Biểu hiện thái độ về ĐHNN của SV chuyên ngành TLH tại TPHCM

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 98)

2.2.3.1. Mức độ hứng thú của SV đối với ngành TLH

a. Kết quả chung về hứng thú của SV đối với ngành TLH

Bảng 2.22. Hứng thú của SV đối với ngành TLH

Nhận định N % XB ĐTB ĐLC

Hoàn toàn không hứng thú 0 0,0 5

3,96 0,712

Không hứng thú 4 1,7 4 Phân vân (lúc thích, lúc không, đôi khi chán học) 51 22,3 2

Rất hứng thú 49 21,4 3

Để tìm hiểu hứng thú của SV đối với ngành TLH, người nghiên cứu sử dụng thang đo 5 mức độ khảo sát trên toàn mẫu (Câu 12 – Phụ lục 1, mẫu 2). Kết quả thể hiện ở bảng 2.22. với điểm TB chung = 3,96 cho thấy thái độ đối với ngành TLH được SV đánh giá ở mức hứng thú (điểm TB từ 3,41 – 4,20) chiếm tỉ lệ cao nhất (54,6%) và xếp bậc cao thứ hai với thái độ Phân vân (lúc thích, lúc không, đôi khi chán học)

chiếm tỉ lệ 22,3%, xếp bậc cao thứ ba là thái độ rất hứng thú chiếm tỉ lệ 21,3%. Bên cạnh đó, SV cũng lựa chọn và và có thái độ không hứng thú xếp vị trí thứ 4 (với 4 lựa chọn, chiếm 1,7%). Tuy số lượng SV lựa chọn thái độ Phân vân (lúc thích, lúc không, đôi khi chán học)và thái độ khônghứng thúchiếm tỉ lệ thấp nhưng cũng cho thấy, vẫn có một số lượng SV không thực sự muốn học và theo đuổi nghề TLH lâu dài. Do đó, cần phải có biện pháp phù hợp giúp đỡ SV tích cực hơn trong học tập cũng như trong quá trình ĐHNN.

b. Kết quả so sánh về hứng thú của SV đối với ngành TLH theo các tham số

nghiên cứu

Bảng 2.23. So sánh hứng thú của SV đối với ngành TLH Hứng thú với ngành TLH Tổng hợp chung

Trường Năm thứ Giới tính Hộ khẩu SP NV Năm 1 Năm 3 Nam Nữ TP Tỉnh

TB ĐLC TB TB TB TB TB TB TB TB 3,96 0,712 3,99 3,92 3,98 3,92 4,08 3,92 3,98 3,95 Kết quả so sánh F= 1,694 Sig.=0,469>0,05 F= 2,509 Sig.= 0,750>0,05 F= 0,730 Sig.= 0,165>0,05 F= 2,509 Sig.= 2,750>0,05

Kết quả so sánh trung bình cho thấy ở cả 4 nhóm tham số nghiên cứu đều có Sig.> 0,05, chứng tỏ không có sự khác biệt ý nghĩa giữa SV Trường ĐHSP với SV trường KHXHNV, giữa SV năm nhất với SV năm ba, giữa SV nam với SV nữ, giữa SV ở TPHCM với SV ở tỉnh về mức độ hứng thú đối với ngành TLH.

Đối với hoạt động ĐHNN, thái độ có vai trò rất quan trọng. Nếu SV có thái độ tích cực thì sẽ say mê, hứng thú với nghề nghiệp thuộc ngành học, sẽ nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để theo đuổi, duy trì và phát triển nghề nghiệp. Để tìm hiểu nội dung này, người nghiên cứu dùng thang đo 5 mức độ từ Không cần thiếtđến rất cần thiếtđể khảo sát. (Câu 13, phụ lục 1, mẫu 2). Kết quả thể hiện ở bảng 2.24. như sau:

