Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 64)

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng ĐHNN của SV chuyên ngành Tâm lý học tại một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2. Địa bàn khảo sát

2.1.2.1. Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM

a. Vài nét về Tổ Bộ môn Tâm lý học của Trường ĐHSP TPHCM

Trường ĐHSP TPHCM thành lập ngày 27/10/1976 theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường là ĐHSP Quốc gia Sài Gòn được thành lập năm 1957. Năm 1995, Trường là thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM. Năm 1999, Chính phủ quyết định tách Trường khỏi Đại học Quốc gia TPHCM để xây dựng thành Trường ĐHSP trọng điểm phía Nam. Hiện nay, Trường ĐHSP TPHCM là một trong 14 trường ĐH trọng điểm Quốc gia và là 1 trong 2 trường ĐHSP lớn của cả nước, đóng vai trò nòng cốt, đầu đàn đối với hệ thống các trường sư phạm và phổ thông ở phía Nam.

Tiền thân của Khoa Tâm lý – Giáo dục là Tổ Tâm lý – Giáo dục ra đời cùng với Trường ĐHSP TPHCM vào năm 1976. Năm 2011, đáp ứng nhu cầu của xã hội, Khoa Tâm lý – Giáo dục tiến hành tách chuyên ngành TLH ra khỏi chuyên ngành kép Tâm lý – Giáo dục. Chuyên ngành TLH là hệ cử nhân ngoài sư phạm, thuộc Tổ Bộ môn TLH, đã tổ chức tuyển sinh các khối C, D1 và đào tạo khóa đầu tiên từ năm 2011. Hiện tại, Bộ môn đã có đội ngũ cán bộ giảng viên vững mạnh cùng với nhiều thành tích trong đào tạo, thực hành và nghiên cứu khoa học, từng bước khẳng định vị thế và uy tín của mình ở khu vực miền Nam và trên cả nước.

b. Chương trình đào tạo cử nhân TLH hệ chính quy Trường ĐHSP TPHCM Đối tượng tuyển sinh: Tất cả công dân Việt Nam và nước ngoài đủ các điều kiện:

- Tốt nghiệp phổ thông trung học.

- Có nguyện vọng theo học ngành Tâm lý học

- Qua quá trình tuyển sinh vào ngành Tâm lý học khối C, D1.

Thời gian đào tạo:

- Bình thường: 8 học kỳ chính (4 năm)

- Tối thiểu: 7 học kì chính (tương đương 3,5 năm) - Tối đa: 12 học kì chính (tương đương 6 năm)

Chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học:

Bảng 2.1. Chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học trường ĐHSP TP.HCM

STT Nội dung đào tạo Tín chỉ

1 Kiến thức giáo dục đại cương 45

2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chuyên ngành Tâm lý học 85

2.1 - Kiến thức cơ sở ngành 10 2.2 - Kiến thức chuyên ngành 61 2.3 - Thực tập, rèn luyện nghiệp vụ 8 2.4 - Khóa luận tốt nghiệp/ học phần tốt nghiệp 6

Tổng cộng tín chỉ 130

Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Chương trình khung gồm 130 tín chỉ, bao gồm hai khối kiến thức: khối kiến thức giáo dục đại cương 45 tín chỉ và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 85 tín chỉ. Khối các học phần tự chọn bắt buộc được thiết kế theo hướng chuyên ngành gồm hai chuyên ngành TLH xã hội và TLH tham vấn. Mỗi SV sẽ được rèn luyện nghiệp vụ tại các cơ sở tư vấn tâm lý với hai học phần: Rèn luyện nghiệp vụ tư vấn (2 tín chỉ) và Thực tập tư vấn (6 tín chỉ). Sau khi tích lũy được tối thiểu 100 tín chỉ, các SV đạt loại khá, giỏi sẽ được đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp (6 tín chỉ) nếu thỏa một số điều kiện mà Hội đồng khoa học của khoa Tâm lý – Giáo dục đề ra trong từng năm học. Các SV không được giao làm khóa luận tốt nghiệp sẽ lựa chọn học 2 trong 4 học phần tốt nghiệp (6 tín chỉ).

Những năm tiếp theo, Bộ môn TLH trực thuộc khoa Tâm Lý – Giáo dục sẽ mở rộng mục tiêu đào tạo cử nhân các chuyên ngành TLH xã hội, TLH tham vấn, tổ chức nhân sự. Tính đến đầu năm 2014, ngành đã tuyển sinh được 3 khóa chính quy với gần 300 sinh viên và vẫn đang trong quá trình đào tạo.

Bảng 2.2. Sinh viên chuyên ngành TLH toàn Khoa (cập nhật tháng 04/2014) Sinh viên khóa Hệ chính quy Hệ VHVL Hệ văn bằng 2

K01 hay K37 (2011 - 2015) 93 K02 hay K38 (2012 - 2016) 103 K03 hay K39 (2013 - 2017) 91

Tổng SV toàn Bộ Môn TLH 287

2.1.2.2 Trường Đại học KHXHNV (ĐH Quốc gia) TPHCM

a. Vài nét về Khoa Tâm lý của trường Đại học KHXHNV TPHCM

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM tiền thân là trường Đại học Văn khoa, thuộc Viện Đại học Sài Gòn, được thành lập năm 1957. Vào tháng 10 năm 1975, ĐH Văn khoa có nhiều thay đổi về mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo. Tháng 4 năm 1977 ĐH Văn khoa hợp nhất với ĐH Khoa học thành ĐH Tổng hợp TPHCM, trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản lớn nhất ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Ngày 30 tháng 3 năm 1996, ĐH KHXHNV - ĐHQG TPHCM được thành lập trên cơ sở tách ra từ ĐH Tổng hợp TPHCM, và là một trong những trường ĐH thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM có vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng.

