8. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Người nam nhi giàu cá tính
Người trí thức đã trở thành hình tượng trung tâm trong tác phẩm của Trương Hiền Lượng. Người trí thức mang những đặc điểm tâm lí, khát vọng, lí tưởng… Đặc biệt, chất suy ngẫm mang tính triết lí làm cho tính cách nhân vật của Trương Hiền Lượng trở nên đa dạng, phức tạp.
* Trần Bảo Thiếp - thông minh, bản lĩnh
Phong cách nam nhi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Trương Hiền Lượng được độc giả Việt Nam biết đến. Trần Bảo Thiếp là hình tượng nhân vật trầm tư và phản tỉnh, ít nhiều mang khí chất tinh thần của bản thân nhà văn. Trần Bảo Thiếp có những suy nghĩ độc đáo về công cuộc cải cách mở cửa và có những nhận xét sắc sảo về cuộc tình duyên trắc trở của mình.
Miêu tả trực diện những xung đột trong cải cách thể chế kinh tế, chính trị, miêu tả cuộc đấu tranh giữa lực lượng cấp tiến và thế lực bảo thủ. Ông đã xây dựng một hình tượng điển hình - Trần Bảo Thiếp, đã trở thành niềm tự hào cho một kiểu nam nhi thông minh, bản lĩnh.
26
Trần Bảo Thiếp học ở học viện chính trị, say mê tìm hiểu về chủ nghĩa Mác, tiếp xúc với nền văn hóa của Châu Âu. Anh đã thật sự bị nhấn chìm bởi khát vọng của tuổi trẻ, bởi hùng tâm tiềm tàng được vun đắp bằng tri thức văn hóa ngày càng mãnh liệt. Tất cả mọi vấn đề của cuộc sống hàng ngày như nhà ở, việc làm, giao thông, giáo dục… đã trở thành gánh nặng đặt hết lên vai anh. Nó đã trở thành “sứ mệnh lịch sử” mà Đảng và nhân dân tin tưởng đặt vào anh. Để cải tạo xã hội, chiến thắng những thế lực bảo thủ, người nam nhi cần những phẩm chất và cương lĩnh hành động khác, Trần Bảo Thiếp là mẫu người có tầm nhìn xa trông rộng trước vòng xoáy của xã hội, luôn dám thể hiện chính kiến riêng của mình: “Tôi muốn đồng chí hoàn toàn tín nhiệm tôi, cho tôi cái quyền lập nội các” [25, tr.21]. Trần Bảo Thiếp là biểu hiện của mẫu người nam nhi có ý thức về sự nghiệp.
Sự thông minh, bản lĩnh của Trần Bảo Thiếp được đặt trong sự đối sánh với những nhân vật khác. Qua cuộc trò chuyện ở nhà Hải Nam, Trần Bảo Thiếp đã thể hiện được chính kiến rất riêng của bản thân: “Bây giờ trung ương ra sức đề xướng giải phóng tư tưởng, mà lại bê nguyên si không sót một chữ của Mác, thì dù có thuộc làu làu đi nữa, thoạt nhìn có vẻ rất chính thống, nhưng lại chính là biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều, tư tưởng xơ cứng mà thôi - Vương Ngạn Lâm tái mặt, chốc chốc lại đưa tay sửa kính, chốc chốc lại luống cuống xoa vuốt cúc áo” [25, tr.67]. Vương Ngạn Lâm là một nghiên cứu sinh ở viện trực thuộc bộ của ba Hải Nam nhưng qua cuộc đối thoại kia, ta thấy Vương Ngạn Lâm chỉ là kẻ giáo điều, máy móc, chỉ dựa trên kiến thức sách vở mà có. Ngược lại với Vương Ngạn Lâm, Trần Bảo Thiếp có cái nhìn hoàn toàn cơ trí linh hoạt và có phong độ của một nhà ngoại giao.