Bảng 2.24. Biểu hiện thái độ của SV đối với các hoạt động ĐHNN Thái độ

ĐHNN

Trường Năm thứ Giới tính Hộ khẩu

ĐHSP KHXHNV Năm nhất Năm ba Nam Nữ TPHCM Tỉnh

Stt TB XB TB XB TB XB TB XB TB XB TB XB TB XB TB XB TB XB 1 3,56 5 3,67 4 3,40 7 3,77 4 3,28 12 3,65 5 3,53 5 3,58 6 3,55 5 2 3,68 2 3,75 2 3,59 3 3,83 2 3,48 5 3,71 4 3,67 2 3,77 2 3,65 2 3 3,47 8 3,52 8 3,39 8 3,61 6 3,28 12 3,51 8 3,46 7 3,60 5 3,42 8 4 3,67 3 3,73 3 3,58 5 3,85 1 3,42 8 3,82 1 3,63 3 3,75 3 3,64 3 5 3,51 6 3,54 7 3,46 6 3,50 8 3,52 3 3,59 7 3,49 6 3,49 7 3,52 6 6 3,63 4 3,59 5 3,68 2 3,64 5 3,61 2 3,78 2 3,59 4 3,75 3 3,59 4 7 3,33 10 3,15 12 3,59 3 3,24 10 3,45 6 3,47 9 3,29 11 3,40 11 3,31 9 8 3,21 13 3,10 13 3,36 9 3,00 13 3,49 4 3,22 12 3,21 13 3,25 13 3,20 13 9 3,27 12 3,31 10 3,20 14 3,21 12 3,35 10 3,29 11 3,26 12 3,37 12 3,23 12 10 3,35 9 3,37 9 3,34 12 3,37 9 3,33 11 3,35 10 3,36 9 3,47 8 3,31 9 11 3,48 7 3,56 6 3,36 9 3,56 7 3,37 9 3,61 6 3,44 8 3,47 8 3,48 7 12 2,50 14 2,63 14 2,33 13 2,44 14 2,59 14 2,45 14 2,52 14 2,37 14 2,55 14 13 3,31 11 3,28 11 3,36 9 3,23 11 3,43 7 3,20 13 3,34 10 3,44 10 3,27 11 14 3,78 1 3,81 1 3,75 1 3,79 3 3,77 1 3,76 3 3,79 1 3,89 1 3,74 1 So sánh tương quan F = 1,269 Sig.= 0,537>0,05 F = 1,221 Sig.= 0,491>0,05 F = 2,378 Sig.= 0,500>0,05 F = 0,223 Sig.= 0,328 >0,05

Ghi chú: Những biểu hiện về thái độ ĐHNN của SV

1. Hài lòng và thỏa mãn với ngành và nghề đang học

2. Thích thú với việc tiếp nhận những kiến thức về ngành và nghề đã chọn 3. Thích thú với việc tiếp nhận những kiến thức về ngành và nghề đã chọn 4. Hài lòng khi hoàn thành những nhiệm vụ học tập và thực hành được giao

5. Tích cực, tự giác hơn trong quá trình học tập

6. Coi trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị nghề nghiệp 7. Chủ động cập nhật các thông tin khoa học chuyên ngành

8. Chủ động quan sát và tìm kiếm những địa điểm thực tập/ hành nghề liên quan đến nghề nghiệp đã chọn

9. Chủ động rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ

10. Chủ động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

11. Chủ động, tích cực rèn luyện các phẩm chất của nhà Tâm lý

12. Tích cực trau dồi thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng trong nghề nghiệp

13. Độc lập trong tư duy khi nhìn nhận và đánh giá vấn đề khoa học chuyên ngành 14. Tuân thủ những yêu cầu nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp trong thực hành nghề.

a. Kết quả chung về biểu hiện thái độ của SV đối với các hoạt động ĐHNN

Xét kết quả ở bảng 2.24. những biểu hiện thái độ được SV lựa chọn như sau: Mức độ thường xuyên (điểm TB từ 3,41 – 4,20) là các biểu hiện: Tuân thủ những yêu cầu về nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp trong thực hành nghề (bậc 1/14); Thích thú với việc tiếp nhận những kiến thức về ngành và nghề đã chọn (bậc 2/14), Hài lòng khi hoàn thành những nhiệm vụ học tập và thực hành được giao (bậc 3/14); Coi trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị nghề nghiệp (bậc 4/14); Hài lòng và thỏa mãn với ngành và nghề đang học (bậc 5/14); Tích cực, tự giác hơn trong quá trình học tập (bậc 6/14); Chủ động, tích cực rèn luyện các phẩm chất của nhà Tâm lý (bậc 7/14); Thích thú với việc tiếp nhận những kiến thức về ngành và nghề đã chọn (bậc 8/14).

