7. Cấu trúc đề tài
2.3.3. Tiêu chí về giáo dục
Trong các nhu cầu của con người thì nhu cầu được học tập, giáo dục để nâng cao trình độ nhận thức là không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về giáo dục và hưởng thụ các giá trị văn hóa và tinh thần đối với con người càng cao. Cùng với các thành tựu về phát triển kinh tế, Thành phố Cần Thơ đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Mạng lưới các cấp học, ngành học được quan tâm đầu tư, bố trí hợp lý theo địa bàn phân bố dân cư.
Được sự quan tâm đầu tư phát triển giáo dục của thành phố, những năm gần đây số lượng về trường học và giáo viên của thành phố ngày càng được tăng lên về số lượng và chất lượng. Theo niên giám thống kê năm 2011 của Cục Thống kê thành phố Cần Thơ số lượng trường học theo cấp học tại các quận, huyện đã được tăng lên đáng kể.
Ngoài số lượng trường công lập, thì thành phố đã có sự tăng lên số lượng trường học ngoài công lập ở bậc tiểu học có 2 trường tư thục, trung học phổ thông có 4 trường tư thục. Ngoài ra Cần Thơ có nhiều trường THPT, THCS, tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đã có xuất hiện trường quốc tế. Nhiều trung tâm Ngoại ngữ và Tin học phục vụ cho sự phát triển của kinh tế và đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục cho thành phố. Cần Thơ có các trường đại học: Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Dân lập Tây Đô, Đại học Kỹ thuật Công nghệ, Đại học Kiến trúc TP HCM (phân hiệu Cần Thơ), Đại học FPT (phân hiệu Cần Thơ), Đại học Nam Cần Thơ. Các trường cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp: trường Cao đẳng Cần Thơ, trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, trường Cao đẳng nghề, Trường Cao đẳng
Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ, trường Cao đẳng nghề số 8, trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ Thuật, trường Trung cấp Văn hóa – nghệ thuật, trường trung cấp MeKong, trường trung cấp Bách Nghệ, Đại Việt, Phạm Ngọc Thạch. Từ năm 2008, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thành lập trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ.
Viện nghiên cứu: Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện nghiên cứu Công Nghệ Giáo Dục. Là thành phố trực thuộc trung ương, Cần Thơ cũng "có riêng" Viện Kinh tế - Xã hội Cần Thơ. Từ những điều kiện thuận lợi về cơ sở trường lớp, đội ngũ giáo viên và được sự quan tâm của lãnh đạo. Thành phố Cần Thơ có những nền móng vững chắc cho sự phát triển giáo dục để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Bảng 2.14. Số lượng trường học theo cấp học phân theo quận huyện năm 2011
TT Quận/huyện Số lượng trường học Mầm non, mẩu giáo Tiểu học Trung học cơ sở (THCS) Trung học phổ thông (THPT) 1 Ninh Kiều 35 22 10 6 2 Ô Môn 9 18 4 4 3 Bình Thủy 8 15 5 3 4 Cái Răng 11 13 5 3 5 Thốt Nốt 11 22 7 2 6 Vĩnh Thạnh 19 25 9 2 7 Cờ Đỏ 16 23 8 3 8 Phong Điền 11 21 6 2 9 Thới Lai 13 21 9 2 Tổng số 133 159 63 27 Nguồn: [13]
Ngành Giáo dục và đào tạo TP. Cần Thơ đã tiến hành tổng điều tra trình độ văn hóa trong nhân dân trên địa bàn toàn thành phố. Kết quả kiểm tra ghi nhận: Tính đến tháng 11 năm 2010 có 85/85 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn chống mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS; có 9/9 đơn vị quận, huyện đạt chuẩn chống mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học.
Tổng số dân 15-35 tuổi toàn thành phố: 389.943 người; tổng số người biết chữ trong độ tuổi 15-35: 384.740 người; đạt tỉ lệ: 98.67%.
Trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học đạt tỷ lệ 99,73%. Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ bình quân hàng năm: 99,9%.
