GDP và GDP bình quân đầu người

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 35 - 38)

7. Cấu trúc đề tài

1.4.1. GDP và GDP bình quân đầu người

cho người dân.

1.4. Thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam

Sau 35 năm giải phóng đất nước, cùng với tăng trưởng kinh tế cao trong cả thời kỳ Chiến lược phát triển kinh tế - xa hội từ năm 1991 – 2000 và 2001 – 2010, CLCS của dân cư Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Kể từ năm 1990 chỉ số phát triển con người ở Việt Nam (HDI) theo cách tính của UNDP đã liên tục được cải thiện. Năm 1990, Việt Nam đứng thứ 116 trong 177 quốc gia trên thế giới cung cấp đầy đủ về chỉ số HDI, đến năm 2000 lên thứ 106 trong 177 quốc gia trên thế giới cung cấp đầy đủ về chỉ số HDI, đến năm 2000 lên thứ 106, vượt lên 10 bậc trong tổng số 177 quốc gia, năm 2010 đứng thứ 113/169 quốc gia. Thứ bậc về HDI cao hơn 1 bậc so với thứ bậc của GDP/người (133 so với 134). Với chỉ số HDI đạt được như vậy thì nước ta thuộc nhóm nước có chỉ số phát triển con người trung bình.

1.4.1. GDP và GDP bình quân đầu người * Thu nhập * Thu nhập

Cùng với sự phát triển của đất nước, CLCS của người dân cũng được cải thiện rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực: thu nhập, giáo dục, y tế và các vấn đề an ninh xã hội khác.

Từ năm 2000 – 2009, GDP nước ta tăng nhanh với tốc độ 7,5%/năm, quy mô GDP năm 2000 là 441.646 tỷ đồng (giá thực tế) thì đến năm 2009 đã tăng lên 1.658.400 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 3,75 lần.

Bảng 1.4. GDP và GDP/người ở Việt Nam giai đoạn 1999 – 2009

Chi tiêu 1990 1995 2000 2005 2010

GDP (tỉ đồng) 72.105 228.892 441.646 837.858 1.658.400 GDP/người (triệu đồng) 1,1 3,2 5,7 10,2 19,3

Nguồn: [8]

GDP bình quân theo đầu người cũng có xu hướng tăng nhanh, năm 1990 là 1,1 triệu đồng đến năm 2009 đã tăng lên 19,3 triệu đồng. Đây chính là động lực quan trọng để thúc đẩy việc nâng cao CLCS dân cư.

GDP và GDP/người có sự cách biệt khác nhau giữa các vùng và khoảng cách chênh lệnh còn khá lớn, từ đó dẫn tới CLCS có sự khác biệt giữa các vùng.

Bảng 1.5. GDP/người và chênh lệch GDP/người các vùng giai đoạn 2000 – 2009 Các vùng GDP/người (triệu đồng) Chênh lệch của từng vùng

so với cả nước (lần) 2000 2005 2009 2000 2005 2009 Cả nước 5,7 10,2 19,3 1,00 1,00 1,00 Đồng bằng sông Hồng 4,9 10,2 22,8 0,86 1,00 1,18 Đông Bắc 2,9 5,8 13,7 0,50 0,57 0,71 Tây Bắc 2,5 5,4 11,1 0,44 0,53 0,58 Bắc Trung Bộ 2,9 5,7 12,5 0,50 0,56 0,65

Duyên hải Nam Trung Bộ 3,7 7,8 17,1 0,65 0,76 0,89

Tây Nguyên 3,7 7,8 17,1 0,65 0,76 0,89

Đông Nam Bộ 13,5 26,8 42,6 2,40 2,60 2,20

Đồng bằng sông Cửu Long 4,4 8,4 17,8 0,77 0,82 0,92

Nguồn: [31]

Mặc dù được UNDP đánh giá cao về vị trí xếp hạng và đứng thứ 8/10 nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong vòng 4 thập kỉ qua, tăng gấp 5 lần, nhưng với mức 2.995 USD/người năm 2010, so sánh với các nước có nền kinh tế tiên tiến trong khu vực thì còn một khoảng cách rất xa.

Bảng 1.6. So sánh GDP bình quân đầu người theo PPP của Việt Nam năm 2010 với một số quốc gia trong khu vực (USD/người)

Việt Nam

Thái lan Trung Quốc

Malaysia Singapore Hàn Quốc

2010 1985 2010 2000 2010 1984 2010 1980 2010 1980 2010 2995 2785 8001 2489 7258 3381 13927 15285 78893 5911 29581

Nguồn: [4]

So với một số nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, thu nhập của việt Nam có một khoảng cách khá xa, bằng ¼ Thái Lan và thấp hơn nhiều so với Singapore, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao CLCS dân cư. Tổng thu nhập thấpkéo theo thu nhập bình quân theo đầu người thấp, với con số như thế này, 17 năm sau GDP của Việt Nam mới đuổi kịp Thái Lan, 35 năm nữa mới bằng Malaysia.

* Chi tiêu

Thu nhập mang tầm quan trọng hàng đầu nhưng chi tiêu mới phản ánh được mức sống thực tế của dân cư và các hộ gia đình. Vì thu nhập tăng nên người dân có điều kiện cải thiện chi tiêu, trong giai đoạn 2000 – 2008 chi tiêu đời sống dân cư đạt 8,5 triệu đồng/người tăng 53,6% so với năm 2006, ngoài chi tiêu cho đời sống gia đình, phần lớn họ có khả năng tích lũy. Nhưng giá cả tăng cao nên đời sống người dân cũng chưa cải thiện nhiều.

Mức sống của người dân Việt Nam có sự phân hóa giữa các thành phần trong xã hội, giữa các vùng miền và các tỉnh rất cao. Đông Nam Bộ (Trong đó có Thành phố Hồ Chí MInh) có mức sống cao nhất nước, tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng (trong đó có Hà Nội), ngược lại Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng nghèo nhất nước.

Tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm theo thời gian, ở nông thôn cao hơn thành thị khoảng 3 lần, khi phân ra các vùng kinh tế, mức độ phát triển cũng không đồng đều, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, chỉ bằng 1/6 cả nước, trong khi đó trung du và miền núi Bắc Bộ có tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 2 lần trung bình chung cả nước, nguyên nhân cơ bản do điều kiện tự nhiên trở ngại, kinh tế chậm phát triển, trình độ của lực lượng sản xuất thấp.

Bảng 1.7. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của Chính phủ 2006 – 2010

Đơn vị tính: Phần trăm (%) Năm 2004 2006 2008 Cả nước 18,1 15,1 13,4 Thành thị 8,6 7,7 6,7 Nông thôn 21,2 17,0 16,1 Các vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng 12,7 10,0 8,6

Duyên hải miền Trung 25,3 22,2 19,2

Tây Nguyên 29,2 24,0 21,0

Đông Nam Bộ 4,6 3,1 2,5

Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 11,4

Nguồn: [8]

Khoảng cách giàu và nghèo giữa nông thôn và thành thị năm 2006 là 2,2 lần, nhưng trong những năm gần đây thì khoảng cách lại khá lơn, năm 2009 đã tăng lên 2,6 lần. Điều đặc biệt quan tâm là nhóm người có thu nhập thấp ở nông thôn và nhóm người dân tộc thiểu số phần lớn sống bằng nghề nông nghiệp có nguy cơ tụt hậu ngày càng cao.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)