Mức độ thỉnh thoảng (điểm TB từ 2,61 – 3,40) là các biểu hiện: Chủ động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn (bậc 9/14); Chủ động cập nhật các thông tin khoa học chuyên ngành (bậc 10/14); Độc lập trong tư duy khi nhìn nhận và đánh giá các vấn đề khoa học chuyên ngành (bậc 11/14); Chủ động rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ (bậc 12/14); Chủ động quan sát và tìm kiếm những địa điểm thực tập/ hành nghề liên quan đến nghề nghiệp đã chọn (bậc 14/14).

Xếp bậc thấp nhất (14/14) với điểm TB = 2,50 nằm ở mức hiếm khi là biểu hiện “Tích cực trau dồi thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng trong nghề nghiệp”. Không có biểu hiện nào được SV lựa chọn ở mức độ cao nhất (rất thường xuyên) và mức độ thấp nhất (chưa bao giờ).

Với kết quả xếp bậc và phân loại mức độ như trên ta thấy ở SV có sự ưu tiên lựa chọn xếp bậc cao đối với các biểu hiện thái độ cụ thể trong quá trình học tập, thực tập, rèn luyện khi ĐHNN cho bản thân. Điều đáng mừng ở đây là các biểu hiện thái độ này được đánh giá ở mức độ thường xuyên, chứng tỏ SV rất nghiêm túc, tích cực trong học tập và luôn cố gắng, phấn đấu vì nghề nghiệp trong tương lai của mình.

Tuy nhiên, việc xếp bậc thấp cuối bảng đối với biểu hiện “Tích cực trau dồi thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng trong nghề nghiệp” với điểm TB = 2,50 nằm ở mức hiếm khi, cho thấy ở SV chưa có sự tích cực và biểu hiện cao đối với các hoạt động liên quan đến những kiến thức bổ trợ trong quá trình học tập, thực tập, rèn luyện, ĐHNN. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía nhận thức của SV và khách quan từ phía nội dung, cách thức truyền đạt những bộ môn này. Thực tế, những kiến thức về thế giới quan, về tư tưởng tổng quát của các trường phái khác nhau sẽ định hình nhân cách, tư duy của con người trong mọi hoạt động. Do đó, có thái độ đúng đắn và hiểu biết chuyên sâu về vấn đề thế giới quan, về các trường phái tư tưởng đa dạng sẽ giúp ích rất nhiều cho SV trong quá trình ĐHNN và công tác chuyên môn sau này.

b. Kết quả so sánh về biểu hiện thái độ của SV đối với các hoạt động ĐHNN

Kết quả so sánh trung bình ở bảng 2.24. cho thấy ở cả 4 nhóm tham số nghiên cứu: Trường (F=1,269; Sig.= 0,537); năm thứ (F= 1,221; Sig.= 0,491); giới tính (F= 2,378; Sig.= 0,500) và tham số hộ khấu (F= 0,223; Sig.= 0,328) đều có Sig.>0,05, chứng tỏ không có sự khác biệt ý nghĩa giữa SV Trường ĐHSP với SV trường KHXHNV, giữa SV năm nhất với SV năm ba, giữa SV nam với SV nữ, giữa SV ở TPHCM với SV ở tỉnh về biểu hiện thái độ đối với các hoạt động ĐHNN.

2.2.3.3. Mức độ yêu thích và ĐHNN cụ thể của SV chuyên ngành TLH

Nghề nghiệp thuộc chuyên ngành Tâm lý học ở Việt Nam là nghề có tính đặc thù cao. Trong thế giới nghề nghiệp chuyên ngành TLH vô cùng phong phú, mỗi SV định hướng cho mình một nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của bản thân. Với mong muốn tìm hiểu những nghề nghiệp thuộc chuyên ngành TLH được SV định hướng và yêu thích ở mức độ nào, người nghiên cứu tổng hợp 27 nghề nghiệp khái quát thành 5 nhóm nghề, mỗi nhóm gồm các nghề nghiệp cụ thể, với 5 mức độ lựa chọn khác nhau. [Câu 8, phụ lục 1, mẫu 1]. Kết quả được khái quát ở bảng 2.25. và 2.26. như sau:

