Vấn đề môi trường sống

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 87 - 91)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.7. Vấn đề môi trường sống

Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài

người. Môi trường sống có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Những năm qua, đi cùng tốc độ đô thị hóa, sự phát triển của các khu công nghiệp đã mang lại cho TP.Cần Thơ những giá trị nhất định về kinh tế - xã hội. Thế nhưng, mục tiêu phát triển kinh tế chưa gắn với bảo vệ môi trường đã và đang từng ngày, từng giờ làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở đô thị trung tâm thành phố đến hồi báo động. Theo thống kê Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 20% và tỷ lệ chất thải rắn được thu gom 85%.

Tình trạng ô nhiểm nguồn nước đang là vấn đề báo động của thành phố do những nguyên nhân như:

- Do nhiều người dân dựng nhà lấn chiếm, vứt rác bừa bãi bên những con rạch nên ngày càng biến dạng, dòng nước trở nên đen ngòm. Những hộ dân sống dọc hai bên bờ luôn khổ sở vì mùi hôi thối bốc lên từ cái ao tù chứa rác khổng lồ. Dòng chảy của con rạch bị tắc nghẽn, không phương tiện thuỷ nào có thể lưu thông qua đây. Số liệu thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường, Cần Thơ hiện có 12 kênh, rạch bị ô nhiễm nặng, chất lượng nước mặt có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng.

- Ngoài ra, TP. Cần Thơ còn có 8 KCN với tổng diện tích hơn 2.300ha, nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Cụ thể, KCN Trà Nóc 1 và KCN Trà Nóc 2 có 34 DN phát sinh nước thải, nhưng chỉ 11 DN xử lý nước thải đạt quy chuẩn. Trong số DN xử lý nước thải không đạt quy chuẩn còn lại, có tới 3 DN gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm đã rõ, thế nhưng việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường lại rất hạn chế. Thực tế cho thấy, tình trạng cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, mà nguyên nhân cốt lõi là giới chủ chạy theo lợi nhuận. Nhiều cơ sở sản xuất dù có hệ thống xử lý nước thải, nhưng không vận hành thường xuyên, thậm chí có hành vi “qua mặt” cơ quan chức năng. Các bãi chôn lấp chất thải rắn còn thô sơ, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường. Chất thải nguy hại chưa quản lý được chặt chẽ - nhất là rác thải y tế, rác và nước thải từ cơ sở chế biến hóa chất.

- Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cư dân thiếu ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác bừa bãi, xả nước thải sinh hoạt ra thẳng các sông, rạch, xây dựng nhà lấn chiếm kênh, rạch khiến cho dòng chảy bị ứ đọng, nước không thể lưu thông.

- Nuôi trồng thủy sản được báo cáo là nguyên nhân đầu tiên và nguy hiểm nhất cho tình trạng ô nhiễm nước tại Cần Thơ. Giống như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng

sông Cửu Long, nhiều hộ gia đình ở Cần Thơ sử dụng diện tích mặt nước tự nhiên để nuôi cá da trơn mà không có một cách tiếp cận bảo vệ môi trường thích hợp. Nước thải cùng với bùn, hóa chất để điều trị bệnh cho cá và thức ăn thừa từ các ao nuôi cá được xả trực tiếp vào nguồn nước tự nhiên. Diện tích nuôi cá da trơn ở Cần Thơ phát triển nhanh chóng từ năm 2004 khi nhu cầu thị trường xuất khẩu tăng tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của thành phố, diện tích mặt nước được sử dụng cho nuôi cá da trơn đạt mức cao nhất vào năm 2007 với 13 449 ha (90% ở Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ). Trong những năm gần đây, diện tích mặt nước nuôi cá tại Cần Thơ đã giảm nhẹ, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm nước theo dõi trong năm 2010 không có nhiều thay đổi so với các năm trước.

