Các nhân tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 45 - 57)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Các nhân tố kinh tế-xã hội

2.2.1.1. Dân số và sự phân bố dân số

Sự gia tăng dân số ảnh hưởng rất lớn đến CLCS dân cư ở từng địa phương cụ thể, đặc biệt là ở Thành phố Cần Thơ, vì sự gia tăng dân số phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, nếu dân số tăng quá nhanh hay quá chậm đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như CLCS dân cư. Khi dân số quá đông, kéo theo các vấn đề cần phải giải quyết như: lương thực thực phẩm, việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội.

Tính đến tháng 12 năm 2011, dân số trung bình toàn thành phố là 1.209.192 người, chiếm khoảng 7% dân số ĐBSCL (khoảng 17.300.000 người) và xếp thứ 9 trong số 13 đơn vị hành chính của ĐBSCL, mật độ dân số 863 người/km2.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số của các đơn vị hành chính 2011 Toàn tỉnh Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) MĐDS (người/km2 ) 1.401 1.209.192 863

Quận Ninh Kiều 29 249.451 8.602

Quận Ô Môn 127 131.972 1.039

Quận Bình Thủy 71 116.349 1.639

Quận Cái Răng 69 88.432 1.282

Quận Thốt Nốt 118 161.563 1.369

Huyện Vĩnh Thạnh 297 114.358 385

Huyện Cờ Đỏ 310 124.789 403

Huyện Phong Điền 124 100.026 807

Huyện Thới Lai 256 122.252 478

Nguồn: [13]

Dân số đô thị và nông thôn tại 9 quận huyện của thành phố khá ổn định trong giai đoạn 2005 – 2008 và có sự biến động lớn từ sau năm 2009 do việc nâng cấp một số khu vực nông thôn lên quận đô thị

Biểu đồ 2.1. Biến động dân số TP. Cần Thơ giai đoạn 2005 – 2011

Nguồn: [ 12], [13]

Biến động dân số thành thị và nông thôn những năm gần đây đặt ra vấn đề đáng quan tâm cho Cần Thơ là có một số lượng dân di cư với mức độ trung bình từ nông thôn ra các trung tâm đô thị địa phương và một số ít dân di cư từ các tỉnh khác đến, chủ yếu tập trung ở các quận trung tâm như Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng.

Mật độ dân số của thành phố được xếp thứ tư trong các thành phố của Việt Nam, trung bình bình 863 người/km2. Thấp hơn TP.HCM (3.530 người/km2), Hà Nội (1..962

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Nghìn người Nông thôn Thành thị

người/km2), Hải Phòng (1.221 người/km2), cao hơn so với Đà Nẵng (722 người/km2). Tổng dân số Thành phố Cần Thơ vẫn còn khá thấp so với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong thành phố mật độ cao nhất tại quận Ninh Kiều: 8.062 người/km2, và thấp nhất là ở huyện Vĩnh Thạnh (385 người/km2).

Gia tăng dân số ở Thành Phố Cần Thơ là do 2 nguyên nhân chủ yếu: gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.

Gia tăng tự nhiên: được quyết định bở hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử thô. Tỷ suất sinh của Thành phố Cần Thơ có xu hướng giảm dần theo thời gian, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Kết quả như trên đã phản ánh được Thành phố Cần Thơ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, khẳng định trình độ dân trí của Thành phố Cần Thơ ngày càng cao.

Tỷ suất tử của thành phố thấp hơn so với trung bình của cả nước, các vùng khác và vùng Đông Nam Bộ, tỷ lệ tử của cả nước là 6,8 ‰ (năm 2010), trong khi đó Thành phố Cần Thơ là 4,47‰.

Bảng 2.2. Tỷ suất sinh, tử thô và gia tăng tự nhiên của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005 – 2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ suất sinh thô (‰) 16,10 14,91 15,07 15,52 15,31 15,25

Tỷ suất tử thô (‰) 4,46 4,08 4,51 4,54 4,58 4,47

Tỷ suất gia tăng tự nhiên (%) 1,16 1,08 1,05 1,1 1,07 1,07

Nguồn: [13]

Tỷ suất gia tăng tự nhiên của Thành phố Cần Thơ năm 2010 cao hơn tỷ lệ gia tăng tự nhiên của cả nước (1,06%). Hiện nay, tỷ suất gia tăng tự nhiên giảm do tỷ suất sinh thô giảm và ngày càng ổn định, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của Thành phố thực hiện khá tốt.