Bảng 2.25. Mức độ yêu thích các nhóm nghề thuộc chuyên ngành TLH

Nhóm nghề nghiệp TB ĐLC XB

Giảng dạy (giảng viên, giáo viên) 3,05 0,548 4 Nghiên cứu khoa học 3,06 0,487 3 Tư vấn, tham vấn, trị liệu (trợ giúp) tâm lý 3,61 0,362 1

Quản lý, tổ chức, nhân sự 2,78 0,544 5 Các công việc khác 3,41 0,458 2

Theo kết quả bảng 2.25. cho thấy 5 nhóm nghề nghiệp thuộc chuyên ngành TLH đều có điểm TB tổng nằm ở mức khá yêu thích (điểm TB từ 2,78 đến 3,61> 2,61). Trong số đó, nhóm nghề được SV lựa chọn nhiều nhất nằm ở mức khá yêu thích và xếp bậc 1/5 (với tổng điểm TB = 3,61) là nhóm nghề “Tư vấn, tham vấn, trị liệu (trợ giúp) tâm lý”; Nhóm được yêu thích (xếp bậc 2/5) là nhóm nghề “Các công việc khác” (với tổng điểm TB = 3,41); Tiếp đến, nhóm nghề được yêu thích (xếp bậc 3/5) là nhóm nghề “Nghiên cứu khoa học” (với tổng điểm TB = 3,06); Còn lại là nhóm nghề “Giảng dạy” với tổng điểm TB = 3,05 xếp bậc 4/5; Và nhóm nghề “Quản lý, tổ chức nhân sự” xếp bậc 5/5) với tổng điểm TB = 2,78.

Kết hợp kết quả tổng quan ở bảng 2.25. với kết quả cụ thể trong bảng 2.26. ta sẽ hiểu rõ hơn về mức độ yêu thích các nghề nghiệp thuộc chuyên ngành TLH của SV, chi tiết bảng 2.26. như sau:

Bảng 2.26. Kết quả khảo sát ĐHNN qua mức độ yêu thích nghề nghiệp cụ thể

Giảng dạy (giảng viên, giáo viên)

1 Giảng dạy các học phần TLH trong các trường ĐH, CĐ, THCN 3,51 1,118 8

2 Giảng dạy môn Giáo dục công dân trường THCS, THPT 2,03 1,047 25 3 Giảng dạy kỹ năng sống 3,48 1,172 9

4 Giảng dạy và chăm sóc trẻ tự kỷ, khuyết tật 3,17 1,180 19

Nghiên cứu khoa học

5 Cán bộ nghiên cứu khoa học 2,99 1,104 22 6 Cán bộ dự án phát triển cộng đồng 3,12 1,117 20

Tư vấn, tham vấn, trị liệu (trợ giúp) tâm lý

7

Chuyên viên tham vấn học đường

(tại trường học: Tiểu học, THCS, THPT) 3,69 1,006 5 8 Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp

(trường học, các trung tâm, tổ chức xã hội) 3,63 0,958 6 9 Cố vấn học tập (tại các trường ĐH, CĐ, THCN,...) 3,06 1,020 21 10

Cố vấn viên

(tham vấn/tư vấn cho các công ty, chương trình truyền hình,...) 3,29 1,016 15 11 Chuyên viên tư vấn tâm lý (tình yêu – hôn nhân – gia đình) qua

các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh,.. 3,91 1,081 4

12 Chuyên viên chẩn đoán Tâm lý

(tại bệnh viện, trung tâm, công ty chăm sóc sức khỏe tinh thần) 4,04 0,926 2

13 Chuyên viên tham vấn Tâm lý

(tại bệnh viện, công ty, trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần) 4,11 0,856 1

14 Chuyên viên trị liệu Tâm lý

(tại bệnh viện, công ty, trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần) 3,99 0,966 3

15 Nhân viên công tác xã hội 2,76 1,132 23

Quản lý, tổ chức, nhân sự

16 Cán bộ quản sinh 2,01 0,848 26 17 Cán bộ Đoàn, Đảng 2,06 0,958 24 18 Cán bộ tuyên giáo 2,00 0,920 27 19 Nhân viên quản trị nhân sự 3,38 1,210 13 20 Nhân viên marketting 3,29 1,212 15 21 Nhân viên thiết kế quảng cáo, ý tưởng 3,46 1,183 10 22 Nhân viên nghiên cứu thị trường (NC tâm lý khách hàng) 3,29 1,206 15

