Nhóm giải pháp nâng cao đời sống tinh thần và an ninh xã hội

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 120 - 126)

7. Cấu trúc đề tài

3.3.7. Nhóm giải pháp nâng cao đời sống tinh thần và an ninh xã hội

Xây dựng các trung tâm văn hóa tại các huyện, thị xã đến năm 2015 đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa, thư viện, các khu vui chơi dành cho trẻ em.

Tổ chức sắp xếp lại các loại hình văn hóa nghệ thuật, phát huy giá trị văn hóa, phát triển nghệ thuật quần chúng.

Tập trung xây dựng môi trương văn hóa cơ sở, xây dựng làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, củng cố và phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ văn hóa nghệ thuật.

Phát triển hệ thống thư viện từ cấp thành phố đến cấp cơ sở, đưa công nghệ thông tin vào hoạt động và quản lý thư viện, tăng cường xây dựng thư viện, tủ sách cơ sở tại các xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học… góp phần nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của người dân ngày càng phong phú.

Vấn đề an ninh xã hội phải được coi trọng, phát huy sức mạnh của mặt trận an ninh nhân dân. Có những biện pháp xử lí nghiêm minh đối với trường hợp phạm tội. Phát huy phong trào xây dựng khu phố văn hóa, gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống mới trong dân cư. Có chính sách phù hợp với người nhập cư và đội ngũ công nhân từ phương xa tới đây làm ăn, sinh sống tại các khu công nghiệp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ nghiên cứu thực trạng CLCS dân cư thành phố Cần Thơ và căn cứ vào định hướng và giải pháp phát triển kinh tế xã hội của TP. Cần Thơ giai đoạn 2013 – 2020. Tác giả đưa ra một số giải pháp về giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giải pháp đảm bảo nhu cầu lương thực và dinh dưỡng, nâng cao giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, nâng cao điều kiện và môi trường sống, giải pháp về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nhằm nâng cao CLCS dân cư TP. Cần Thơ về thu nhập, y tế, giáo dục và tinh thần cho người dân.

KẾT LUẬN

CLCS là khái niệm khá phức tạp và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử và nhận thức của con người. Việc nâng cao hơn nữa CLCS luôn là mục tiêu phấn đấu, mục đích vươn lên của các quốc gia trên thế giới. Để phản ánh CLCS, người ta đã sử dụng đồng bộ nhiều tiêu chí, trong đó có các tiêu chí cơ bản: y tế, giáo dục, thu nhập đầu người…nhưng trong đó tiêu chí thu nhập bình quân đầu người vẫn là tiêu chí quan trọng nhất và có ý nghĩa khái quát nhất trong việc đánh giá CLCS. Từ những năm cuối thế kỹ XX, các tổ chức và cá nhân nghiên cứu trên thế giới đã thống nhất trong việc đánh giá CLCS dân cư trong hệ thống đánh giá tạo ra 3 tiêu chí. Hình thành nên tam giác tăng trưởng: mức thu nhập cao, sức khỏe tốt, trình độ dân trí phát triển chính là các điều kiện để kinh tế phát triển bền vững. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã bổ sung thêm tiêu chí về tinh thần của con người thông qua các hoạt động vui chơi giải trí và môi trường sống.

Căn cứ vào các tiêu chí cơ bản trên, trải qua quá trình tìm hiểu, đánh giá tác giả đưa ra một số kết luận sau:

Thành phố Cần Thơ có vị trí chiến lược quan trọng của vùng ĐBSCL, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động được bổ sung hằng năm là những nhân tố thuận lợi cho việc cải thiện và nâng cao CLCS của dân cư.

CLCS của dân cư thành phố Cần Thơ hiện nay có bước tiến bộ được thể hiện rõ qua sự phân tích một số tiêu chí cụ thể như: thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ đói nghèo, các chỉ tiêu về văn hóa, giáo duc, y tế…

Để nâng cao CLCS của dân cư thành phố trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như nâng cao các chỉ tiêu về thu nhập, xóa đói giảm nghèo, về giáo dục, về y tế và chăm sóc sức khỏe, về đảm bảo trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường.

Bên cạnh những thành tựu như kể trên, trong cơ chế thị trường hiện nay, Cần Thơ cũng không tránh khỏi sự phân hóa trong CLCS dân cư ngày càng sâu sắc và khoảng cách ngày càng tăng. Một bộ phận dân cư sống trong khu đô thị, sống ở quận Ninh Kiều có mức sống khá cao, trong khi đó, một bộ phận dân chúng ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc ít người cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa các địa phương trong thành phố.

