7. Cấu trúc đề tài
1.2.3. Chỉ số về giáo dục
* Giáo dục
Giáo dục là một trong những chỉ số cơ bản nói lên CLCS, trình độ học vấn của mỗi quốc gia phản ánh mức độ phát triển của quốc gia và mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục của dân cư. Trình độ học vấn cao là điều kiện rất quan trọng để con người phát triển toàn diện, dễ thích ứng với điều kiện phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật. Do đó, ngày nay trên thế giới, nhiều quốc gia trên thế giới đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao CLCS cho người dân.
Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên CLCS của dân cư bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số năm đến trường, tỷ lệ người mù chữ….
* Tỷ lệ người lớn biết chữ
Tỷ lệ người lớn biết chữ là tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết thông thạo một đoạn văn đơn giản bằng tiếng quốc ngữ.
Tỷ lệ người lớn biết chữ có liên quan nhiều đến các chỉ số thu nhập và mức sống của từng cộng đồng và từng quốc gia.
* Trình độ văn hóa và tay nghề
Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức của khối dân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết chữ, số người tốt nghiêp các cấp học từ thấp đến cao. Trình độ tay nghề là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế của đất nước.
Trình độ văn hóa và trình độ tay nghề luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau đồng thời có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập của từng quốc gia. Các nước có nền kinh tế phát
triển thì các chỉ số phản ánh về trình độ văn hóa và trình độ tay nghề trong khối dân cư thường rất cao, ngược lại ở các quốc gia chậm phát triển thì các chỉ số này thường rất thấp.
Hiện nay, trình độ văn hóa và tay nghề của lực lượng lao động đang có sự chuyển biến theo hướng tích cực, CLCS của dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng dần các cấp học ngày càng cao. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có tay nghề ngày càng tăng và họ đang là những lực lượng lao động mang lại chất lượng hiệu quả cao trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển việc sử dụng lao động không có tay nghề trong các ngành kinh tế vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.
Hiện nay, ở các quốc gia đang phát triển tình hình này đang có sự chuyển biến theo hướng tích cực, CLCS của dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng dần, tăng dần tốt nghiệp cấp học từ thấp đến cao. Trên thế giới hiện nay còn 21,4% số dân từ 15 tuổi trở lên không biết chữ, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 23,3%, trong đó ở các nước phát triển chỉ có 2,1% số dân không biết chữ đặc biệt cao ở một số nước Châu Á và Châu Phi.
* Số năm đến trường
Cùng với chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ thì số năm đến trường cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng học vấn của dân cư ở mỗi quốc gia. Số năm đến trường là số năm bình quân đã được học ở trường của những người từ 15 tuổi trở lên.
Tiêu chí số năm đến trường có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập ở mỗi quốc gia. Các nước có thu nhập thấp thường có số năm đi học thấp (trung bình 3 – 4 năm, thậm chí ở Châu Phi có một số nước chỉ số này rất cao, thường là 10,6 năm (Bắc Mỹ: 12,4 năm, Châu Âu: 11,1 năm….). Nhìn chung, ở hầu hết các nước đều có số năm đi học của nam giới thường cao hơn nữ giới. Chỉ số số năm đến trường là một trong các chỉ số phản ánh trung thực CLCS của từng nước.