Về chế độ giáo dục

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 40 - 41)

7. Cấu trúc đề tài

1.4.4. Về chế độ giáo dục

Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời về giáo dục. Truyền thống đó ngày nay càng được phát huy dưới chế độ mới, điều đó được phản ánh qua tỷ lệ người biết chữ và trình độ học vấn của người dân. Những thành tựu về giáo dục Việt Nam tương đối cao so với nhiều nước cùng thu nhập.

Tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên của nước ta thuộc trình độ khá trong khu vực, tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn giữa thành thị và nông thôn, và giữa các địa phương với nhau trong cả nước, cao nhất là vùng đồng bằng sông Hồng, thấp nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trong thập kỉ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phổ cập giáo dục, đã thành lập được một mạng lưới toàn diện các cơ sở giáo dục trong cả nước và đặt nền móng cho việc phổ cập giáo dục bậc tiểu học, THCS trong cả nước bằng việc mở trường tiểu học. THCS ở tất cả các xã. Do vậy, nước ta đã có tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học cao so với GDP bình quân đầu người. Năm 2009, tỷ lệ người biết chữ từ 10 tuổi trở lên ở nông thôn là 92,5%, tỷ lệ người biết chữ ở thành thị là 97,3% vượt xa các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc. Tuy nhiên, số năm đi học bình quân ở nước ta lại thấp, mới đạt 5,5 năm.

Bảng 1.8. Tỷ lệ (%) biết chữ từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết theo vùng 2009 Tổng số Thành thị Nông thôn

Toàn quốc 93,6 96,9 92,2

Trung du miền núi Bắc Bộ 88,7 97,5 86,9

Đồng bằng sông Hồng 96,5 98,3 95,8

Duyên hải miền Trung 96.5 98,3 95,8

Tây Nguyên 90,0 96,2 87,0

Đông Nam Bộ 96,2 97,2 94,6

Đồng bằng sông Cửu Long 91,7 94,6 90,9

Nguồn: [8]

Về phương diện bình đẳng giới: Việt Nam đứng ở vị trí cao hơn Thái Lan, Philippin, tỷ lệ nữ biết chữ 90,5% nam là 96% (2010).

Ngân sách đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam ngày càng tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Mức chi tiêu cho giáo dục đào tạo bình quân trên một người đi học năm 2009 ở khu vực thành thị là 1.937 nghìn đồng, ở nông thôn là 991,2 nghìn đồng.

Song do quy mô dân số nước ta lớn và ngày càng tăng đang và sẽ là cản trở lớn đối với việc phát triển của đất nước, trong đó có giáo dục. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và tay nghề còn thấp, cơ cấu giáo dục và đào tạo mất cân đối cùng với sự chênh lệch giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông thôn dẫn tới chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)