Vấn đề lao động, việc làm, thu nhập bình quân đầu người

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 64 - 68)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.1. Vấn đề lao động, việc làm, thu nhập bình quân đầu người

2.3.1.1. Lao động và việc làm

Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định mức thu nhập và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.

Theo thống kê của Sở Lao động và Thương binh xã hội năm 2010, số người từ 15 tuổi trở lên làm việc tại khu vực thành thị là 62,9%, tại khu vực nông thôn là 37,1%. Qua kết quả trên cho thấy hầu hết dân số nằm trong độ tuổi lao động tập trung ở các khu vực thành thị, khu vực có các xí nghiệp, các khu khu công nghiệp hơn ở khu vực nông thôn.

Thực tế cho thấy, khu vực thành thị số lượng và nhu cầu làm việc đa dạng hơn so với nông thôn, điều đó dẫn tới thu nhập của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Vì ở nông thôn chủ yếu là lao động giản đơn, thủ công, theo thời vụ trong ngành nông nghiệp, không đủ thời gian làm việc còn nhiều thời gian rỗi. Ở khu vực nông thôn bao gồm các huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai do những nguyên nhân huyện mới chia tách, trình độ học vấn thấp, lao động mang tính chất thủ công, thuần nông…Chính điều này đa dẫn đến việc chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn.

Trong giai đoạn 2005 – 2009, lao động phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển biến, theo thành phần kinh tế thì thành phần Nhà nước có xu hướng giảm giảm dần, tăng nhanh nhất của thành phố Cần Thơ là theo khu vực ngoài Nhà nước, có sự chuyển biến nhưng còn chậm là khu vực có vôn đầu tư nước ngoài.

Năm 2010, tổng lao động xã hội của thành phố chiếm 67,4% so với dân số, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 72,8% trong tổng lao động xã hội, lao động dự trữ chiếm 27,2%. Như vậy, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng chậm hơn so với nguồn lao động xã hội tăng thêm, tạo áp lực việc làm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp của thành phố có xu hướng giảm liên tục và năm 2010 là 42,1% thấp hơn so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, thấp hơn so với mức bình quân cả nước 48,7% và so với ĐBSCL 59,7%. Trong tổng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản, lao động thủy sản có xu hướng tăng khá nhanh từ 2.100 người (năm 2000) lên 9.100 (năm 2010).

Bảng 2.7. Lao động phân theo các thành phần kinh tế 2005 – 2009

Năm Phân theo thành phần kinh tế

Nhà nước % Ngoài Nhà nước % Khu vực đầu tư nước ngoài

%

2006 16.517 24,21 47.981 70,34 3.715 5,45

2007 16.439 21,28 57.732 74,47 3.294 4,25

2008 10.215 10,22 86.214 86,24 3.540 3,54

2009 9.674 9,92 84.706 86,87 3.120 3,21

Nguồn: [13]

Năng suất bình quân của lao động năm 2010 đạt 75,1 triệu đồng/người, cao hơn so với mức bình quân cả nước (40,4 triệu đồng/người) và cao nhất so với các tỉnh ở vùng ĐBSCL, gấp 1,6 lần năng suất lao động của tỉnh cao kế cận là Kiên Giang (46,7 triệu đồng/người) và gấp 3,2 lần của tỉnh thấp nhất là Trà Vinh (28 triệu đồng/người).

Năm 2011, lao động có việc làm thuộc khu vực nông nghiệp của thành phố vẫn còn khoảng 40% trong cơ cấu, khu vực công nghiệp – xây dựng sử dụng trên 21% và số còn lại là lao động thuộc khu vực dịch vụ. Thực tế cho thấy trừ quận Ninh Kiều hoạt động sản xuất nông nghiệp không đáng kể, các quận còn lại như Binh Thủy, Cái Răng, Ô Môn và Thốt Nốt mặc dù đã chuyển thành quận nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng.

Bảng 2.8. Quy mô và cơ cấu lao động ở TP. Cần Thơ theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2011

Khu vực Năm 2005 Năm 2011

Số lượng % Số lượng %

Nông nghiệp 247.221 47,05 246.821 41,49

Công nghiệp 97.266 18,51 127.008 21,35

Thương mại – dịch vụ 180.948 34,44 221.177 31,16

Nguồn: [13]

Đã có sự sụt giảm đáng kể lao động nông nghiệp từ năm 2005 chiếm 47% xuống 41% (2011) là do thành phố có sự tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa và cùng với sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại, dịch vụ và các ngành công nghiệp trên địa bàn nên tỷ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ được tăng lên.

2.3.1.2. Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người được coi là một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá CLCS dân cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực.

Bảng 2.9. Tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người TP. Cần Thơ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng GDP 28.880.000 35.000.000 39.000.000 48.900.000

GDP/người/năm 24,5 29,4 32,5 40,4

Nguồn: [13]

Tổng sản phẩm quốc dân ngày càng tăng, năm 2011 tăng gấp 1,65 lần so với năm 2008, Thu nhập tăng cao từ khi năm 2009 là do những điều kiện về cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội đã được đầu tư và phát triển. tỷ lệ gia tăng dân số đã đi vào ổn định nên thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể.

