Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 70 - 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật

Nhiều tác phẩm của nhà văn Trương Hiền Lượng giống như một sân khấu lớn nhưng trơ trọi hình tượng người nam nhi trí thức không thỏa mãn với mình xung đột, tra tấn, mổ xẻ mình. Nhân vật trong tác phẩm của ông có một thế giới nội tâm đầy phức tạp, lắm cung bậc, đa sắc màu, tách bạch và đôi khi mâu thuẫn gay gắt với những biểu hiện bên ngoài. Họ sống triền miên trong trạng thái dày vò, dằn vặt, đay nghiến bản thân mà mỗi ý nghĩ là một sự tự đánh giá, ý thức về mình để được sống cao đẹp hơn.

Ngòi bút của Trương Hiền Lượng chủ yếu mang tính hướng nội. Ông nhìn con người từ trạng thái lưỡng hóa trong tính cách. Thế giới nội tâm của Chương Vĩnh Lân là cả chuỗi dài tự vấn bản thân trong day dứt và trăn trở, không ngừng lùng sục, suy ngẫm. Chương Vĩnh Lân đối diện với thực tế cuộc sống mà cảm thấy hụt hẫng, “tuy đã được tự do, nhưng tôi vẫn cảm thấy không bám được vào chỗ nào của thực tại, vẫn như lơ lửng giữa trời

[27, tr.21].

Nội tâm của nhân vật Chương Vĩnh Lân được khắc họa sâu sắc hơn trong mối quan hệ với những người dân ở nông trường lao động này. Trái ngược lại cách sống, cách suy nghĩ của những người trí thức, những người nông dân dù ít học, suy nghĩ của họ thật giản đơn nhưng tấm lòng của họ rất chân thành, toát lên một tình người thật trong trẻo, ấm áp khiến tâm trạng Chương Vĩnh Lân có sự giằng co giữa niềm hạnh phúc được hưởng tình yêu thương từ họ và nỗi hổ thẹn của bản thân từ việc nhận tình thương ấy.

Chính trong hoàn cảnh phải đối mặt với cuộc sống đói nghèo, tâm lí tính cách nhân vật mới bộc lộ. Chương Vĩnh Lân đã dùng sự khôn ngoan của mình để đổi ba cân đậu tương lấy năm cân củ cải của bác nông dân, “bác nông dân không chút đắn đo, cân năm cân củ cải cho tôi. Tôi trút vào sọt của bác, rồi gùi củ cải ra về” [27, tr.38]. Chương Vĩnh Lân sắp sửa rơi vào sự sa ngã, ở mấp mé bờ vực của sự sa đọa, thậm chí có những hành động đáng trách. Anh đã trắng trợn lừa bác nông dân để đạt được mục đích nhưng khi sự đổi chác được thực hiện, anh rơi vào mâu thuẫn để xác

69

lập giá trị con người mình, “nhưng hậu quả lớn nhất là họ có khả năng bị làm trò cười, bị xỏ mũi, khiến họ được cái nọ thì mất cái kia, dễ bị mắc lừa. Và tôi là một trong những người đã dùng sự láu cá để đùa bỡn họ. Vậy tôi là loại người gì nhỉ ?”

[27, tr.38]. Anh vênh váo cho sự thành công của mình nhưng tức thì anh cũng nhận ra mình thật sa đọa lúc nào không hay biết. Anh đang đi đến bờ vực cheo leo của nhân cách.