Các công việc khác 23 Diễn giả 3,43 1,285 11 24 MC, hoạt náo viên 3,26 1,324 18 25 26 Tổ chức các chương trình, sự kiện 3,59 1,262 7

27 Viết kịch bản chương trình (cho đài truyền hình, gameshow,...) 3,40 1,248 12 Kết quả bảng 2.26. cho thấy những nghề nghiệp cụ thể thuộc ngành TLH được SV lựa chọn tập trung ở mức khá yêu thích (TB từ 3,41 – 4,20), và mức yêu thích (TB từ 2,61 – 3,40), cùng một số nghề nghiệp được SV chọn ở mức ít yêu thích. Hầu như không có lựa chọn ở mức Rất yêu thíchkhông yêu thích. Cụ thể:

- Mức Khá yêu thíchbao gồm những nghề được xếp lần lượt theo thứ bậc từ cao xuống thấp là: bậc 1/27 - Chuyên viên tham vấn Tâm lý (tại bệnh viện, công ty, trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần); bậc 2/27 - Chuyên viên chẩn đoán Tâm lý (tại bệnh viện, trung tâm, công ty chăm sóc sức khỏe tinh thần); bậc 3/27 Chuyên viên trị liệu tâm lý (tại bệnh viện, công ty, trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần); bậc 4/27 - Chuyên viên tư vấn tâm lý (tình yêu – hôn nhân – gia đình) qua các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, các website); bậc 5/27 - Chuyên viên tham vấn học đường (tại trường học: Tiểu học, THCS, THPT); bậc 6/27 - Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp (trường học, các trung tâm, tổ chức xã hội); bậc 7/27 - Tổ chức các chương trình, sự kiện; bậc 8/27 - Giảng dạy kỹ năng sống; bậc 9/ 27 - Giảng dạy các học phần TLH trong các trường ĐH, CĐ, THCN; bậc 10/27 - Nhân viên thiết kế quảng cáo, ý tưởng và bậc 11/27 là nghề Diễn giả.

- Tiếp đó là những nghề được chọn ở mức Yêu thích: bậc 12/27 - Viết kịch bản chương trình (cho đài truyền hình,...); bậc 13/27 - Phóng viên báo đài; bậc 14/27 - Nhân viên quản trị nhân sự; bậc 15/27 - Nhân viên nghiên cứu thị trường; bậc 16/27 - Nhân viên marketting; bậc 17/27 - Cố vấn viên (tham vấn/tư vấn cho các công ty, chương trình truyền hình, gameshow thực tế,...); bậc 18/27 - Giảng dạy và chăm sóc trẻ tự kỷ, khuyết tật; bậc 19/20 - MC, hoạt náo viên; bậc 20/27 - Cán bộ dự án phát triển cộng đồng; bậc 21/27 - Cố vấn học tập (trường ĐH, CĐ, THCN,...); bậc 22/27 - Cán bộ nghiên cứu khoa học và bậc 23/27 - Nhân viên công tác xã hội.

- Những nghề được SV lựa chọn ở mức Ít yêu thích như: bậc 24/27 - Cán bộ Đoàn, Đảng; bậc 25/27 - Giảng dạy môn Giáo dục công dân trường THCS, THPT; bậc 26/27 - Cán bộ quản sinh; bậc 27/27 - Cán bộ tuyên giáo.

Như vậy, với kết quả khảo sát trên cho ta thấy việc ĐHNN của SV với các nhóm nghề TLH luôn ở mức khá yêu thích. Nhóm nghề được yêu thích nhất là tư vấn, tham vấn và trị liệu. Sự lựa chọn này của SV thể hiện nhu cầu rất thực tế trong xã hội hiện nay. Xã hội càng phát triển con người càng đối diện với những vấn đề tâm lý phát sinh. Nguồn lực chuyên viên tham vấn, trị liệu đang rất thiếu hụt ở các trung tâm, cơ sở, bệnh viện. Bên cạnh đó, tuy cũng ở mức yêu thích nhưng việc chọn và xếp nhóm

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)