Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 64 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Ngoại hình đem đến một ấn tượng đầu tiên về nhân vật, có nhân vật được nhà văn Trương Hiền Lượng miêu tả chăm chút về ngoại hình nhưng cũng có những nhân vật chỉ hiện lên như những nét phác thảo sơ sài. Tuy nhiên tất cả đều là dụng ý của nhà văn. Sự miêu tả đó bao giờ cũng chuẩn xác, người đọc rất dễ nhận biết về chân dung, ngoại hình, những nét tâm lí, tính cách của nhân vật. Trương Hiền Lượng rất khéo léo miêu tả ngoại hình, tạo được tính cá thể hóa ở mỗi nhân vật.

Trương Hiền Lượng đặc biệt ưu ái dành khá nhiều bút mực chăm chút miêu tả ngoại hình của Trần Bảo Thiếp. Trần Bảo Thiếp xuất thân từ vùng quê Tây Bắc nhưng dáng vẻ bề ngoài không có vẻ dè dặt, khép nép của một cán bộ quê mùa, trong anh luôn ẩn giấu một trí tuệ thật uyên bác. Hải Nam nhận thấy ở con người này “chất thép” rất cứng nhưng bề ngoài nhã nhặn, lịch sự, giọng nói trầm ấm vang lên từ trong lồng ngực, “tiếng phổ thông pha chút thổ âm dường như làm thành một hệ thống ngữ âm riêng” [25, tr.58]. Cô ngầm so sánh với anh chàng Vương Ngạn Lâm, “trông người ta đấy! trước sau như một, lễ phép, lịch sự, còn mình thì lại chẳng biết đến văn minh giao thiệp, nói năng cộc lốc” [25, tr.58]. Ngay lần đầu tiên tiếp xúc, Hải Nam

63

bỗng nhiên có cảm giác thẹn thùng và sung sướng chưa từng thấy niềm hạnh phúc trào dâng không cùng” [25, tr.70]. Cô đang nhấm nháp từng ánh mắt, nét mặt, phong độ của Trần Bảo Thiếp, “vẻ đẹp trai không còn là nho nhã, nõn nà, dịu dàng pha chút nữ tính nữa… mà phải hùng dũng, rắn rỏi, trầm tĩnh, khí phách nam giới, hiên ngang tỏ ra hoàn toàn trái ngược với nữ tính, thì mới làm cho nữ tính mê mệt không tài nào cưỡng lại nổi, mới tạo ra một loại từ trường có sức hút tự nhiên đối với nữ giới” [25, tr.53].

Ngoại hình của Trần Bảo Thiếp được chú ý rất kĩ: “với bộ đại cán thẳng nếp, loại vải đắt tiền, anh không có cái dáng bệ vệ của mạnh Đức Thuần và ba má cô ngồi dang rộng chân tay dựa lưng vào sô-fa, mà chỉ ngồi hết nửa ngoài sô-fa thôi,tư thế hơi chúi về phía trước, nhưng tuyệt nhiên không có dáng khúm núm của cán bộ cấp dưới,trái lại trông chẳng khác gì một con báo Châu Mĩ vắt vẻo trên chạc cây” [25, tr.55]. Tư thế ngồi của anh cũng được ví một cách gián tiếp thể hiện sự uy dũng của con báo. Không chỉ cách ngồi mà ngay cả nụ cười cũng rất là khiêm nhường, “Trần Bảo Thiếp thỉnh thoảng mỉm miệng cười rất tế nhị” [25, tr.55]. Tất cả những điều đó hợp lại đủ thấy anh là một người thông minh, tự tin, nhanh nhẹn. Anh nổi bật với tính cách độc đáo của mình.

Ngay buổi hẹn hò đầu tiên với Hải Nam, dáng vẻ của anh cũng hết sức thanh lịch và đầy tự tin, “một tay đút vào túi áo khoác - không phải là thứ áo khoác quân đội màu xanh trai gái, già trẻ, địa vị cao thấp thế nào cũng mặc được, đây là một thứ bành tô dạ hoa tuyết may đo rất vừa người - tay kia kẹp điếu thuốc lá, tư thế ung dung đĩnh đạc, không hề có vẻ gì sốt ruột

[25, tr.79]. Phong thái của anh thật tự tin, đàng hoàng nên tạo ra được sức hút từ người khác. Mọi ánh mắt của người đi đường càng chăm chú nhìn anh. Sau khi cưới Hải Nam vẫn cảm thấy sự hấp dẫn ở anh, “tuy vẫn ấm ức, có phần tủi hổ nhưng trước tấm thân vạm vỡ của anh,thì hết thảy mọi thứ đều đắm chìm trong một niềm khát vọng” [25, tr.90].