Trương Hiền Lượng đã theo đuổi đến tận cùng của một tâm trạng tiêu cực. Ông miêu tả rất chân thật cái thấp hèn, vứt bỏ lương tâm để theo đuổi một lối sống ích kỉ. Nếu ban ngày Chương Vĩnh Lân tìm đủ mọi cách, đủ mưu mẹo để tìm kiếm thức ăn. Đó là mối quan tâm duy nhất lớn lao nhất trong anh lúc này để dành lấy sự sinh tồn thì ban đêm là khoảnh khắc tinh thần cảm nhận được đau khổ. Đêm khuya là lúc anh tỉnh táo nhất để cảm nhận thực tại của mình lúc này, để cảm nhận sự sỉ vả của lương tâm và nhận ra sự sa đọa của chính mình, “Tức thì mặt thứ hai của tôi bắt đầu hoạt động. Tinh thần tôi bị hiện thực đau khổ và không sao hiểu nỗi đập nát thành mảnh vụn, lúc này tập hợp lại như ghép những mảnh kính vỡ, chà xát tôi bằng những cạnh sắc như dao” [27, tr.20]. Ban ngày sống bằng bản năng ích kỉ, ban đêm là lúc đời sống nội tâm sâu sắc nhất. Anh đã trở thành con người chi li trước sức ép của cuộc sống. anh cay đắng nhận ra sự mâu thuẫn trái ngược giữa lí tưởng sống và tận cùng sự hèn hạ của con người. Chương Vĩnh Lân cảm thấy tinh thần bị vẩn bụi, anh trở nên căm ghét chính bản thân mình: “tôi run lên, tự sỉ vả mình. sa đọa không đáng sợ, mà đáng sợ là sự tỉnh táo sa đọa” [27,tr.20]. Một cảm giác ăn năn đến đắng lòng, để có được miếng ăn anh phải giở đủ trò vặt vãnh, dùng trí tuệ để suy nghĩ, trí tuệ giờ đây đã trở thành cái “cần câu cơm”. Ở Chương Vĩnh Lân luôn diễn ra quá trình đấu tranh nội tâm để giữ nhân cách trong sạch trước những cám dỗ của vật chất.

Mã Anh Hoa là người phụ nữ cho đi miếng ăn mà không làm cho Chương Vĩnh Lân cảm thấy khó chịu: “tôi cười không phải vì được ăn thêm một miếng, mà vì cảm giác vui sướng, thấy mình đã trở lại những chuyện từ hồi xa lắc xa lơ”, “tôi ngồi trên bục đất, chậm rãi rít từng hơi thuốc, lần đầu tiên cảm thấy sự tôn trọng của con người đối với lao động. Cái cảm giác ấy đã xua tan nỗi tủi nhục của tôi hôm qua, khi giơ tay ra nhận của bố thí, nó cân bằng lại tâm lí của tôi” [27, tr.55-57]. Lòng tốt của

70

Hoa thật sự là một thử thách với anh trong lúc này, anh như ở giữa lằn ranh của cảm xúc: “tôi xấu hổ vì ăn không mãi của cô. Nhưng tôi lại rất muốn đến. Ở nhà cô, cái không khí vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái và tự do bao giờ cũng hấp dẫn tôi” [27, tr.66]. Sau giờ làm, cô đều rủ Chương Vĩnh Lân tới nhà cô, việc đầu tiên là phải ăn thật no rồi cô lại thả hồn mình vào trong những câu chuyện. Cô luôn yêu thích thần thoại, đồng thoại, cô thích được nghe kể những câu chuyện như vịt con xấu xí, chuyện cô bé lọ lem, người con gái của biển… Với cô, việc đọc sách là một hành động mà người đàn ông phải làm và cần làm vì nó thể hiện phong cách của một người nam nhi. Cô luôn dành cho Chương Vĩnh Lân một tình cảm tốt đẹp. Cô muốn Chương Vĩnh Lân không bị cái đói giày vò để quên đi việc đọc sách và phải suy nghĩ dù đang sống ở nơi nằm bên rìa sự phát triển của xã hội.

Chương Vĩnh Lân luôn có cảm giác: “tôi luôn cảm thấy có một điều gì thật khó hiểu ở nơi cô” [27, tr.68]. Một tâm hồn thánh thiện không bị vẩn đục bụi trần. Cô luôn hướng về niềm tin và sự lạc quan. Tình yêu cô dành cho Chương Vĩnh Lân cũng rất nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc, dằn xé, tình yêu không có chỗ cho sự tính toán. Cô cảm nhận tình yêu với một cảm giác vừa lạ nhưng cũng vừa quen, của sự hòa trộn rất nhiều thứ cảm giác rụt rè, run rẩy, bình tĩnh… Có thể nói cái nhìn về tình yêu nơi cô đã đi ngược lại hoàn toàn những gì mà người phụ nữ quan niệm. Khi Chương Vĩnh Lân hỏi bố của bé Xá là ai, đáp lại không phải là sự oán than, ai oán cho số phận một người phụ nữ không chồng mà có con nhưng với thái độ thản nhiên kèm với tiếng cười nũng nịu: “em không thể gần đàn ông, hễ gần là dính ngay

[27, tr.58]. Cô không trả lời thẳng câu hỏi, dường như cô đã nhẹ nhàng gạt bỏ chuyện của quá khứ, cái quan trọng với cô là sống cho hiện tại và chờ đợi những gì sẽ xảy ra ở tương lai.