Tỷ lệ tử dao động từ 4,46‰ đến 4,47 ‰, giữa các địa phương trong tỉnh cũng khác nhau nhưng không cao lắm. Tỷ lệ tử của trẻ em dưới 1 tuổi cũng không đáng kể. Có được thành quả như trên là do sự nỗ lực của thành phố trong việc đầu tư phát triển mạng lưới y tế ngày càng tiến bộ, chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí ngày càng cao.

Thành phố Cần Thơ là một trong số 13 tỉnh của vùng ĐBSCL thu hút di dân tự do đến đây làm ăn sinh sống. Năm 2009 số lượng dân nhập cư ở thành phố là 55.589 người chiếm 10,2%

Bảng 2.3. Tỷ lệ xuất nhập cư TP. Cần Thơ 2007 – 2010

Đơn vị tính: % Năm 2007 2008 2009 2010 Nhập cư 6,4 4,4 10,2 9,8 Xuất cư 7,0 7,3 9,5 11,5 Di cư thuần - 0,6 - 2,9 0,7 - 1,7 Nguồn: [16]

Qua số liệu trên cho ta thấy tỷ suất dân nhập cư tăng năm 2007 là 6,4% đến năm 2010 là 9,8%. Bên cạnh tỷ suất xuất cư của người dân lên các khu công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ, hoặc kết hôn…cũng tăng lên năm 2007 là 7,0% đến năm 2010 là 11,5%.

Trong những điều kiện thuận lợi trong tương lai thành phố sẽ thu nhiều người lao động đến nhập cư và tỷ lệ dân xuất cư sẽ giảm xuống

2.2.1.2. Cơ cấu dân số * Cơ cấu theo giới:

Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân, đơn vị tính % và nó có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

Cơ cấu dân số theo giới tính có ý nghĩa sâu sắc về kinh tế, xã hội và nâng cao CLCS dân cư, nhất là sức khỏe sinh sản của nữ giới. Hiện tượng bất bình đẳng nam nữ trong xã hội, không chỉ có ở Việt Nam mà diễn ra phổ biến hầu hết ở các nước Phương Đông. Vì vậy, phấn đấu cho sự bình đẳng nam nữ luôn là mục tiêu cho sư phát triển xã hội.

Dân số Cần Thơ có nữ nhiều hơn nam, tuy nhiên, mức chênh lệch không đáng kể và không thay đổi nhiều qua các năm. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2004, số nữ trung bình của thành phố là 571.000 người, chiếm 50,8% dân số toàn thành phố; năm 2008, số nữ trung bình của thành phố là 592.400 người, chiếm 50,6% dân số toàn thành phố

Theo thống kế năm 2010 số lượng nữ giới chiếm 50,3% dân số của toàn thành phố. Tỷ lệ chênh lệch về giới tính của thành phố không cao.

Bảng 2.4. Dân số theo giới tính phân theo các địa phương TP. Cần Thơ 2010

Địa danh hành chính Tổng nhân

khẩu Nam Chia theo giới tính % Nữ % Quận Ninh Kiều 246.743 118.020 47,8 128.723 52,2

Quận Ô Môn 131.465 65.822 50,1 65.643 49,9

Quận Bình Thủy 113.289 55.301 48,8 57.988 51,2

Quận Cái Răng 87.423 43.159 49,4 44.264 50,6

Quận Thốt Nốt 160.558 80.486 50,1 80.072 49,9

Huyện Vĩnh Thạnh 113.470 57.442 50,6 56.028 49,4

Huyện Cờ Đỏ 124.818 63.277 50,7 61.541 49,3

Huyện Phong Điền 100.166 50.176 50,1 49.990 49,9

Huyện Thới Lai 121.885 62.155 51,0 59.730 49,0

Nguồn: [13]

Sự chênh lệch giới tính giữa các địa phương không đồng đồng đều nhau, dân số nữ giới của quận Ninh Kiều cao hơn nam giới, huyện Phong Điền, Thốt Nốt sự chênh lệch giới tính không cao.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dân số theo giới tính theo đơn vị hành chính 2010

Nguồn: [13]

Nghiên cứu dân số theo giới tính nhằm tạo ra thêm nhiều việc làm phù hợp với lao động dành cho nữ và nam, tạo thêm thu nhập, góp phần nâng cao CLCS cho dân cư thành phố.

