Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 129)

3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm ý kiến của GV và ý kiến của SV về tính cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả ĐHNN của SV được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết các biện pháp nâng cao hiệu quả ĐHNN của SV

Các nhóm biện pháp Sinh Viên Chuyên gia Mức độ cần thiết TB XB TB XB

Nhà trường

1

Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho SV trúng tuyển

trong ngày khai giảng. 4,10 9 3,95 10 2

Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV

các khóa với SV năm nhất 3,93 10 4,14 9 3

Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường: Tư vấn/tham vấn; Giảng dạy; Nghiên cứu khoa học; Trị liệu; quản lý nhân sự.

4,17 7 4,23 6

Giảng viên

4

Quan tâm và giúp đỡ SV hình thành động cơ, thái độ đúng đắn, củng cố và xác định

nhu cầu, sở thích khi ĐHNN. 4,30 2 4,45 1 5

Giáo dục ý thức, tinh thần tự giác, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tìm hiểu thông tin, yêu cầu về ngành học và nghề nghiệp cụ thể cho SV. 4,17 7 4,32 3 quan tuyển dụng 6 Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp.

4,24 6 4,18 7

7 Chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý

Sinh Viên

8

Hình thành nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn đối với ngành học và nghề nghiệp

cụ thể. 4,35 1 4,36 2

9

Tích cực học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo thêm phù hợp với

nhu cầu nghề nghiệp của bản thân. 4,30 2 4,32 3 10

Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc

thực hiện. 4,29 4 4,27 5 Ở phần tổng hợp chung các ý kiến của SV, các biện pháp được SV đánh giá ở mức từ cần thiết đến rất cần thiết. Các biện pháp được đánh giá ở mức rất cần thiết (với điểm TB = 4,21 – 5,00) gồm:

- “Hình thành nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn đối với ngành học và nghề nghiệp cụ thể.” (TB = 4,35; bậc 1/2);

- “Quan tâm và giúp đỡ SV hình thành động cơ, thái độ đúng đắn, củng cố và xác định nhu cầu, sở thích khi ĐHNN.” (TB= 4,30; bậc 2/10);

- Cùng xếp bậc 2/10 là biện pháp “Tích cực học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo thêm phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân.”;

- “Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc thực hiện.” (TB = 4,29; bậc 4/10);

- “Chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp” (TB = 4,25; bậc 5/10);

- “Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp.” (TB = 4,24; bậc 6/10).

Đây là 6 biện pháp có điểm số TB ở mức rất cần thiết, được SV đánh giá cao và xếp bậc từ 1 đến 6. Các biện pháp còn lại đều được SV đánh giá ở mức cần thiết (với điểm TB từ 3,41 – 4,20). Như vậy, các biện pháp này đều có tác động tích cực đến ĐHNN của SV.

Vấn đề này khi được khảo sát trên GV (bảng 3.1.) phần ý kiến GV cho thấy có 4 biện pháp có điểm TB dưới 4,20 thể hiện mức độ cần thiết để nâng cao hoạt động ĐHNN của SV. Đó là: “Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông

qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp.” (TB = 4,18; bậc 7/10); “Chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp” (TB = 4,18; bậc 7/10); “Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học, nghề nghiệp và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất” (TB = 4,14; bậc 9/10); “Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho SV trúng tuyển trong ngày khai giảng.” (TB = 3,95; bậc 10/10). Các biện pháp còn lại đều được GV đánh giá ở mức độ rất cần thiết.

Qua khảo nghiệm các biện pháp ở GV và SV cho thấy, giữa GV và SV có sự khác biệt lớn về ý kiến đánh giá và xếp bậc biện pháp “Giáo dục ý thức, tinh thần tự giác, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự tìm hiểu thông tin, yêu cầu về ngành học và nghề nghiệp cho SV”. Đánh giá của GV (TB = 4,32, bậc 3/10) cao hơn nhiều so với đánh giá của SV (TB = 4,17, bậc 7/10). Các biện pháp còn lại thứ bậc nhìn chung đều có sự tương đồng. Trong đó, có 8 biện pháp có sự thống nhất tương đối cao về thứ bậc theo đánh giá lần lượt của các GV và SV, đó là:

- “Hình thành nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn đối với ngành học và nghề nghiệp cụ thế” (bậc 2 theo GV, bậc 1 theo SV);

- “Quan tâm và giúp đỡ SV hình thành động cơ, thái độ đúng đắn, củng cố và xác định nhu cầu, sở thích khi ĐHNN” (bậc 1 theo GV; bậc 2 theo SV);

- “Tích cực học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo thêm phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân” (bậc 3 theo GV; bậc 2 theo SV);

- “Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc thực hiện” (bậc 5 theo GV và bậc 4 theo SV);

- “Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường: Tư vấn/tham vấn, Giảng dạy, Nghiên cứu khoa học, Trị liệu, quản lý nhân sự” (bậc 6 theo GV và bậc 7 theo SV);

- “Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp” (bậc 7 theo GV và bậc 6 theo SV);

- “Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất” (bậc 9 theo GV và bậc 10 theo SV);

- “Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho SV trúng tuyển trong ngày khai giảng” (bậc 10 theo GV và bậc 9 theo SV).

Như vậy, đây là những biện pháp cần phải thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động ĐHNN của SV.

3.3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH thể hiện ở bảng 3.2. như sau:

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả ĐHNN của SV

Các nhóm biện pháp Sinh Viên Chuyên gia Mức độ khả thi TB XB TB XB

Nhà trường

1

Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho SV trúng tuyển

trong ngày khai giảng. 3,42 9 3,77 8 2

Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV

các khóa với SV năm nhất 4,17 1 4,36 1 3

Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường: Tư vấn/tham vấn; Giảng dạy; Nghiên cứu khoa học; Trị liệu; quản lý nhân sự.

3,84 6 3,82 5

Giảng viên

4

Quan tâm và giúp đỡ SV hình thành động cơ, thái độ đúng đắn, củng cố và xác định

nhu cầu, sở thích khi ĐHNN. 3,92 4 3,86 3 5

Giáo dục ý thức, tinh thần tự giác, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự tìm hiểu

thông tin, yêu cầu về nghề nghiệp cho SV. 3,86 5 3,82 5

quan tuyển dụng 6 Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp.

3,38 10 3,77 8

7 Chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý

tưởng, hứng thú nghề nghiệp. 4,05 2 3,82 5 8 Hình thành nhận thức, thái độ và hành vi

Sinh

Viên 9

Tích cực học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo thêm phù hợp

với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân. 3,67 8 3,77 8 10

Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc

thực hiện. 3,78 7 3,95 2 Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp thể hiện ở bảng 3.3. phần SV cho thấy tất cả các biện pháp đều nằm ở mức khả thi, với điểm số TB (3,41< TB < 4,20). Ngoài ra, không có biện pháp nào ở mức rất khả thi hay mức trung bình. Trong đó, biện pháp được SV lựa chọn xếp bậc cao nhất là “Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất” (TB = 4,17, bậc 1/10). Biện pháp được xếp bậc khả thi thấp nhất là “Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp.” (TB = 3,38; bậc 10/10).

Về phía GV có duy nhất 1 biện pháp được đánh giá ở mức rất khả thi (với TB từ 4,21 – 5,00), đó là biện pháp “Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất” (TB = 4,36; bậc 1/10). Những biện pháp còn lại đều ở mức khả thi (TB > 3,41). Trong đó, có 3 biện pháp cùng đồng điểm TB = 3,77 được GV đánh giá và xếp bậc khả thi thấp nhất là: “Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho SV trúng tuyển trong ngày khai giảng.”; “Tích cực học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo thêm phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân.”; “Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp”.

Nhìn chung, kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp cho thấy giữa GV và SV có sự tương đồng về ý kiến đánh giá và xếp bậc các biện pháp. Cả GV và SV đều lựa chọn và xếp bậc biện pháp khả thi cao nhất (bậc 1/10) đối với biện pháp “Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất”. Bên cạnh đó, cả GV và SV đều xếp bậc khả thi ở mức thấp nhất đối với 3 biện pháp:

- “Tích cực học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo thêm phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân” (bậc 8 theo GV và bậc 8 theo SV);

- “Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho SV trúng tuyển trong ngày khai giảng” (bậc 8 theo GV và bậc 9 theo SV);

- “Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp” (bậc 8 theo GV và bậc 10 theo SV).