Tỷ lệ độ tuổi 11 đến 14 hoàn thành chương trình Tiểu học hàng năm đạt tỷ lệ bình quân: 97,11%. Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở (2 hệ) bình quân hàng năm đạt tỷ lệ: 97,9%. Tỷ lệ thanh thiếu niên (15 - 18) tốt nghiệp Trung học cơ sở (2 hệ) bình quân đạt 85,34%. Thanh thiếu niên tốt nghiệp THCS vào THPT bình quân mỗi năm đạt tỷ lệ 77,78%. Thanh thiếu niên tốt nghiệp THCS vào Trung cấp chuyên nghiệp bình quân mỗi năm đạt tỷ lệ: 1.12%.
Số tốt nghiệp trung cấp nghề bình quân mỗi năm đạt tỷ lệ: 0,84%.
Thanh thiếu niên 18 đến 21 có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (2 hệ),TCCN đạt tỷ lệ bình quân là 46,72%.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết của thành phố là 93,5%, cao hơn tỷ lệ chung của vùng ĐBSCL (91,6%) là 1,9%.
Số lượng dân số có trình độ TCCN và cao đẳng – đại học trở lên của TP. Cần Thơ cao hơn các tỉnh của vùng ĐBSCL, số dân đạt trình độ TCCN là 7,1% trong khi tỷ lệ trung bình của vùng ĐBSCL là 1,9% cao hơn 5,2%. Đại học và cao đẳng của thành phố là 24,8 % so với tỷ lệ của vùng là 4,8% cao hơn 20% đây là cơ sở để thành phố phát triển giáo dục nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống trong tương lai.
Ngành giáo dục mẫu giáo không ngừng được quan tâm phát triển và tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Năm học 2006 – 2007, toàn thành phố có 46 trường mẫu giáo, đến năm 2010 – 2011 đã có 179 trường mẫu giáo, trong đó có 178 trường công lập và 1 trường dân lập. Số học sinh đến lớp cũng tăng đều qua các năm.
Bảng 2.15. Số học sinh mẫu giáo của TP. Cần Thơ qua các năm học
Năm 2006 - 2007 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 Số trường 46 42 40 47 179 Số lớp 1.049 1.104 1.185 1.226 3.120 Số giáo viên 1298 1.359 1.522 1.713 4.378 Số học sinh 25.298 33.185 35.546 36.920 92.161 Nguồn: [13]
Số lượng học sinh được đến trường có sự gia tăng qua các năm, đảm bảo số lượng học sinh được đến trường qua các cấp học. Phổ cập giáo dục bậc THCS đạt 100%, đang hướng đến cuối năm 2013 phổ cập 100% bậc THPT, công tác xóa mù chữ của thành phố đạt kết quả cao, hiện nay không có tình trạng tái mù chữ trong thành phố. Giai đoạn 2006 - 2011, tỷ lệ người dân học hết THPT so với dân số chiếm 20,85%; tỷ lệ người dân có trình độ sơ cấp nghề đạt trên 2% so với dân số cùng độ tuổi. Năm 2011, thành phố có tỷ lệ người
dân từ 15 tuổi lên biết chữ so với dân số đạt trên 96%. Lực lượng lao động qua đào tạo nghề chiếm 45% so với lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
Biểu đồ 2.6. Số lượng học sinh TH, THCS, THPT TP. Cần Thơ 2009 – 2011
Nguồn: [13] 92250 92161 92750 54320 53671 55447 25412 26077 25789 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 2009 2010 2011 Người Năm TH THCS THPT
Người thực hiện: Mỹ Thà – Cao học k22 Tỷ lệ 1: 500.000
Hình 2.2. Bản đồ giáo dục TP. Cần Thơ 2.3.4. Vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe là vốn quý và là yếu quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi người. Sức khỏe cũng là yếu tố cơ bản của CLCS của dân cư. Sức khỏe vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Tình trạng sức khỏe không chỉ
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2007 2008 2009 2010 Nghìn người Năm
phụ thuộc vào chức năng sinh lý, các quy định đặc thù của sinh học, mà còn phù thuộc vào các điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, mức sống, chăm sóc sức khỏe và môi trường sống.