Trương Hiền Lượng thật khéo léo khi miêu tả ngoại hình của Trần Bảo Thiếp cùng với công việc của anh làm thường ngày. Hôm đi quan sát thành phố T: “Trần Bảo Thiếp mặc áo ca rô đin màu ghi, chiếc quần len tin màu nhạt là thẳng tắp, dận

64

giày du lịch cong hai đầu, đi với Tôn Ngọc Chương trong bộ đại cán bốn túi,dân phố không thể biết được hai nhân vật ăn mặc khác hẳn nhau đó quan hệ với nhau ra sao” [25, tr.149]. Khi đi tham quan nhà máy sản xuất, Trần Bảo Thiếp lại có cách ăn mặc hoàn toàn phù hợp: “Hôm ấy, Trần Bảo Thiếp mặc bộ quần áo lao động sạch sẽ,chỗ túi áo vẫn còn mấy chữ in đậm ‘an toàn sản xuất mỏ x x x’, trông như một cán bộ kĩ thuật. Tôn Ngọc Chương bất giác nhìn lại quần áo của mình, thấy mình vẫn nguyên bộ đại cán ga ba đin màu xanh, đến nhà máy thì chẳng hợp tí nào. về thay thì không kịp rồi. Ông thấy cần học tập nhân vật mới này. Con người này quả có một sức hấp dẫn nào đó” [25, tr.152]. Những chi tiết ngoại hình ấy báo trước Trần Bảo Thiếp là một con người hoàn hảo, để lại những gì đậm nhất, sâu nhất cho những ai từng tiếp xúc và làm việc với anh. Trần Bảo Thiếp qua trang văn của Trương Hiền Lượng là con người đầy khí phách nam nhi.

Thạch Nhất Sĩ muốn giẫy ra khỏi cái bóng đen địa ngục đi tìm cái mới về nghệ thuật và về đề tài. Anh xem Trần Bảo Thiếp là mẫu nhân vật điển hình: “tri thức xuất thân ở nông thôn, có người còn Tây hóa nhanh hơn những người khác, từ cực đoan này chạy sang cực đoan kia, cũng tựa như những tri thức sau khi trải qua lao động cải tạo có khi ăn mặc còn quê hơn cả người nhà quê nữa. Song, đáng chú ý hơn là khí chất con người Trần Bảo Thiếp cũng đã thay đổi theo” [25, tr.465]. Không chỉ dáng vẻ bên ngoài mà chính cái khí chất mới có sức thu hút người khác: “nhiệt tình của anh đã làm cho căn nhà rách nát tồi tàn trở nên sinh động hẳn lên” [25, tr.465].

Khi miêu tả ngoại hình của Trần Bảo Thiếp, nhà văn Trương Hiền Lượng đã đặt sự miêu tả ấy trong tương quan với ngoại hình các nhân vật khác. Đó là những nét miêu tả ngoại hình của bí thư tỉnh ủy Mạnh Đức Thuần, “Bí thư tỉnh ủy béo tốt, ăn trưa ở toa ăn về, vào đến giường là lăn ra ngủ ngay. Ông là người biết hưởng thụ, chưa bao giờ bỏ phí những dịp được nghỉ ngơi. Hơn sáu mươi rồi, nhưng ông vẫn giữ được dáng vẻ phổng phao mỡ màng, trông ngon lành như chiếc bánh bao vừa lấy ra khỏi lồng hấp. Nhất là khi ông ngủ, gối đấu lên đôi gối mềm mại, chiếc cằm hai ngấn lún vào ngấn cổ tròn căng, mớ tóc hoa râm xõa xuống vầng trán rộng, cặp môi dầy hơi hé, tất cả toát lên vẻ hồn hậu thanh thản. Đoàn tàu lắc lư nhè nhẹ, nếu không kèm theo tiếng ngáy như sấm thì trông ông chẳng khác gì một đứa trẻ đang ngủ ngon

65

lành trong nôi” [25, tr.14]. Mạnh Đức Thuần với thân hình béo tốt, mang một vẻ hồn hậu, tính tình rất hòa nhã. Ông rất biết dùng người, trong thời buổi động loạn, nhiều phe cánh tạo phản, để chọn cho được một người thư kí như Trần Bảo Thiếp là việc không hề đơn giản.