Chính chất hoang dã đó đã truyền cho Chương Vĩnh Lân một tình cảm mới lạ, lòng ham muốn mãnh liệt: “tôi mất cả lí trí, hai tay ôm chặt cô vào lòng” [27, tr.89]. Cô không chống đối, hơi thở càng dồn dập hơn nhưng cô đủ độ tỉnh táo để dùng lí trí soi xét: “thôi… thôi… anh đừng làm cái việc hao mòn sức sống ấy: anh hãy cố đọc sách đi!” [27, tr.89].

71

Trong lúc Chương Vĩnh Lân cảm thấy yêu đời nhất, cảm thấy cuộc sống này thật đẹp thì đó cũng là lúc anh rơi vào hố sâu của sự tuyệt vọng, anh loạng choạng như một người mất hết phương hướng. Mất Mã Anh Hoa là anh mất đi sự bấu víu vào cuộc sống. Anh không ngừng nguyền rủa chính bản thân mình: “một công tử thất thế, một phụ nữ đã cứu anh ta. Chỉ cần tai qua nạn khỏi là anh ta chiếm hữu ngay người phụ nữ, hơn nữa, lại coi hành động đó là một cách đền ơn” [27, tr.91]. Anh đã phân thân và tiếp tục nguyền rủa mình: “Mày đáng chết! hành động hiện nay của mày đủ chứng minh rằng chúng tao khai trừ mày là đúng. Không phải do ý chí của một lãnh đạo nào đó, mà là ý chí của toàn thể nhân dân! Mày đã bị đóng đinh vĩnh viễn trên cây thập ác” [27, tr.92].

Tình yêu của Mã Anh Hoa đã vượt lên trên sự ham muốn về tình dục, thể hiện trăn trở, day dứt đến mức xé lòng về khát khao hoàn thiện phẩm chất bên trong của chính mình. Cô đem đến cho Chương Vĩnh Lân sự bất ngờ, câu nói đầy tính triết lí, “anh hãy cố đọc sách đi”. Đó có lẽ là cách tốt nhất phải làm trong hoàn cảnh này, phải đọc sách để suy nghĩ, để chiêm nghiệm cuộc đời này với những điều xảy ra xung quanh, phải nâng tầm mình lên. Câu nói đã làm Chương Vĩnh Lân rung chuyển cả tâm hồn, tất cả chỉ ở giữa lằn ranh mong manh để quyết định mình phải sống như thế nào trong hoàn cảnh này. Câu trả lời từ một người đàn bà tưởng như có cái nhìn thật đơn giản về cuộc đời, câu nói đã giúp Chương vĩnh Lân phải đón nhận lấy số phận, thay vì có ý nghĩ muốn chết, kêu gào ở một nơi khỉ ho gà gày thì lại ước: “nếu sống được ngàn lần thì hay biết mấy” [27, tr.95]. Vẻ đẹp của Mã Anh Hoa là vẻ đẹp toát ra từ nội tâm bên trong, toát ra khát vọng sống hạnh phúc và khơi dậy sức sống tiềm tàng, chỉ cần có cơ hội là những phẩm chất tốt đẹp lại trỗi dậy mạnh mẽ trong Chương Vĩnh Lân.

