Các biện pháp thuộc về sinh viên

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 124 - 128)

Biện pháp 7. Chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp.

Bất kỳ hoạt động nào muốn duy trì và phát triển bền lâu cũng cần phải có tình cảm, niềm tin, hứng thú vào hoạt động đó. Hoạt động ĐHNN cũng vậy, do đó mỗi SV

cần chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý tưởng và hứng thú về nghề nghiệp đã chọn, bằng cách:

- Mỗi SV tự xây dựng cho mình niềm tin vào sự thành công trong nghề nghiệp thông qua việc làm những bài trắc nghiệm về tính cách, năng lực, sở thích thông qua một số trắc nghiệm như: trắc nghiệm Holland, trắc nghiệm tính cách MBTI,..để xác định được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân làm cơ sở và động lực phấn đấu cho việc theo đuổi và duy trì nghề nghiệp đã chọn.

- Mỗi SV tự đặt ra những động cơ đúng đắn, lấy đó làm mục tiêu học tập, thực tập, rèn luyện chuyên môn cho những dự định tương lai của mình.

- Trong quá trình học tập, rèn luyện chuyên môn phải tìm cách tiếp cận nghề nghiệp, cọ xát thực tế; đi nhiều nơi, gặp nhiều người; thâm nhập vào cuộc sống,…

- Tìm hiểu về những đặc trưng, yêu cầu, xu hướng phát triển của những cơ quan, đơn vị tuyển dụng nhân sự chuyên ngành TLH thông qua các trang thông tin chuyên ngành; Thầy Cô, bạn bè, người thân,…

- Tích cực đi thực tế hoặc tham quan nơi làm việc, cơ sở giáo dục, các tổ chức, cơ quan, đơn vị hành nghề khi có điều kiện như: tham gia các khóa học chuyên sâu, các buổi hội thảo, các chuyên đề, hoặc xin giấy giới thiệu, nhờ sự trợ giúp của những Thầy cô, anh chị các khóa trên để tiếp cận tìm hiểu thêm về thực tế nghề nghiệp ở những nơi này.

Qua những hoạt động đó sẽ giúp SV hình thành, củng cố, thúc đẩy nhu cầu, niềm tin, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp, cũng như vượt qua những khó khăn thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, thực tập, để duy trì, phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Biện pháp 8. Hình thành nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn đối với

ngành học và nghề nghiệp thuộc chuyên ngành.

Để việc ĐHNN được chính xác, việc đầu tiên là phải hình thành nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với ngành học, các SV chuyên ngành TLH có thể thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể như:

- Thu thập những thông tin về các nghề nghiệp khác nhau thuộc chuyên ngành TLH trong xã hội, cũng như các yêu cầu đặt ra cho nghề nghiệp đó. Các SV có thể tìm

những thông tin về các ngành nghề bằng cách vào các diễn đàn, các trang web thuộc chuyên ngành; hoặc các trang web về tuyển dụng như kiemviec.com, timviecnhanh.com, vietnamwork.com, …

- Tham gia các chương trình tư vấn ĐHNN, ngày hội việc làm, các cuộc thi chuyên môn về ngành TLH do nhà trường hoặc các cơ quan, đơn vị tuyển dụng tổ chức,… Đây cũng là những điều kiện thuận lợi, những cơ hội để SV thể hiện mình với các nhà tuyển dụng nhằm tạo cho các nhà tuyển dụng một ấn tượng tốt để có thể có được công việc phù hợp ở tương lai.

- Liệt kê nghề nghiệp thuộc chuyên ngành TLH mà bản thân mong muốn

- Tìm hiểu nhu cầu, vị thế, đỉnh cao phát triển của ngành và nghề nghiệp cụ thể mà bản thân đã định hướng.

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các tổ chức từ thiện hoặc các tổ chức, các câu lạc bộ sinh hoạt chuyên môn nghề nghiệp theo định kỳ.

- Tham gia các buổi họp mặt, lễ hội hoặc những ngày lễ kỷ niệm của Khoa, tiếp cận, xây dựng các mối quan hệ với những anh chị, Thầy cô trong ngành để chia sẻ, nhờ tư vấn ĐHNN. Từ đó, SV có thêm thông tin về ngành học và hiểu rõ hơn những cái được, cái mất, những mặt mạnh, mặt hạn chế của nghề nghiệp đã chọn.

Những hoạt động trên chính là cơ hội để SV nhìn lại các điều kiện của bản thân có tương thích với ngành học và nghề nghiệp đã lựa chọn hay không.

Biện pháp 9. Tích cực học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo

thêm phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân.