Nét rất độc đáo về ngoại hình chủ tịch thành phố Tôn Ngọc Chương: “Tôn Ngọc Chương thấp béo, mặt đỏ au bóng nhẫy, đôi mắt sáng quắc, nhìn ai thì như muốn hỏi: Anh là người thế nào? Tôi phải đối xử với anh ra sao đây? Quần áo thì đúng kiểu cán bộ nhà quê vùng Tây Bắc đi ở đường Vương Phủ Tỉnh, Đại San Lam. Nhiệt độ hôm nay ít ra phải hai mươi độ, chiếc sơ mi ông ta mặc bên trong lộ ra chiếc cổ trắng muốt sau lớp cổ áo sợi màu xanh, ngoài lớp áo sợi, là bộ đại cán len màu lam sẫm thẳng tắp. Xem ra, hôm nay ông đặc biệt ăn diện như thế là để tới chào bí thư thành ủy mới nhậm chức đấy” [25, tr.109]. Với cách miêu tả tỉ mỉ từ nét mặt đến cách ăn mặc khi tiếp đón bí thư thành ủy, Tôn Ngọc Chương quả là một con người luôn biết cân nhắc khi tiếp xúc với người khác, cân nhắc mối quan hệ giữa các bên, muốn thăm dò xem họ là ai và phải có cách đối xử với nhau như thế nào cho phải.

Khi miêu tả ngoại hình của nhân vật, Trương Hiền Lượng không miêu tả nhiều mà chỉ tập trung vào một hoặc một vài nét gì đó: “bản thân ông cũng chẳng kém cỏi gì, râu hùm hàm én, tướng mạo đường đường. Ngay từ năm tốt nghiệp trường sư phạm cấp tốc, ông đến xem tướng ở cửa hiệu ông thầy già nổi tiếng phố huyện, ông thầy đã phán: Mặt vuông, gò má nổi, tam sơn đắc phối, tướng này về sau ắt sẽ ngồi trên đầu trên cổ muôn người” [25, tr.191]. Trong những ngày tháng hỗn loạn, Đường Tông Từ làm ở công tác hậu cần nên ông không hề bị thương tích gì. Ông tự cho mình là người có tài và việc ngồi trên đầu trên cổ người khác, ông cũng đã mãn nguyện rồi, cho đến khi có sự xuất hiện của Trần Bảo Thiếp, ông nghĩ: “con người ấy đã về đây thì e rằng từ nay về sau chẳng khi nào dễ thở nữa đâu” [25, tr.191].

Con trai của Trần Bảo Thiếp với người vợ quá cố với nét phác họa đơn giản nhưng rất rõ hình, rõ nét. Đây cũng là một kiểu nam nhi đích thực: “phong thái phóng khoáng, trên lưng tòng teng chiếc túi trống giả da. Vóc dáng nó cao to như anh, tuy không bệ vệ bằng nhưng thân hình rắn như anh, lừng lững và cân đối” [25, tr.96].

66

Chàng trai với một vẻ đẹp rất rắn rỏi và mạnh mẽ, tạo một ấn tượng rất lớn, “anh chợt nhận ra, con anh đã thành người lớn. Đứa con đi khoan thai, chững chạc, bước đi đều đều chắc nịch, tỏ rõ niềm tự tin của một chàng trai, ánh mắt không chút rụt rè, chiếu thẳng vào mắt người khác, ngời lên vẻ thông minh tự tin của tuổi thanh niên” [25, tr.97]. Năm 1974, khi vợ Trần Bảo Thiếp mắc bệnh phổi và qua đời, khi ấy con trai anh mới tốt nghiệp trung học, “con anh cần cù, chịu khó, mấy năm nay tiến bộ rất nhanh, năm 80 vào Đảng, năm ngoái được đề bạt đội phó đội lắp ráp. Nhìn dáng đi, nét mặt của con, nhìn tư thế tự tin và tự phụ của con, đem so với hình ảnh đứa con ngày vừa ở quê ra, địu cái gùi tre của quê nhà, mặc bộ quần áo vải thô, hoàn toàn có thể nhận thấy dù không có anh,một người cha thiếu trách nhiệm,thì đứa con bất kể làm công việc gì, cũng có thể giành được vị trí nó đáng phải có” [25, tr.100]. Đây là hình ảnh của một con người sẵn sàng xông pha vào “trận mạc” cuộc sống, dốc hết tuổi trẻ để cống hiến cho xã hội.

