn cả Nhật Bản vốn rất coi trọng phân biệt tôn ti” [25, tr.143], dân trí thức bị đối xử rất rẻ rúng. Ngược lại, Trần Bảo Thiếp đã thấy rõ vai trò của người trí thức, Hoàng Quốc Trinh quả là một con người có tài, cớ chi phải chăm chăm đến bằng cấp. Hoàng Quốc Trinh đã khởi công làm đẹp thành phố T, một công viên bờ sông, nơi lí tưởng cho biết bao người dân thành phố này, thể hiện rõ cái tài dùng người của Trần Bảo Thiếp.
Quyền lực mà lâu nay bị ngâm vào trong những cuộc thảo luận suông, trong một đống công việc vô bổ, giờ đây mới tỏ rõ được quyền uy của nó. Quyền lực ấy chẳng những biểu hiện trên các phương diện phát cho họ lương, phân cho họ nhà ở, định cho họ giờ giấc làm việc nghỉ ngơi, nâng cấp nâng lương cho họ theo quy chế đâu ra đấy chẳng những quyết định mọi vinh nhục hưng suy của họ, mà còn xác định toàn bộ lẽ sống, phán xét cả giá trị cuộc
35
Cách làm của Trần Bảo Thiếp đã khiến cho mọi người thấy được vai trò của cái tài, mọi người suy nghĩ độc lập và có quyền thể hiện chính kiến của mình. Ngay cuộc sát hạch cũng làm cho con người Tôn Ngọc Chương thay đổi hẳn, mọi khi cứ ậm a ậm ờ, ít tỏ rõ thái độ lúc nào cũng tỏ ra vẻ tươi cười ấy hôm nay cũng khác hẳn thường ngày.
Trước đây việc kiểm tra cán bộ của Ngũ Tích Quý cũng chỉ là việc nhập nhằng hình thức, phe cánh, luồn cúi, giờ đây hoàn toàn đổi khác, mọi người đều cảm thấy được, nghe thấy được, sờ thấy được cái quyền uy đó. Trần Bảo Thiếp dùng người phải thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của phe cánh này, phe cánh nọ. Những nhân viên cấp dưới, bị chèn ép không đứng dậy nổi, kiểu như Mã Thành Chương. Trường hợp của Dương Khai Tường làm công tác tuyên truyền nhưng vẫn cứ ì ạch, không có cá tính sáng tạo độc đáo: “Tôi thấy anh phải vận dụng phong cách viết văn của anh vào công tác tuyên truyền, thì anh sẽ là một trưởng ban tuyên truyền hiếm có đấy. Nhưng anh lại không làm như vậy, anh lại để cái riêng của mình tan biến vào trong cái chung” [25, tr.413]. Trần Bảo Thiếp phát hiện ra cái tài của Dương Khai Tường và khuyến khích phát huy cái tài ấy. Cái vui niềm vui ấy Trần Bảo Thiếp mang tới tận về nhà, “Thế là Dương Khai tường đã được anh thuyết phục, sẵn sàng hăng hái, phát huy tài năng của mình đương đầu với hiện thực” [25, tr.415].
Những bi kịch cuộc đời đã khiến khát vọng của những người trí thức chùn xuống, nó cứ lê cuộc đời họ là một chuỗi tháng ngày nhàm chán, trong công việc nhàm chán. Thạch Nhất Sĩ mang danh là nhà biên kịch nhưng suốt hơn ba năm vẫn chưa viết được một kịch bản nào. Nơi ở của người tri thức chỉ vỏn vẹn trong bốn bức tường chưa tới mười mét vuông, lối đi lên căn phòng như lối mê cung của cuộc đời anh, càng đi càng thấy tối om om dù đang giữa ban ngày, có thể ví căn buồng ấy như cái “mộ huyệt”. Độc giả sẽ không thể tưởng tượng nổi những tác phẩm nổi tiếng
Người dị dạng, Thiên đường ở tận cùng địa ngục, Than tự cháy lên được lại được viết trong căn buồng như thế.
Đối với người trí thức, Trần Bảo Thiếp luôn thỏa mãn những yêu cầu cần thiết để họ phát huy khả năng sáng tạo. Anh luôn kiên trì tìm giải pháp cho mọi vấn đề xã hội và con người. Qua đây, nhà văn Trương Hiền Lượng khẳng định bản lĩnh của
36
người nam nhi, ông tin vào vẻ đẹp của Trần Bảo Thiếp, một người ưu thời mẫn thế với nhân cách đáng trọng.
2.1.2.2. Khát vọng hướng tới một cuộc sống tinh thần cao hơn
Nhà văn Trương Hiền Lượng khám phá con người nhiều chiều, nhiều hướng, cố gắng khai thác hết sự tinh tế trong thế giới nhân vật. Hình tượng nam nhi Chương Vĩnh Lân có sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân, anh sống trong một xã hội mà bao quanh là bầu không khí vô cùng nặng nề, uể oải, vô vị đang giết dần con người mình. Anh mang hai tâm trạng, một bên là thái độ chấp nhận hiện thực, một bên đang đấu tranh từng giây, từng phút cho chính cuộc sống của mình. Dù thời gian chín năm đằng đẵng trôi qua nhưng ở bên ngoài người ta vẫn không quên được, “người ta vẫn túm chặt không buông tha tôi, lại còn đem thơ tôi ra bêu giếu cảnh cáo” [24, tr.23].
Chương Vĩnh Lân đã thấy được những góc khuất của cuộc sống, nhìn thấy được mặt trái của sự tồn tại nhưng đặt nhân vật trong hoàn cảnh như vậy là một dụng ý của nhà văn, khiến nhân vật phải dấn thân suy nghĩ hành động, tiến lên mà không được phép lùi bước để trưởng thành, sẵn sàng đối phó với những trở ngại trong cuộc sống là một điều rất cần thiết, “trong cảnh khốn cùng và khuất nhục con người cần được thấy mình là đúng, cần được tự cao tự đại để nâng đỡ mình đứng vững” [27, tr.25].
Đứng trước vòng quay của xã hội, người trí thức Chương Vĩnh Lân “coi mình là vật hi sinh trên bàn tế trong thời đại mới” [27, tr.43], việc tồn tại được trong thời buổi ấy quả thật là một kì tích đối với những con người như anh: “Giỏi! Anh sống được thế là giỏi. Ông cho rằng việc tôi vẫn còn sống là một điều kì diệu” [27, tr.1].