Chương Vĩnh Lân là một con người đa cảm, đi giữa một thiên nhiên Tây bắc đầy tuyết rơi, tâm hồn mang nhiều đau khổ đã tìm thấy sự tự do tuyệt đối. Thiên nhiên đã giúp anh xua tan đi cô đơn. Anh cảm thấy an nhiên, tĩnh tại trong mối quan hệ với thiên nhiên, “cái thôn hẻo lánh, bần cùng và lạc hậu này vẫn không bị thiên nhiên bỏ quên, rải một cách công bằng lớp tuyết đầu mùa trinh trắng” [27, tr.42]. Nơi thiên nhiên, anh có thể trải lòng mình, suy nghĩ của mình. Anh chao đảo nhận ra

72

đối lập, tương phản giữa con người và thiên nhiên, “ngoài trời là một thế giới màu bạc. Tuyết đầu mùa san bằng dải bình nguyên bát ngát. Từ vườn cây đến thôn xóm đều biến mất vẻ riêng biệt vốn có. Phong cảnh đẹp đến mê hồn, khiến người ta không thể tưởng tượng là chỉ cách đây mấy phút một màn kịch bỉ ổi đã xảy ra, và con người ta lại có tâm địa xấu xa đến nỗi ngay bản thân họ cũng không hay ho gì. Ôi! thiên nhiên! Bằng sự im lặng, Người mỗi lúc dạy chúng tôi gột rửa tâm hồn mình” [27, tr.47]. Ở nông trường lao động nghèo nàn, xơ xác thì hình ảnh bầu trời đầy tuyết là một khoảnh khắc vô cùng đẹp, sự tinh khiết của tuyết đã rủ bỏ sự cáu bẩn của trần gian. Chương Vĩnh Lân đắm chìm trong thiên nhiên bằng cả tâm hồn mình, có sự thấu thị, sự tương giao giữa nội tâm và thiên nhiên. Anh xem thiên nhiên như một thực thể sống, gọi thiên nhiên bằng “Người”, thiên nhiên là nơi anh cảm thấy tâm hồn mình được “gột rửa”.

Thiên nhiên cũng là nơi Chương Vĩnh Lân thể hiện cảm xúc của mình rõ nhất:

- Anh đang làm gì ở đây?

- Tôi đang ngắm trăng. Cô nhìn mà xem, trăng tròn rồi nay trăng lại khuyết.

[27, tr.216].

Chương Vĩnh Lân ngồi ngoài sân, lặng ngắm ánh trăng, trăng hôm nay không tròn nữa mà lại khuyết. Hình ảnh ánh trăng khuyết thể hiện sự trăn trở về số phận của chúng và cũng là niềm dự báo linh diệu về số phận của anh. Giữa thiên nhiên và con người xóa nhòa đi ranh giới, để tâm hồn anh được đồng điệu cùng thiên nhiên. Trong hoàn cảnh này, anh không thể chia sẻ suy nghĩ của mình cùng ai thì thiên nhiên là nơi anh tìm thấy sự tĩnh tâm nhất, tìm thấy bản ngã của chính mình.

Bức tranh thiên nhiên không còn là hình ảnh khô cằn, “dưới cầu là lòng mương cạn khô về mùa lạnh. Hai bên bờ mương mọc đầy cỏ đông vàng úa, lá nhỏ như sợi chỉ, đứng im” [27, tr.1], không còn “vầng trăng thượng huyền ủ ê, mảnh trăng non ủ dột” [24, tr.25] hay hình ảnh về “cánh đồng trơ trụi lại càng trơ trụi”[27, tr.2]. Cao nguyên hoàng thổ giờ đẹp như một bức tranh. Thiên nhiên không còn là hình ảnh, “đã sang xuân rồi, mà khắp nơi, đâu đâu cũng đem lại cho con người ta một cảm giác lạnh lẽo, băng giá” [24, tr.313]. Cao nguyên hoàng thổ đã khoác lên mình một màu áo mới, tươi tắn hơn, trong trẻo và ấm áp hơn, “toàn bộ thiên nhiên hoàng thổ

73

bỗng chốc hiện lên một màu xanh bao la. Bốn bề đều xanh: xanh núi, xanh sông, xanh đồng ruộng và cả bầu trời cũng tưởng chừng tràn trề một chất men ngào ngạt mùi hương hoang dã say người” [24, tr.48], thiên nhiên quyến rũ với các điệu xanh. Đó là một sự tương hợp toàn bích giữa núi, sông, trời và cả con người.

Sức sống của thiên nhiên đã truyền cho Chương Vĩnh Lân một nguồn sinh lực, một khát khao, ruồng bỏ hết mọi phiền lo, phát huy sức mạnh để hướng tới một cuộc sống tinh thần cao hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 70 - 75)