Ở trường ĐH, học tập và ĐHNN của SV là một quá trình nhận thức đặc biệt, trong đó SV đóng vai trò chủ thể của các họat động này. SV chỉ có thể hiểu sâu sắc những tài liệu chuyên môn về ngành học và biến nó thành giá trị riêng, nếu kiên trì và nỗ lực trong các hoạt động cụ thể như:

- Tích cực học tập, thực hành chuyên môn nghề nghiệp trên lớp, lắng nghe bài giảng của GV và ý kiến của bạn học trong lớp, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, ghi chép cẩn thận những vấn đề cốt lõi.

- Sau khi có được những kiến thức cần thiết, việc trau dồi kiến thức chuyên môn bằng cách tham gia những khóa học ngắn hạn chuyên sâu về nghề nghiệp, những câu

lạc bộ nghề nghiệp ngoài trường học cũng như bổ sung các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo,…là rất cần thiết. Những hoạt động này sẽ giúp các SV năng động hơn, nhạy bén hơn để khi ra trường hòa mình vào công việc tốt hơn. - Đặc biệt với hướng mở của thị trường cung ứng lao động sẽ giúp SV có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp mình đang hướng đến. Những website về tuyển dụng, hay các Trung tâm như: Trung tâm hỗ trợ cho sinh viên ở số 33 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM; Nhà Văn Hóa Thanh Niên ở số 4 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM; Trung tâm hỗ trợ Sinh Viên ở số 643, Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, TPHCM,… là những địa chỉ tin cậy để SV có thể tham khảo và tìm kiếm cơ hội việc làm, cũng như là nơi bổ sung thêm vốn kiến thức trong công việc mà SV đã định hướng.

- Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá để biết mình có tiến bộ hay không. Dù có tiến bộ hay không thì đó cũng là động lực thúc đẩy SV tiếp tục phấn đấu.

Những cách thức trên sẽ giúp cho quá trình nhận thức của SV luôn đạt kết quả cao, giúp SV chiếm lĩnh những kiến thức chuyên môn và nhạy bén, linh hoạt hơn trong công tác thực tập, thực hành nghề nghiệp chuyên ngành.

Biện pháp 10. Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc thực hiện.

Học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp một cách nghiêm túc xuất phát từ nhu cầu của mỗi SV nhằm đạt được kết quả cao nhất trong nghề. Để đạt được điều này, mỗi SV phải nỗ lực, tích cực trong mọi hoạt động với các cách thức như:

- Mỗi SV tự lên kế hoạch học tập và chủ động thực hiện mục tiêu, dự định của kế hoạch đó, có thể viết ra những mục tiêu và kế hoạch dưới dạng bản “Hoạch định nghề nghiệp”cho bản thân với 5 bước cơ bản. (Phụ lục 5) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có kế hoạch rồi phải rèn luyện cho bản thân tinh thần quyết tâm cao độ, nghiêm khắc với chính mình, sẵn sàng giải quyết, đương đầu với khó khăn để có kết quả hoạt động học tập, thực tập nghề nghiệp tốt nhất.

- Trang bị cho mình những kỹ năng về tự học, tự nghiên cứu. Đặc biệt cần rèn luyện các kỹ năng: xem, nhìn, nghe, đọc; sau đó là nghiên cứu, trao đổi, tranh luận với người khác nhằm mục đích thấu rõ hơn vấn đề.

- Phát triển hứng thú nghề nghiệp bền vững, xây dựng động cơ nghề nghiệp lành mạnh, lựa chọn các cách thức phát triển nghề nghiệp phù hợp với bản thân nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất cho công tác đào tạo và ĐHNN.

- Việc xây dựng cho bản thân những mối quan hệ trong thời gian đi học cũng là một điều quan trọng. Mối quan hệ với bạn bè, với thầy cô giáo, hay những anh chị lớp trên là những cơ hội tuyệt vời để có thể mang lại cho SV những cơ hội nghề nghiệp thích hợp. Vì đó chính là những người hiểu rõ khả năng của SV nhất.

Dù là cách thức nào thì quan trọng nhất vẫn là mỗi SV phải chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện và phải thật nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả ĐHNN nhằm giúp SV tích cực học tập chuyên môn, rèn luyện bản thân và chủ động với những quyết định quan trọng về nghề nghiệp tương lai là việc làm hết sức quan trọng. Việc làm này không thể thiếu sự tác động của các biện pháp phù hợp, kịp thời trong quá trình đào tạo, giáo dục ở nhà trường, ở nơi thực tập, cũng như quá trình tự học, tự giáo dục ở mỗi bản thân SV.

Như vậy, trên đây là mười biện pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH tại TPHCM, với mức độ cần thiết và khả thi nhất khi áp dụng vào thực tế trường ĐHSP và KHXHNV TPHCM đã được khảo nghiệm trên GV và SV. Các biện pháp này nếu được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả ĐHNN và tác động tích cực đến thành quả học tập, rèn luyện, thực tập nghề nghiệp của SV cũng như chất lượng đào tạo ngành TLH của nhà trường.

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 124 - 128)