Cơ cấu dân tộc:

Thành phố Cần Thơ có 27 dân tộc thiểu số cư trú, gồm 36.133 người, chiếm tỷ lệ 3,04% /tổng số dân toàn thành phố. Cụ thể như sau:

51% 50.10% 50.70% 50.60% 50.10% 49.40% 48.80% 50.10% 47.80% 49% 49.90% 49.30% 49.40% 49.90% 50.60% 51.20% 49.90% 52.20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Huyện Thới Lai Huyện Phong Điền Huyện Cờ Đỏ Huyện Vĩnh Thạnh Quận Thốt Nốt Quận Cái Răng Quận Bình Thủy Quận Ô Môn Quận Ninh Kiều

Địa phương

Phần %

- Dân tộc Khmer: 21.414 người, tỷ lệ 1,80% /tổng số dân thành phố; - Dân tộc Hoa: 14.199 người, tỷ lệ 1,19% /tổng số dân thành phố; - Dân tộc Chăm: 173 người, tỷ lệ 0,146% /tổng số dân thành phố; - Dân tộc Tày: 112 người, tỷ lệ 0,009% /tổng số dân thành phố; - Dân tộc Mường: 62 người; Nùng 57 người; Thái 52 người. Các dân tộc còn lại có số lượng dưới 10 người/mỗi dân tộc.

Thành phố Cần Thơ là nơi tập trung nhiều dân tộc, tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hóa, đời sống tinh thần phong phú. Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là người Kinh, Hoa, Khomer. Mật độ dân số toàn thành phố là 863 người km2 (năm 2011). Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở thành phố, thị xã, thị trấn, dọc các trục đường giao thông chính. Người Khmer ở Cần Thơ không nhiều, họ tập trung sống chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoa ở Cần Thơ thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc.

Dân tộc Khmer: cư trú 9/9 quận, huyện, tuy nhiên có số đông tại các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Ô Môn; đa số sống ở nông thôn, làm nghề nông, làm thuê, một ít hộ làm dịch vụ hoặc mua bán nhỏ, điều kiện kinh tế có phát triển nhưng còn chậm, trình độ dân trí và năng lực sản xuất còn thấp; đồng bào dân tộc Khmer có tinh thần đoàn kết và sống gắn bó với các dân tộc anh em Kinh - Hoa và các dân tộc khác trong cộng đồng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chính sách, luật pháp của nhà nước, tích cực lao động sản xuất, tham gia vào các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Người Khmer sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng gắn với ngôi chùa; toàn thành phố có 12 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, gồm 112 sư sãi , 01 Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước với 25 thành viên; đặc biệt có Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đặt tại quận Ô Môn.

Dân tộc Hoa: cư trú tại trung tâm các quận: Ninh Kiều, Ô Môn, Cái Răng, Thốt Nốt, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Về tín ngưỡng, tôn giáo có 21 cơ sở thờ cúng (gồm: chùa, miếu, nghĩa trang) và 01 Hội Bảo trợ Hoa văn Cần Thơ.

Các dân tộc khác: Chăm, Nùng, Thái, Tày, Mường, Dao..., sống đan xen với dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, sinh sống bằng nghề nông, mua bán nhỏ, một ít là công chức, viên chức nhà nước, cuộc sống ổn định.

Các dân tộc thiểu số cư trú tại thành phố chủ yếu sống đan xen trong cộng đồng, đây cũng là điểm thuận lợi trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số.