Đề tài có tính kế thừa quan điểm và cơ sở lý luận về CLCS của các tác giả trong và ngoài nước, trên cơ sở đó, đề tài đã vận dụng cơ sở khoa học về dân cư và CLCS vào địa bàn thành phố Cần Thơ để phân tích các yếu tố ảnh hưởng và làm sáng tỏ hiện trạng CLCS của dân cư thành phố từ năm 2005 đến 2012 qua một số tiêu chí cụ thể: thu nhập bình quân đầu người, tiêu chí về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống. Đề tài có sự so sánh giữa các địa phương trong địa bàn của vùng ĐBSCL.

Đề tài đã dựa trên kết quả nghiên cứu được và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của dân cư thành phố Cần Thơ trong thời gian sắp tới.

Hạn chế của đề tài

Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ phân tích một số tiêu chí chủ yếu trên diện rộng toàn thành phố, chưa đi phân tích sâu sự khác biệt trong địa bàn từng quận, huyện, thị xã, thành phố.

Một số thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đánh giá CLCS của dân cư chưa được công khai hóa, nên việc đánh gía CLCS chỉ được thực hiện trên một số tiêu chí cụ thể, chưa phản ánh được toàn diện các khía cạnh của CLCS dân cư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2001, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Báo cáo chỉ số phát triển con người – 2010(Báo cáo hằng năm của cơ quan phát triển LHQ (UNDP).

3. Báo cáo phát triển con người thế giới năm 2007 – 2008(Báo cáo hàng năm của cơ quan phát triển LHQ).

4. Báo cáo phát triển thế giới năm 2010, Phát triển và biến đổi khí hậu, Ngân hàng thế giới.

5. Báo cáo kết quả 7 năm thực hiện nghị quyết 45-NQ/TWcủa Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (2012).

6. Báo cáo tình hình thực hiện chính sách đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Cần Thơ (2013).

7. Bộ LĐ – TB&XH (2004), Những định hướng chiến lược của chương trình mục

tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Nxb Lao động –Xã hội, Hà Nội. 8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê, Điều tra biến động dân số và kế

hoạch hóa gia đình thời điểm 1.4.2012, Nxb Thống kê.

9. Đặng Quốc Bảo (chủ biên) (2008), Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đào Ngọc Cảnh (chủ biên), Địa lý địa phương Cần Thơ.

11. Nguyễn Thị Cành (chủ biên) (2001), Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu

nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn TP. HCM, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

12. Cục Thống kê thành phố Cần Thơ (2010), Niên giám thống kê năm 2009. 13. Cục Thống kê thành phố Cần Thơ (2011), Niên giám thống kê năm 2010.

14. Hoàng Văn Cường (2002), Sử dụng các chỉ số HDI và HPI trong đánh giá trình độ phát triển các vùng nông thôn, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 56, tr. 36 – 38.

15. Dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, báo cáo đánh giá tác động xã hội, Hà Nội, (2012) .

16. Võ Hùng Dũng (chủ biên), (2012), Số liệu kinh tế ĐBSCL (2001 – 2011), Nxb Đại học Cần Thơ

17. Phan Thị Xuân Hằng, Luận văn Thạc sĩ (2011), Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Huyện Ninh Phước.

18. Đỗ Thiên Kính (2003), Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam.

19. Nguyễn Thị Linh, Luận văn Thạc sĩ (2012), Chất lượng cuộc sống dân cư Tỉnh Đồng Nai hiện trạng và giải pháp.

20. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng: Thông qua "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, ngày 27-6-1991. 21. Bùi Vũ Thanh Nhật, Luận văn Thạc sĩ (2008), Chất lượng cuộc sống dân cư

tỉnh Bình Thuận – Hiện trạng và giải pháp.

22. Phát triển con người Việt Nam 1999 -2004, những thay đổi và xu hướng chủ yếu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đức Quyết (2002), Một số chính sách quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo, Nxb Lao động.

24. Lê Thông (2004), Địa lý kinh tế - xã hôi Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

25. Nguyễn Kim Thoa, (2003) Bàn về Khái niệm Chất lượng cuộc sống, Tạp chí dân số và phát triển, số 6/2003.

26. Thủ Tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Cần Thơ thời kỳ 2006 – 2020, (2007).

27. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2001 – 2010, Nxb Thống kê.

28. Tổng cục Thống kê Viện khoa học thống kê, Phương pháp và quy trình tính chỉ số phát triển con người cấp quốc gia, cấp tỉnh, Nxb Thống kê.

29. Tổng cục Thống kê, (2011), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010, Nxb Thống kê.

30. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê Hà Nội.

31. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), (2005) Địa lý kinh tế xã hội đại cương, Nxb Đại học sư phạm.

Các website

32. http://www.cpv.org.vn 33. http:// www.cantho.gov.vn 34. http://www.gso.gov.vn

35. http:// www. worldbank.org 36. http://www.undp.org.vn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 120 - 126)