Thu nhập bình quân theo đầu người của Thành phố Cần Thơ năm 2010 là 32,5 triệu đồng/năm cao hơn mức thụ nhập trung bình của cả nước là 27 triệu đồng/ năm. Và cao nhất so với các tỉnh của Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong năm 2011. GDP/người/năm của Thành phố Cần Thơ năm 2011 là 40,4 triệu trong khi đó GDP/người/năm của tỉnh Trà Vinh là thấp nhấp 17 triệu đồng.

2.3.1.3. Chi tiêu cho đời sống

Do thu nhập tăng nên mức chi tiêu của gia đình cũng có xu hướng tăng theo thời gian, năm 2010 chi tiêu bình quân là 1.201.000 nghìn đồng/tháng. Trong đó chi tiêu cho đời sống là 87,54%, chi tiêu khác là 12,46%. Múc chi tiêu bình quân đầu người ở thành thị là 1.821.000 nghìn đồng/tháng, ở nông thôn là 1.107.000 nghìn đồng.

Xu hướng hiện nay khi thu nhập tăng lên thì chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của dân cũng tăng lên về giá trị tuyệt đối, nhưng tỷ trọng chi tiêu cho đời sống sẽ giảm, do nhu cầu ăn uống khi đã đạt đến mức độ tương đối thì các hộ gia đình sẽ chi nhiều hơn cho các nhu cầu may mặc, chăm sóc sức khỏe, mua sắm và du lịch….chính vì lẽ đó, tỷ trọng chi tiêu cho đời sống cũng được xem là tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư, tỷ trọng này càng cao thì mức sống cao và ngược lại.

2.3.1.4. Chênh lệch thu nhập và phân hóa giàu nghèo

Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống người dân ngày càng tăng nhanh, sự phân tầng mức sống và phân hóa giàu nghèo cũng rõ rệt. Mức độ phân tầng xã hội phụ thuộc vào từng khu vực, từng địa phương, nhưng bất cứ nơi đâu cũng tồn tại vấn đề này. Khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ngày càng thu hẹp, chênh lệch giữa thành thị luôn cao hơn hơn ở nông thôn và khoảng cách này ngày càng giảm từ năm 2006 – 2010, điều này cho thấy mức sống của dân cư ngày càng cao.

Mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người tháng giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất theo giá thực tế của thành phố năm 2008 là 6,4 lần thấp hơn so với mức chênh

lệch của toàn quốc 8,9 lần và của vùng ĐBSCL là 7,3 lần. mức chênh lệch của thành phố có sự tăng lên năm 2006 là 5,5 lần đến năm 2008 là 8,9 lần là do quá trình đô thị hóa, tốc độ phát triển kinh tế và sự chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn đã làm thay đổi mức thu nhập giữa nhóm dân cư có bình quân thu nhập đầu người /tháng giữa nhóm giàu và nhóm nghèo trong thành phố.

Bảng 2.10. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người tháng giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất theo giá thực tế (lần)

Mức chênh lệch năm 2006 Mức chênh lệch năm 2008 Toàn quốc 8,4 lần 8,9 lần Vùng ĐBSCL 6,8 7,3 Cần Thơ 5,5 6,4 Nguồn: [12]

Đói nghèo tồn tại ở nước ta từ lâu do điều kiện tự nhiên, lịch sử xã hội và chiến tranh kéo dài. Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long, được xem là thành phố trung tâm của vùng, có tốc độ tăng trưởng nhanh và công nghiệp phát triển khá vững chắc trong thời gian qua. Năng suất lao động công nghiệp cao gấp 10 lần nông nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, mức sống giữa thành thị và nông thôn khá lớn, nhất là các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa của huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.11. Tổng hợp hộ nghèo phân theo địa bàn

Địa bàn Tổng số

hộ nghèo

Tổng số khẩu nghèo

Thành thị Nông thôn

Quận Ninh Kiều 1.087 4.072 1.087 0

Quận Ô Môn 3.815 15.730 3.815 0

Quận Bình Thủy 1.220 4.279 1.220 0

Quận Cái Răng 1.022 3.723 1.022 0

Quận Thốt Nốt 2.338 9.306 2.338 0

Huyện Vĩnh Thạnh 2.063 8.416 333 1.730

Huyện Cờ Đỏ 3.457 14.770 478 2.978

Huyện Thới Lai 3.152 12.871 302 2.850

Toàn thành phố 19.530 77.906 10.702 8.827

Nguồn: [6]

Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo chung của thành phố thành phố là 19.530 hộ, tỷ lệ 6,52% (đầu năm 2012). Cuối năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,19%.

Trong Những năm qua thực hiện nhiều chính sách của Nhà nước như: Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008 – 2010; Quyết định số 102/2009/QĐ - TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo thuộc vùng khó khăn (thực hiện tại xã Thới Đông, Thới Xuân); Quyết định số 2472/QĐ - TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015 (thay thế Quyết định số 975/QĐ-TTg), đạt được nhiều thành tựu đáng kể, khích lệ trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo tại địa phương góp phần cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân trong các địa phương của thành phố.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)