Khi miêu tả ngoại hình, Trương Hiền Lượng đặc biệt chú ý đến đôi mắt: “ lại phát hiện trong cặp mắt rất đẹp của Thạch Nhất Sĩ ngay cả khi cười vẫn chứa đựng một niềm u sầu sâu kín, một nỗi lo buồn êm dịu, như một tảng đá vẫn màu sặc sỡ nằm dưới đáy suối, không hề xê dịch theo sóng nước rập rờn” [25, tr.295]. Một người trí thức bị đi tù lao cải, ra tù bị vợ li hôn, lại mang trong mình căn bệnh phổi bị vôi hóa. Cuộc đời với những nét thăng trầm, rất nhiều gam màu cuộc sống trộn lẫn trong cặp mắt ấy. Nó vẫn phảng phất cái bóng tối u sầu của một kiếp người mang trong mình hoài bão, tài năng nhưng chưa được xã hội nhìn nhận một cách xứng đáng.

Hình ảnh những người tù đàn bà trong Một nửa đàn ông là đàn bàlại là những nét bút độc đáo, miêu tả một cách rất thật, rất đời để thấm đẫm vào đó tận cùng của nỗi đau toát lên từ ngoại hình: “trước năm 1966, khi tôi vừa bị giải vào đội lao cải, lao động trên sân phơi thì từ xa đã phân biệt được rõ ràng nam và nữ, vì khi ấy tù đàn bà vẫn còn được phép tết đuôi sam. Sau năm 1966, làn gió xóa bỏ bổn cũ ở bên ngoài đột nhiên ùa vào, chỉ trong một đêm, tù đàn bà bất kể già trẻ đều phải cắt tóc hết” [24, tr.53]. Dấu hiệu để nhận ra họ là đàn bà qua “chiếc vòng tay thay cho xuyến

67

bạc dùng làm đồ trang sức khi họ bị tước đoạt hết mọi lạc thú trên đời, đây chính là dấu hiệu đàn bà của đội lao cải” [24, tr.54].

Trương Hiền Lượng cũng dành những ưu ái khi miêu tả ngoại hình nhân vật phụ. Mã Anh Hoa trong Cây hợp hoanvới sự trẻ trung và tràn đầy sức sống, ẩn chứa trong hình thể tưởng như mong manh là một nội tâm vô cùng phong phú. Mã Anh Hoa có “hàm răng đều thẳng tắp, một chiếc răng dưới hơi khểnh không làm mất đi vẻ duyên dáng, trái lại nó rất giống cái liếc ngang của Mona Lisa” [27, tr.61],“cặp môi đẹp, đồng tử có chấm sáng rất linh hoạt, lông mi dài, có thể tưởng tượng khi hạ mi mắt xuống, lông mi có thể chạm tới má phần dưới mắt, mũi dọc dừa, cánh mũi đường nét rất đẹp, cặp mắt hơi đầy nhưng gợi cảm. Các bộ phận trên khuôn mặt cô hòa hợp với nhau, gợi lên niềm vui và sự an ủi cho mọi người” [27, tr.53]. Vẻ đẹp của cô không được phác họa như vẻ đẹp của liễu rũ, mềm mại, yếu đuối như tiểu thư đài các mà là một vẻ đẹp mạnh mẽ. Ở cô lấp lánh và rực rỡ vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp phẩm hạnh và vẻ đẹp nhân cách. Cô vẫn thường hay hát điệu Hà Niết Hoa, giọng hát biểu hiện được tính trung thực và cả niềm say mê của cô, “xưa nay chưa có bản nhạc nào, thậm chí cả nhạc giao hưởng trực tiếp đi vào lòng tôi đến như vậy. Tôi rắn rỏi lên như vừa được tiêm liều thuốc bổ” [27, tr.63].

Ngoại hình của anh chàng Hỉ, một người lao động chân tay nhưng có kĩ thuật cao. Anh là người lao động cao cấp ở nông trường này, chưa có một ai có thể điều khiển con ngựa, đánh xe ngựa giỏi bằng anh, “Hỉ điều khiển chiếc xe ngựa cỡ lớn chạy vọt lên, có vẻ uy phong lẫm liệt.” [27, tr.72], chưa từng có một ai theo xe của Hỉ được quá hai ngày. Khí chất nam nhi của Hỉ thể hiện ở lòng tốt, sự khoan dung và biết hi sinh cho người khác, “nhìn bề ngoài, anh là kẻ ngang ngược, thô bạo, dã man, nhưng tấm lòng của anh sao mà trong trắng, đa tình! Anh là người anh em thiểu số đầy tính bi tráng!” [27, tr.127].

Trương Hiền Lượng đã đạt được sự thành công nhất định khi miêu tả ngoại hình của nhân vật. Ngoại hình là một trong những yếu tố tạo được ấn tượng cho nhân vật và quan trong hơn ngoại hình đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình tượng người nam nhi.

68

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)