- Còn có rác thải từ các cơ sở y tế, bệnh viện như bơm nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, nước thải có màu đen, bốc mùi hôi thối. Bên cạnh đó, lò đốt rác của bệnh viện này có rất nhiều rác thải y tế (kim tiêm, chai lọ, dụng cụ truyền nước và các loại rác thải nguy hại khác) được gom từ các bệnh viện nhỏ về tiêu huỷ, nhưng bệnh viện để bừa bãi, không đúng quy định.

Sở TNMT Cần Thơ - thừa nhận: Hiện nay thành phố vẫn chưa có biện pháp quản lý hiệu quả các nguồn chất thải từ hoạt động đô thị, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Thành phố cũng chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, gây nhiều bức xúc cho người dân sống trong vùng bị ảnh hưởng. Thoát nước, xử lý nước thải, xử lý rác thải còn chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh sạch đẹp. Tỉ lệ gom rác khu vực nội thành mới đáp ứng khoảng 80% so với nhu cầu.

Ngoài ra, việc sử dụng các điều kiện khác như nguồn nước không hợp vệ sinh, nhà vệ sinh không đảm bảo cũng là những nguyên nhân gây ra dịch bệnh tồn tại trong môi trường. Chính vấn đề ô nhiễm này là nguyên nhân gây ra các mầm bệnh (hô hấp, đường ruột, truyền nhiễm). Vì vậy, công tác tuyên truyền người dân bảo vệ nguồn nước, đồng thời thành phố cần ban hành các chính sách và bảo vệ môi trường nước trong thời gian tới.

Sạt lở bờ sông: thường xảy ra các quận ở Bình Thủy, Cái Răng, Ninh Kiều, Thốt Nốt, Ô Môn và huyện Phong Điền. Sạt lở chủ yếu do xói mòn bởi dòng chảy và gây thiệt hại cho sản xuất, nhà ở, tài sản và cơ sở hạ tầng,.. ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình ở khu vực thành thị. Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và cứu nạn thành phố Cần Thơ (2012), ghi nhận năm 2011 có 12 trường hợp xói mòn bờ sông gây thiệt mạng 02 người và làm bị thương 05 người khác. Ước tính thiệt hại kinh tế do sạt lở bờ sông năm 2011 tại Cần

Thơ là 3,565 triệu đồng. Hiện nay, có 38 đia điểm sạt lở bờ sông phân bố trên toàn thành phố đã được ghi nhận (Ngân hàng Thế giới, 2009).

Ngập lụt do triều cường và mưa lớn: địa bàn thành phố Cần Thơ, đặc biệt là khu vực đô thị thường xuyên bị ngập do triều cường hoặc vào các thời điểm mưa lớn (trung bình 3 - 5 lần một năm ở Quận Ninh Kiều). Các khu vực bị ảnh hưởng thường bị ngập sâu một vài cm đến vài chục cm trong thời gian ngắn (khoảng vài giờ). Trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi thủy triều, đặc biệt là các khu vực có hạ tầng chưa được nâng cấp, hệ thống thoát nước chưa được cải tạo thì các hộ gia đình nghèo có nền nhà thấp đều bị ngập vào các thời điểm triều cường trong mùa mưa (hai lần một ngày, kéo dài trong vài tuần trong một năm).