Trong 3 biện pháp được GV và SV cho ý kiến xếp bậc thấp, biện pháp xếp bậc thấp nhất (bậc 10/10) là biện pháp thuộc về các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng. Điều này cho thấy các cơ quan, đơn vị tuyển dụng trong thực tế chưa thật sự quan tâm, đầu tư thích đáng từ ngọn nguồn đối với nguồn nhân lực chuyên môn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát giữa GV và SV còn có sự khác biệt và chênh lệch thứ bậc rất lớn khi lựa chọn và đánh giá mức độ khả thi đối với biện pháp “Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc thực hiện”. Ở biện pháp này, GV lựa chọn và đánh giá mức khả thi cao hơn (TB = 3,95; xếp bậc 2/10) so với sự đánh giá và xếp bậc của SV (TB = 3,78; xếp bậc 7/10 ). Điều này cho thấy, các GV luôn đánh giá cao những nỗ lực, những cố gắng phấn đấu của chính bản thân mỗi SV trong bất kỳ hoạt động nào. Bản thân các GV luôn tìm mọi cách để tạo điều kiện cho SV chủ động, tích cực phát huy nội lực, phát huy những thế mạnh của bản thân mỗi SV trong quá trình học tập, thực tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và hoàn thiện nhân cách.

Như vậy, xét về mức độ khả thi cả GV và SV đều cho rằng 10 biện pháp trên đều có tính khả thi và đều có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH. Trong đó, biện pháp “Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất” là biện pháp được cả GV và SV đánh giá khả thi nhất.

Tóm lại, với kết quả khảo nghiệm thu được ở bảng 3.1. và bảng 3.2. có thể kết

luận 10 biện pháp mà người nghiên cứu nêu ra là cần thiết và có tính khả thi. Vì thế để nâng cao hiệu quả hoạt động ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH ở các Trường ĐH tại TPHCM cần tiến hành một cách đồng bộ tất cả các biện pháp nêu trên.

Tiểu kết chương 3

Kết quả khảo nghiệm cho thấy cần phải tiến hành một số biện pháp nâng cao khả năng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH, ở một số trường ĐH tại TPHCM, nhằm giúp cho SV chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập, rèn luyện và ĐHNN cho bản thân đúng đắn, phù hợp với đặc điểm về sở thích, nhu cầu, tính cách và năng lực của SV.

Một số biện pháp thể hiện sự thống nhất giữa GV và SV ở mức độ cần thiết và mức độ khả thi nhất có thể áp dụng vào thực tiễn đó là:

1. Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho sinh viên có tên trong danh sách trúng tuyển trong ngày khai giảng;

2.Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho sinh viên các khóa với sinh viên năm nhất;

3. Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường: Tư vấn / tham vấn; Giảng dạy; nghiên cứu khoa học; Trị liệu; quản lý nhân sự; ....;

4.Quan tâm và giúp đỡ sinh viên hình thành động cơ, thái độ đúng đắn, củng cố và xác định nhu cầu, sở thích khi định hướng nghề nghiệp;

5. Giáo dục ý thức, tinh thần tự giác, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự tìm hiểu thông tin, yêu cầu về nghề nghiệp cụ thể cho sinh viên;

6. Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những sinh viên tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp,... ;

7. Chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp; 8. Hình thành nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn đối với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thuộc chuyên ngành;

9. Tích cực tham gia học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo bên ngoài phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân;

10. Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc thực hiện.

Đồng thời, các biện pháp đề ra nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần hiệu quả trong công tác đào tạo, giáo dục và ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dựa trên những cở sở lý luận và kết quả nghiên cứu về thực trạng, cũng như kết quả khảo nghiệm các biện pháp của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về mặt lý luận

Hướng nghiệp và ĐHNN cho SV các ngành khác nói chung và SV chuyên ngành TLH nói riêng vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng.

ĐHNN là sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đối với các nghề nghiệp trong xã hội dựa trên hệ thống các giá trị, tính cách, năng lực, nguyện vọng, sở thích, hứng thú của cá nhân về nghề nghiệp nào đó, vừa là quá trình cá nhân ra quyết định dựa trên sự

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 129)