Với cương vị là một bí thư thành ủy của thành phố T, anh luôn có bản lĩnh tự tin và quyết đoán trong mọi công việc. Điều này hoàn toàn ngược lại với nhiều người khác khi có quyền lực trong tay mà lại không dám sử dụng nó, “Anh ta với mình rõ ràng là hai loại người sống khác hẳn nhau”
[25, tr.130]. Tôn Ngọc Chương lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Ông là người được nhân dân bầu ra, điều đó đúng với trình tự của pháp luật nhưng nó hoàn toàn trái ngược lại với thông lệ xưa nay, “Liệu họ có phục tùng không? Những người này đa số do Ngũ Tích Quý đưa lên, Ngũ Tích Quý đi rồi, vị phó bí thư nọ cũng đi rồi,
27
nhưng tinh thần vẫn ở lại đây, và vẫn có thể điều khiển từ xa” [25,tr.138]. Dù suy xét cho kĩ, năng lực của ông cũng chẳng thua kém gì Ngũ Tích Quý nhưng ông lại luôn lo sợ một thế lực vô hình. Tôn Ngọc Chương luôn phải suy xét, cân nhắc mối quan hệ giữa các bên, phân tích mọi người xung quanh. Tôn Ngọc Chương nhận thấy, “Ông thấy cần học tập nhân vật mới này. Con người này quả có một sức hấp dẫn nào đó” [25, tr.152].
Cả một thành phố T được thổi luồng sinh khí mới, Trần Bảo Thiếp cần sự tín nhiệm và ủng hộ của nhân dân thì niềm hi vọng sẽ nảy mầm và phát triển, còn nhân dân cần một người lãnh đạo sáng suốt như thế này. Có Trần Bảo Thiếp, Tôn Ngọc Chương cảm thấy có sức mạnh khiến ông cũng trở nên kiên cường hơn trước, thế mới thấy ở con người Trần Bảo Thiếp luôn toát ra một nét tính cách thu hút và cảm hóa người khác. Trần Bảo Thiếp luôn phát huy tính năng động chủ quan của bản thân chứ không chỉ dựa vào chỉ thị của cấp trên đưa xuống. Điều đó chứng tỏ anh là một người có suy nghĩ độc lập, có tính quyết đoán cao trong công việc. Ta bắt gặp khí chất này ở người nam nhi Trương Tư Viễn trong tác phẩm Hồ điệp của Vương Mông, luôn trung thành với lí tưởng Đảng, cống hiến hết sức mình cho đất nước.
* Trần Bảo Thiếp - hùng tâm, khí phách
Trần Bảo Thiếp sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh chứng kiến bao sự đổi thay của lịch sử. Anh quan sát rất kĩ “bộ mặt” của thành phố T, thấy được cảnh người dân bị chèn ép, bị chà đạp, còn kẻ giàu sang quyền quý tha hồ mà lộng hành, sa đọa. Anh thấy được sự âm thầm chịu đựng của người dân khi bị đè nén dưới sự quản lí đến vô lí của bộ máy chính quyền thành phố.
Trần Bảo Thiếp tự tin trước những việc mình làm, đây là một tố chất của một vị chính khách, một nhà lãnh đạo. Buổi nói chuyện với người dân thành phố T, anh đứng trên bục bằng xi măng đã bỏ lâu ngày, không có sự xuất hiện của công an bảo vệ, không câu nệ hình thức, không câu nệ việc tổ chức rình rang, ai là công dân của thành phố T từ già đến trẻ, từ những người buôn bán chân lấm tay bùn đến các cấp lãnh đạo ai muốn tới nghe thì nghe, “Đây là điều chưa từng có trong lịch sử thành phố này” [25, tr.167]. Họ lắng nghe với rất nhiều cảm xúc lúc hồi hộp, lúc hào hứng, lúc thích thú, “Người ta chưa bao giờ nghĩ rằng, lãnh đạo là đầy tớ của họ. Họ không
28
tài nào tưởng tượng việc gắn liền lãnh đạo của họ với cái từ đầy tớ” [25, tr.168]. Anh có một sức hút mãnh liệt tới mọi người bằng một giọng chân thành, một phong thái đầy tự tin, chẳng bao lâu đã gắn kết, giao hòa khán đài với mọi người. Anh đã thực sự làm “chấn động” người dân thành phố T.