Một thực tế góp phần làm nghiêm trọng hơn tình trạng ngập do triều cường và mưa lớn là do hệ thống thoát nước trong khu vực đô thị của thành phố Cần Thơ từ xưa đã được dựa vào các con sông nhỏ, kênh rạch để thoát nước nhưng kể từ khi thành phố phát triển các sông rạch bị lắp dần, đường phố và công trình được xây dựng bê tông hóa che phủ diện tích thấm nước tự nhiên khiến cho việc thoát nước mưa ngày càng khó khăn. Hiện tại, dự án nâng cấp đô thị đang được thực hiện đã giúp tăng cường mạng lưới thoát nước thải, chủ yếu ở Ninh Kiều thông qua việc mở rộng mạng lưới kênh rạch thoát nước để giảm ngập lụt trên đường phố trong thời gian mưa và tránh nước thải chảy trên bề mặt đường phố. Song song với các dự án nâng cấp đô thị, ở các khu vực có mạng lưới thoát nước ngầm đã được triển khai thực hiện, chính quyền thành phố đã tính toán thiết kế vỉa hè cao hơn từ 20cm - 30cm so với đường phố và cốt nền xây dựng cao hơn từ 10cm - 40cm so với vỉa hè nên giúp tăng cường khả năng ứng phó của cư dân đô thị và chính quyền đối với tình trạng ngập lụt. Mặc dù vậy, đối với một số khu vực người nghèo ở đô thị vẫn chưa được tiếp cận các hệ thống tiêu thoát nước bởi chỉ mới có một phần của khu vực đô thị được lắp đặt hệ thống thoát nước, khu vực nghèo và trung lưu ở Ninh Kiều và Cái Răng không có hệ thống cống thải ngầm, các vùng ven đô thị chủ yếu sử dụng các kênh rạch như hệ thống thoát nước.

Gió lốc và giông: hiện tượng thời tiết nguy hiểm này thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 10 mỗi năm ở hầu hết các khu vực của thành phố Cần Thơ. Trong giai đoạn 2000 - 2011, giông và gió lốc gây thiệt mạng 27 người, phá hủy và gây thiệt hại nhiều ngôi nhà, phòng học, văn phòng cơ quan công quyền, và các cơ sở kinh doanh. Thiệt hại về tài sản do những sự kiện thời tiết nguy hiểm này là khá nghiêm trọng: chẳng hạn năm 2011 có đến 39 cơn gió lốc gây thiệt hại 1.450 triệu đồng. Theo báo cáo hàng năm của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Cần Thơ từ 2003 - 2011, thành phố hiếm khi bị ảnh hưởng bởi bão. Trong

suốt 11 năm qua, thành phố Cần Thơ chỉ ảnh hưởng nhỏ và gián tiếp bởi cơn bão Durian tháng 12 năm 2006.

Tình hình trật tự an ninh của thành phố ổn định không xảy ra những vụ án nghiêm trọng. Tai nạn giao thông cũng giảm, số người chết do thiên tai không đáng kể.

Theo Công an TP. Cần Thơ, từ năm 1991 đến nay tình hình ma túy, mại dâm, AIDS ở Cần Thơ ngày càng diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát cao. Đáng báo động là có đến 90% người nghiện ma túy dưới 30 tuổi.

Trong năm 5 qua, thành phố có 4.860 đối tượng tiêm chích ma túy được đưa đi cai nghiện, nhưng hầu hết các đối tượng sau khi cai nghiện đều bị tái nghiện.

Được biết, đến nay Cần Thơ đã phát hiện gần 4.000 người bị nhiễm HIV, trong đó có 1.103 người chuyển sang giai đoạn AIDS và hơn 612 người đã bị tử vong. Riêng giai đoạn 2001-2005, HIV/AIDS ở Cần Thơ gia tăng đột biến, các trường hợp lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy chiếm trên 55%; hầu hết đối tượng nghiện ma túy đều nhiễm HIV.

Số người nghiện ma túy được phát hiện và có hồ sơ quản lý có xu hướng giảm trong những năm qua đã thành lập nhiều CLB điển hình như CLB chúng tôi là phụ nữ cập nhật thường xuyên và hành động có hiệu quả. CLB đã tư vấn, giúp cai nghiện và hỗ trợ điều trị cho hàng chục trường hợp.

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao, song song đó, nhiều yếu tố tác động đến đời sống gia đình của người dân, trong những năm qua tỷ lệ ly hôn tăng cao trong đó có yếu tố ly hôn nước ngoài, thành phố hằng năm có khoảng 100 trường hợp ly hôn có yếu nước ngoài trong đó lấy chống Đài Loan chiếm đa số trên địa bàn Cờ Đỏ và Ô Môn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố cần thơ (Trang 87 - 91)