Các quốc gia trên thế giới không chỉ quan tâm về mặt số lượng mà còn phải chú ý về mặt chất lượng dân số, chất lượng giống nòi, trong đó có mục tiêu nâng cao thể lực cho con người. Việc đảm bảo sức khỏe là nhiệm vụ của bản than từng người và cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Xác định sức khỏe là vốn quý của người dân, muốn phát triển kinh tế cần phải có một sức khỏe tốt thì mới có thể tạo ra năng suất lao động cao được. Thành phố Cần Thơ đã đạt được thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, nên thành phố có những đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển ngành y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Hầu hết các chỉ số sức khỏe của người dân đã được cải thiện, các dịch vụ y tế phát triển mạnh, đặc biệt là việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Nguồn vốn đầu tư cho ngành y tế liên tục tăng qua các năm. Ngoài những nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, của Bộ y tế và của thành phố. Chính những khoản đầu tư như vậy, ngành y tế thành phố đã dần hoàn thiện và phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế.
Hệ thống y tế và các cơ sở chăm sóc sức khỏe từ thành phố đến các quận huyện, thị xã, phường, xã đều được củng cố và cải thiện. Năm 2012 trên địa bàn thành phố có 24 cơ sở công lập trong đó 02 cơ sở trực thuộc Bộ y tế, 01 cơ sở trực thuộc quân khu 9 và 21 cơ sở do thành phố quản lý. Bình quân có 25,6 giường/ vạn dân, 10,15 bác sĩ/vạn dân (so với năm 2005 là 16,20 giường/vạn dân, 6,06 bác sĩ/ vạn dân).
Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 13,1% (so với năm 2005 là 19,9%, 100% xã phường có trạm y tế, 77,7% trạm y tế xã phường đạt chuẩn quốc gia.
Song song với hệ thống y tế Nhà nước, y tế ngoài công lập phát triển nhanh với 1.52 cơ sở y tế hành nghề y dược tư nhân, 02 bệnh viện đa khoa ngoài công lập (Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, Bệnh Viện phụ sản Phương Châu) đã đi vào hoạt động …Bên cạnh đó, thành phố hiện có 4 cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành y tế là Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, trường đại học Tây Đô, Trung cấp Phạm Ngọc Thạch. Ngoài ra, với kết quả của công tác sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, đến nay Công ty cổ phần Dược Hậu Giang đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực dược phẩm.
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số cơ sở y tế 85 84 87 96 105 106 Số giường bệnh 2.029 2.100 2.319 2.836 2.856 2.979 Số cán bộ ngành y 2.397 2.677 2.583 2.799 3160 3380 Số cán bộ ngành dược 662 668 673 709 1.263 1314 Nguồn: [13]
Nhìn chung, những chỉ số về cơ sở y tế, số giường bệnh, số cán bộ y tế ngày càng tăng, có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Xây dựng được đội ngũ cán bộ y tế ngày càng có chất lượng và tăng nhanh về số lượng đáp ứng nhu cầu phục vụ, số lượng bác sĩ, dược sĩ ngày càng tăng, năm 2005 có 796 bác sĩ đến năm 2010 tăng lên 1092 bác sĩ.
Bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngành cũng chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ về lý lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, kỹ năng về tổ chức triển khai các chương trình y tế cộng đồng.
Công tác khám, điều trị bệnh nhân ở các tuyến được đảm bảo hơn, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Thành lập nhiều đoàn khám chữa bệnh miễn phí cho người dân, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách và bảo hiểm y tế đạt kết quả.