Lúc 8h50 trên sân vận động có khoảng trăm bộ mặt rất quen thuộc nhưng anh vẫn tỏ ra tự tin với giọng điệu chắc nịch trò chuyện với quần chúng, chẳng bao lâu cả sân vận động đông nghịt người, “Không có những lời lẽ đao to búa lớn, cũng không phỉnh nịnh mị dân, khác hẳn các vị bí thư trước toàn danh từ chính trị “đấu tranh”cho cái nọ, vì cái kia, kiên quyết đẩy lùi, nghiêm khắc xóa bỏ” [25, tr.176].
Về mặt tổ chức, Đường Tông Từ thành lập phe cánh, những trật tự kỉ cương được thay thế bằng quyền lực vị kỉ cá nhân, xã hội tồn tại bằng những mối quan hệ quen biết. Giữa một xã hội ồn ào, sôi động, con người tìm đủ mọi cách để làm giàu, tìm đủ mọi đường để tiến thân. Con người ngoi lên bằng quyền lực, dùng quyền lực để thỏa mãn lòng tham. Chính vì vậy, Trần Bảo Thiếp sát hạch cán bộ, Tưởng Kì Sơn đã bị mất chức giám đốc sở công nghiệp nhẹ. Hắn ngồi nhấm nháp cái thời những năm tháng xưa tốt đẹp biết chừng nào. Hắn mất chức thì đứa con gái Hương Hương của hắn cũng mất việc, “Hương Hương tốt nghiệp trung học năm ngoái, thi trượt đại học, lại đúng vào lúc Trung ương năm lần bảy lượt ra chỉ thị nhắc đi nhắc lại nghiêm cấm cán bộ lợi dụng chức quyền chạy cửa sau trong việc tuyển chọn công nhân viên chức” [25, tr.447]. Hắn giở trò mánh khóe, hóa phép đánh đổi với Ngô Quốc Vinh, nhận cháu gái Ngô Quốc Vinh vào nhà máy giấy, đưa Hương Hương vào nhà máy chế biến thực phẩm của bên thương nghiệp. Từ một bậc thần thánh chỉ ăn hoa quả, bổng lộc của người khác phút chốc trở thành kẻ phàm tục, bị giáng xuống hạng thường dân, con cái không có tương lai tiền đồ, hắn đổ lỗi ấy là do Trần Bảo Thiếp mà ra. Sự đố kị là một sức mạnh tàn phá bản thân, tạo nên sự ngả nghiêng về mặt tinh thần, Tưởng Kì sơn tự chuốc lấy sự ghẻ lạnh, sự nhạo báng từ những người hôm qua còn vồ vập, tăng bốc hắn.
Đường Tông Từ nghiên cứu rất kĩ bài nói chuyện của Trần Bảo Thiếp để mong tìm được một khe hở nhưng không phát hiện ra một kẽ hở nào, ông bắt đầu ấm ức và tức tối hẳn lên. Đường Tông Từ thèm khát cái thành đạt của người khác, biết rõ tính
29
phù du của danh vọng mà vẫn ao ước được mọi người trọng vọng tạo nên những giằng xé nội tâm dữ dội. Theo Đường Tông Từ, Trần Bảo Thiếp là dạng người, “Tay này ghê gớm lắm” [25, tr.188], “Con người ấy đã về đây thì e rằng từ nay về sau chẳng khi nào dễ thở nữa đâu” [25, tr.191]. Chứng tỏ Đường Tông Từ, một người làm mưa làm gió bao đời nay ở thành phố này đã bắt đầu run sợ, phẫn uất khi có sự xuất hiện của Trần Bảo Thiếp, “Hắn mới chính là Tào Tháo, đích thị một kẻ đầy dã tâm chính công” [25, tr.215], Trần Bảo Thiếp đã biến thành cái gai, thành Tào Tháo trong mắt Đường Tông Từ. Còn Ngũ Tích Quý, bí thư tỉnh ủy ngày trước đã chuốc lấy sự bất mãn của dân, làm cho người dân mất hi vọng vào bộ máy chính quyền, trong mắt người dân là kẻ chỉ biết bê tài liệu đọc văn bản.
