Đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống dân cư TP.Cần Thơ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc đề tài

2.4. Đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống dân cư TP.Cần Thơ

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, trong những năm qua Thành phố Cần Thơ đã có những định hướng cho nền kinh tế thành phố đi đúng hướng và có tốc độ khá nhanh và vững chắc với sự tăng dần tỷ trọng của các ngành sản xuất phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng của các ngành sản xuất nông nghiệp.

Biểu hiện rõ nhất là thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể qua các năm từ 24,5 triệu đồng/người năm 2007 tăng lên 40,4 triệu đồng/người năm 2011.

Bên cạnh các vấn đề khác của thành phố vẫn được đảm bảo hơn và có những thành công nhất định. Trong lĩnh vực y tế được nâng cấp đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất

được ngày càng hoàn thiện hơn. Đội ngũ y bác sĩ có trình đô ngày càng cao, chất lượng khám chữa bệnh nhờ đó mà cải thiện. Một số căn bệnh hiểm nghèo được đẩy lùi, số trẻ suy dinh dưỡng và mắc bệnh truyền nhiễm ngày càng giảm. Tuổi thọ của người dân ngày càng cao.

Đối với lĩnh vực giáo dục, trong những năm thành phố đã tập trung đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng nhiều trường lớp ở đủ các cấp học, đa dạng hóa các loại hình đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu, từ xa, liên thông, trường nghề) mở rộng và nâng cấp các trường đại học, cao đẳng, trung học. Nhờ đó, trình độ lực lượng lao động phần nào cải thiện và nâng cao.

Về mức độ hưởng thụ tinh thần và điều kiện sống cũng được cải thiện rất roc nét, tỷ lệ người dân sử dụng điên và nước hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ cao so với các vùng trong địa phương. Đời sống tinh thần ngày càng cao khi 100% mạng lưới điện đều đến với các xã, phường, thị trấn trong tỉnh và có 100% hộ gia đình sử dụng điện trong sinh hoạt và sản xuất.

Bảng 2.24. HDI của TP. Cần Thơ và một số địa phương trong cả nước

HDI 2008 Việt Nam 0,725 TP. HCM 0,773 Đà Nẵng 0,761 TP. Cần Thơ 0,751 Nguồn: [4]

Nhìn chung, chỉ số HDI của TP. Cần Thơ cao hơn chỉ số HDI của cả nước nhưng thấp hơn TP. HCM và Đà Nẵng là do TP. Cần Thơ là thành phố có sự phát triển kinh tế chậm hơn 2 thành phố HCM và Đà Nẵng. TP. Cần Thơ đến năm 2009 thì mới thật sự có bước đột phá trong phát triển kinh tế khi đã có một cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có chính sách đầu tư của Nhà nước.

Chỉ số HDI của người dân thành phố Cần Thơ tăng lên qua các năm, năm 2006 HDI chỉ có 0,720 đến năm 2008 là 0,751 đứng hàng thứ 6 so với cả nước cao nhất là Bà Rịa Vũng Tàu và thấp nhất đứng hàng thứ 63 là tỉnh Lai Châu. Điều này cho thấy mức độ GDP, mức độ thu nhập, mức độ về y tế của thành phố tăng dần qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố.

Qua việc phân tích và đánh giá các tiêu chí phản ánh CLCS dân cư thành phố trong thời gian qua, chúng ta nhận thấy:

- CLCS dân cư đã cải thiện rõ nét so với thời gian trước, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, các điều kiện sinh hoạt của người dân cũng được cải thiện.

- CLCS dân cư có sự phân hóa sâu sắc giữa các địa phương, giữa thành thj và nông thôn là về thu nhập, tỷ lệ nghèo, y tế, giáo dục.

- CLCS của dân cư Quận Ninh Kiều cao hơn các địa phương khác trong thành phố, các huyện mới thành lập, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người có CLCS thấp hơn như: Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta nhận thấy những hạn chế của thành phố trong thời gian qua, đó là vấn đề xử lý nước thải công nghiệp, nước thải do các hộ gia đình ven sông, tình trạng quá tải ở một số bệnh viện, tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)