Biểu đồ 2.7. Số lượng cán bộ ngành y tại Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2010 870 834 919 1034 1092 649 648 629 620 617 821 793 950 1157 1309 337 308 301 349 362 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Người Nữ hộ sinh y tá Y sĩ Bác sĩ
Nguồn: [13]
Tỷ lệ xã phường có bác sĩ ngày càng tăng, năm 2003 là 95,7% đến năm 2010 là 100%, nhờ đó mà chất lượng y tế ở vùng sâu vùng xa được đảm bảo hơn. Đó là một nỗ lức khá lớn của ngành y tế Thành phố trong thực hiện y tế vùng sâu.
Triển khai các chương trình y tế quốc gia, phòng chống HIV/AISD, phòng chống dịch bệnh xã hội và các bệnh truyền nhiễm khác đạt kết quả. Hằng năm có khoảng 30% bệnh nhân ngoài địa bàn đến khám và chữa bệnh. Chủ động công tác phòng chống, chống dịch bệnh, nhiều năm liền không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Chất lượng điều trị ngày càng tăng, các ca phẫu thuật lúc trước phải chuyển lên tuyến trên như: gan, sọ não, thận…thì nay hầu hết các bệnh viện đa khoa khu vực đã có thể tiến hành được. Hơn nữa, thành phố còn phát triển khá mạnh các cơ sở chữa bệnh bằng y học cổ truyền, có nhiều nhà thuốc nam, có hội châm cứu, có nhiều vườn thuốc nam ở xã phường, đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
Chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình đạt được nhiều kết quả to lớn, giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên hằng năm xuống đáng kể, số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 ngày càng giảm, số lượng cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai cũng tăng lên.
Bảng 2.17. Số cán bộ ngành y theo quận huyện của thành phố Cần Thơ năm 2010
Địa phương Bác sĩ Y sĩ Y tá Nữ hộ sinh
Tổng số 1092 617 1309 362
Quận Ninh Kiều 768 200 864 151
Quận Ô Môn 47 56 67 30
Quận Bình Thủy 32 56 28 23
Quận Cái Răng 88 48 182 45
Quận Thốt Nốt 65 69 79 30
Huyện Vĩnh Thạnh 28 55 29 27
Huyện Cờ Đỏ 16 40 18 15
Huyện Phong Điền 22 37 26 16
Huyện Thới Lai 26 56 16 25
Số lượng phụ nữ đi khám thai và khám thai định kì cũng tăng lên, điều này chứng tỏ CLCS ngày càng tăng lên, tạo điều kiện khám chữa bệnh tốt hơn, tiêm ngừa vacxin cho bà mẹ, trẻ em ngày càng được đảm bảo hơn các trung tâm y tế cộng đồng.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có nhiều tiến bộ, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin là 100% (2010), tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể chỉ còn 13,1% (2010). Tỷ suất chết của người mẹ giảm còn 0,01%.
Các chương trình y tế cộng đồng ngày càng được quan tâm và đầu tư nhiều hơn, xã hội hóa y tế được đẩy mạnh với sự tham gia tích cực của cộng đồng. chương trình tiêm chủng đạt được nhiều kết quả khả quan, số người mắc bệnh sốt rét giảm nhanh chóng, đến nay không còn bệnh nhân tử vong vì bệnh sốt rét ác tính. Mạng lưới phòng chống lao, da liễu, bệnh phong ngày càng mở rộng và hoàn thiện. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối Iốt đạt 100%, đến nay đã không còn bệnh nhân mắc bệnh thiếu Iốt.
Chương trình phòng chống HIV/AISD được đẩy mạnh qua các chương trình truyền thông đại chúng, các hội thi, các đợt sinh hoạt chuyên đề các hội nghị, đoàn thể, trường học nhằm nâng cao sự hiểu biết về mối nguy hiểm và các con đường lây lan của bệnh.
Thành phố Cần Thơ thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh lao động, từng bước được khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm dịch tả, sốt rét, thương hàn…ngày càng đảm bảo hơn.
Thực hiện công tác xã hội hóa về y tế đã có nhiều tiến bộ thể hiện thành tựu y tế của