Trương Hiền Lượng là một cây bút độc đáo, người nam nhi trong tiểu thuyết của ông được nhìn nhận một cách toàn diện, bị chi phối bởi cuộc sống đa chiều, bởi các mối quan hệ đa dạng và bởi chính cá tính của mình.
* Chương Vĩnh Lân nghị lực
Ngày 1 tháng 2 năm 1996, Chương Vĩnh Lân từ thân phận một con người bị cầm tù, giờ là công nhân nông trường hoàn toàn tự do. Anh mang tâm thế của con người tự do và điều đáng chú ý là anh ý thức được sự tự do, cảm nhận được nó bằng cả thể xác và tinh thần, “Ô, hôm nay tôi đã là người tự do. Tôi hôn một ngàn lần mảnh đất này bằng cặp môi nứt nẻ và thâm đen vì thiếu máu” [27, tr.11].
So với những người tri thức đồng hành cùng anh tới nông trường này, đặc biệt so với tay “chủ nhiệm kinh doanh”, ý thức về sự tự do trong anh càng rõ rệt, cụ thể hơn: “Tôi còn ưu việt hơn hắn một điểm… hôm nay ý chí của tôi sẽ chi phí tôi” [27, tr.9]. Anh nhận ra, ở đây không có gì để bàn đến một tương lai tốt đẹp. Tuy nhiên, đó không phải là một thái độ tới đâu hay tới đó, mà là cả một sự chín chắn, không lấy gì làm bất mãn: “Tôi đã học được tính nhẫn nhục” [27, tr.15], anh đã dần thích ứng với hoàn cảnh.
Những người tri thức luôn kêu than để nhận sự tiếp tế từ gia đình. ChươngVĩnh Lân chỉ còn một người mẹ già yếu ở Bắc Kinh, sống nhờ vào họ hàng nên anh không hề than vãn, “Tôi không nỡ bóc lột mẹ, vì vậy tôi bắt trí tuệ mình phải làm việc. Trí tuệ của tôi chỉ khoanh lại trong việc kiếm cái ăn thì chắc chắn sẽ kiếm được không ít
30
hơn những thứ do người nhà họ gửi đến” [27, tr.17]. Hàng ngày Chương Vĩnh Lân bị cái đói, nhu cầu của bản năng rượt đuổi, lúc ấy lí trí không làm sao cưỡng lại nỗi nhưng anh chưa bao giờ hết hi vọng, anh tìm ra sợi dây liên hệ gắn kết anh với mảnh đất không lấy gì làm hứa hẹn này.
Sống và tiếp xúc với những người lao động anh càng nhận ra ý nghĩa của cuộc sống. Khi Chương Vĩnh Lân bị tên “Chủ nhiệm kinh doanh” tố cáo có liên quan đến việc anh xà ích Hỉ bỏ trốn, anh tiếp tục bị “đấu tố”, phải tiếp tục quãng đời lao cải. Tám năm sau khi được tự do, anh trở lại nông trường kết hôn với Hoàng Hương Cửu, anh đã tìm được sự hồi sinh và không bớt khao khát, hi vọng.
Trương Hiền Lượng nhìn nhận lí tưởng sống của nhân vật với đầy đủ cung bậc. Ông đặt trên trang viết của mình vấn đề con người phải xác định cho mình lí tưởng sống. Hành trình hai mươi năm gian khổ vẫn không đánh Chương Vĩnh Lân gục ngã khi sự kiên định về lí tưởng vẫn còn.