7. Cấu trúc đề tài
3.3.3. Nhóm giải pháp đảm bảo nhu cầu lương thực và dinh dưỡng
Đảm bảo đến năm 2015, tình trạng dinh dưỡng của người dân trên địa bàn thành phố được cải thiện rõ rệt, các gia đình trước hết là bà mẹ và trẻ em được nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, bữa ăn của người dân ở tất các vùng, các dân tộc đủ hơn về số lượng, cải thiện
hơn về chất lượng, đảm bảo về an toàn vệ sinh. Đây là những mục tiêu mà thành phố đang hướng tới nhằm góp phần nâng cao CLCS của người dân trong thành phố. Muốn vậy, cần tập trung thực hiện các giải pháp:
3.3.3.1. Giải pháp về lương thực, thực phẩm
Cần đưa ra những giống mới, năng suất cao đưa vào gieo trồng, lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp, cho năng suất cao và ổn định.
Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc vào nông nghiệp.
Tăng cường các dịch vụ bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ như nâng cao chất lượng giống cây, con, hạn chế sử dụng hóa chất, tăng cường phân hữu cơ, sinh học, phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch, bảo quản tại chỗ, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu các thực phẩm không là nguồn gây bệnh.
Tăng cường phát triển mạnh ngành chăn nuôi, bổ sung thêm chất đạm cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của người dân. Lựa chọn những giống tốt, cho năng suất cao, phát triển chăn nuôi hộ gia đình, trang trại.
Tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiên cứu và chủ động giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm để đề phòng ngộ độc và các bệnh tật gây ra do ăn uống. Phát triển đội ngũ thanh tra và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các quận, huyện.
Tuyên truyền cho người dân biết về tầm quan trọng của lương thực và dinh dưỡng của người dân, phổ biến chế độ ăn uống hợp lý, các biện pháp giữ gìn sức khỏe, nhất là đối với trẻ em, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi, cần được chú trọng và tăng cường
3.3.3.2. Giải pháp về dinh dưỡng
Thứ nhất, giáo dục và phổ cập kiến thức dinh dưỡng cho người dân: Huấn luyện cho mạng lưới cán bộ làm công tác dinh dưỡng, nhằm giúp tuyến dưới biết cách xây dựng kế hoạch về dinh dưỡng. Quan trọng hơn cả, là huấn luyện và hướng dẫn dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng thanh, thiếu niên, người mẹ, người cao tuổi, phụ nữ…những kiến thức tối thiểu về dinh dưỡng. Hoàn thiện và đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng vào trường học.
Thứ hai, giáo dục truyền thông về dinh dưỡng: Thông qua các ngày tuyên truyền chất dinh dưỡng như: Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, Ngày chăm sóc bà mẹ và phòng chống suy dinh dưỡng, Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm…nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn uống hợp lý, các biện
pháp giữ gìn sức khỏe, nhất là đối với việc nâng cao thể lực cho trẻ em, thông qua bữa ăn dinh dưỡng hợp lý, cân đối.
Thứ ba, cần nhân rộng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng – protein ở trẻ em và bà mẹ: bên cạnh chiến lược chăm sóc bà mẹ và trẻ em trước trước và sau khi sinh, phục hồi chế độ dinh dưỡng thì cần tập trung hơn vào hoạt động chăm sóc trẻ, thực hành nuôi dưỡng và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn. Đa dạng hóa bữa ăn, bổ sung các vi chất dinh dưỡng, khuyên khích nuôi trồng và ăn các thực phẩm giàu vitamin, các chất dinh dưỡng
Thứ tư, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo: Bởi vì, nó tác động quan trọng tới dinh dưỡng, lồng ghép mục tiêu dinh dưỡng với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Thứ năm, gắn các chỉ tiêu dinh dưỡng vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.