Người dân tộc Khmer chủ yếu tập trung ở vùng sâu vùng xa, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nên đời sống còn ở mức thấp. Việc nắm bắt tình hình dân tộc khmer và các dân tộc khác của thành phố Cần Thơ nhằm có những biện pháp, chính sách kịp thời để có hướng đi đúng giúp cho việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

Đơn vị tính: Phần %

Đơn vị tính: Phần %

Biểu đồ 2.3. Dân số phân theo dân tộc của TP. Cần Thơ năm 2005 và 2010

Nguồn: [13]

* Kết cấu dân số theo lao động:

Về lực lượng lao động, Cần Thơ có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Năm 2005, tổng số lao động trên địa bàn thành phố 699.835 người, trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 487.375 người; lao động dự trữ: 212.460 người. Tháng 8/2009, thành phố Cần Thơ triển khai dự án dạy nghề cho người lao động đến tuổi nhằm nâng tỷ lệ từ 35% hiện nay lên 43% vào cuối năm 2010 với số lượng 10.500 người, phấn đấu toàn địa bàn sẽ có 56.500 lao động được dạy nghề (trung và sơ cấp), dẫn đầu vùng ĐBSCL. Tổng dân số toàn thành phố năm 2010 là 1.198.817 người, trong đó dân thành thị chiếm 66%, dân nông thôn chiếm 34%, số người lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 588.340 người, nguồn lao động dự trữ là 219.816 người tập trung ở nhiều ngành nghề khác nhau.

Bảng 2.5. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế qua các giai đoan 2005 - 2010 STT Năm Tổng số

(người)

Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Năm 2005 97,0 1,20 1,70 0,10 Năm 2010 97,0 1,10 1,80 0,10 Kinh Hoa Khơ me Khác

1 2005 525.435 247.221 47,1 97.266 18,5 180.948 34,4 2 2006 539.828 247.134 45,8 103.033 19,1 189.661 35,1 3 2007 554.046 248.013 44,8 108.208 19,5 197.826 35,7 4 2008 568.074 249.029 43,8 114.018 20,1 205.027 36,1 5 2009 581.713 248.125 42,7 120.861 20,8 212.727 36,5 6 2010 588.340 247.521 42,1 123.988 21,1 216.831 36,8 Nguồn: [13]

Nhìn chung qua các giai đoạn từ năm 2005 đến 2010 tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Nhưng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao từ 47,1% năm 2005 đến năm 2010 giảm xuống 42,1%, tỷ lệ giảm chỉ có 5% là do thành phố Cần Thơ có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhằm hướng đến phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững.

* Kết cấu theo trình độ văn hóa:

Nguồn nhân lực khoa học công nghệ của thành phố Cần Thơ phát triển nhanh đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, số người lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên tập trung về đây ngày càng nhiều, bổ sung thêm lực lượng lao động cho thành phố Cần Thơ. Năm 2011, Thành phố có gần 63.225 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, số lượng thạc sỹ và tiến sĩ ngày càng nhiều. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, nhưng phân bố không đồng đều trong tỉnh, tập trung nhiều ở Quận Ninh Kiều.

Ngành Giáo dục và đào tạo TP. Cần Thơ đã tiến hành tổng điều tra trình độ văn hóa trong nhân dân trên địa bàn toàn thành phố. Kết quả kiểm tra ghi nhận: Tính đến tháng 11 năm 2010 có 85/85 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn chống mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS; có 9/9 đơn vị quận, huyện đạt chuẩn chống mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học.

Số trường học được mở ra nhiều hơn, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, điều này cho thấy trình độ dân trí của thành phố ngày càng cao và có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao CLCS cho người dân thành phố.

2.2.1.3. Sự phát triển kinh tế

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ hơn trăm năm trước, Cần Thơ được mệnh danh là Tây

Đô – thủ phủ của miền Tây Nam bộ và giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại 1, một trong 4 tỉnh – thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của Việt Nam. Lợi thế của TP. Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý cho phép phát triển các lĩnh vực: hạ tầng đô thị; hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông - thủy - hải sản; du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Theo các báo cáo kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ, từ năm 2004 đến nay, cơ cấu kinh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)