Ngày 18/4/2007, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV TPHCM ký quyết định số 70/QĐ – TCHC thành lập Bộ môn TLH, tách ra từ Khoa Giáo dục trực thuộc Trường và tiến hành tổ chức đào tạo cử nhân chuyên ngành TLH khóa đầu tiên năm 2008. Ngày 27/3/2014, Giám đốc ĐHQG đã ký quyết định số 248/QĐ-ĐHQG-TCCB quyết định thành lập Khoa TLH thuộc Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM. Đến ngày 11/4/2014, Trường ĐH KHXH&NV chính thức tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Khoa TLH sau 6 năm được hình thành và phát

triển từ Bộ môn Tâm lý học, tiếp tục nhiệm vụ nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, phát huy thế mạnh, vị thế của ngành TLH, xây dựng Khoa Tâm lý học trở thành một đơn vị vững mạnh.

Trong thời gian tới, Khoa TLH tiếp tục tuyển sinh các khối B, C và D1 và sẽ ưu tiên đào tạo trình độ ĐH theo định hướng lý thuyết cơ bản và ứng dụng TLH với 4 chuyên ngành, trong đó có 3 chuyên ngành TLH ứng dụng Tham vấn- Trị liệu tâm lý, Tâm lý Tổ chức – Nhân sự, Tâm lý học đường và 1 chuyên ngành TLH cơ bản.

b.Chương trình đào tạo cử nhân TLH trường ĐH KHXHNV TPHCM Đối tượng tuyển sinh: Tất cả công dân Việt Nam và nước ngoài đủ các điều kiện:

- Tốt nghiệp phổ thông trung học.

- Có nguyện vọng theo học ngành Tâm lý học

- Qua quá trình tuyển sinh vào ngành Tâm lý học khối B, C, D1

Thời gian đào tạo:

- Bình thường: 8 học kỳ chính (4 năm)

- Tối thiểu: 7 học kì chính (tương đương 3,5 năm) - Tối đa: 12 học kì chính (tương đương 6 năm)

Chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học

Bảng 2.3. Chương trình đào tạo cử nhân TLH Trường KHXHNV TPHCM

STT Nội dung đào tạo Tín chỉ

1 Kiến thức giáo dục đại cương 45

2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chuyên ngành Tâm lý học 95

2.1 - Kiến thức cơ sở ngành 25 2.2 - Kiến thức chuyên ngành 33 2.3 - Kiến thức tự chọn (kiến thức định hướng chuyên ngành) 25 2.4 - Thực tập, thực tế nghề nghiệp 12

Tổng cộng tín chỉ 140

Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Chương trình khung đào tạo chuyên ngành TLH trường ĐH KHXHNV TP HCM gồm 140 tín chỉ, bao gồm 2 khối kiến thức: Khối kiến thức giáo dục đại cương được tổ

chức đào tạo trong 3 học kỳ chính (45 tín chỉ); Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp được tổ chức đào tạo trong 5 học kỳ chính (95 tín chỉ).

Khối các học phần tự chọn bắt buộc được thiết kế theo hướng chuyên ngành: Tham vấn trị liệu và chuyên ngành Tâm lý Tổ chức – Nhân sự. Mỗi SV sẽ được rèn luyện nghiệp vụ tại các cơ sở tư vấn tâm lý, các bệnh viện, cơ quan ban ngành với hai học phần: thực tập nghề nghiệp (2 tín chỉ) và Thực tập tốt nghiệp (10 tín chỉ). Trong toàn khóa học, SV phải tích lũy tối thiểu 140 tín chỉ và phải có các chứng chỉ ngoại ngữ (trình độ B), Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng, Tin học (Các chứng chỉ này do SV tự tích lũy) để được xét công nhận tốt nghiệp. Cuối mỗi khóa học, những SV có đủ điều kiện sau đây sẽ được xét và công nhận tốt nghiệp:

- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên (tính đến thời điểm xét tốt nghiệp)

- Tích lũy đủ số học phần theo quy định (140 tín chỉ)

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học phải đạt từ 5,0 trở lên - Có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất. Tính đến đầu năm 2014, Khoa đã đào tạo được 2 khóa chính quy, 1 khóa vừa học vừa làm (VHVL) sắp tốt nghiệp và đang đào tạo 3 khóa chính quy, 3 khóa hệ VHVL, 2 khóa văn bằng 2 với số lượng trên 991 SV.

Bảng 2.4. Sinh viên toàn Khoa Tâm lý (thống kê cập nhật tháng 4/2014) Sinh viênKhóa Hệ chính quy Hệ VLVH Hệ văn bằng 2

K01 (2008 - 2012) 46 80 102 K02 (2009 - 2013) 64 100 110 K03 (2010 - 2014) 80 117 K04 (2011 - 2015) 60 92 K05 (2012 - 2016) 70 K06 (2013 - 2017) 70 Tổng từng hệ 390 389 112 Tổng toàn Khoa 991

Nhìn chung ngành TLH được đào tạo từ 2 trường trên đều quan tâm nghiên cứu mọi hiện tượng xã hội liên quan đến đời sống tinh thần của con người ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần đối tượng; đều hướng đến đào tạo cử nhân TLH có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất nghề nghiệp để nghiên cứu TLH và làm việc tại các

trung tâm, các cơ quan, đoàn thể xã hội, viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, bệnh viện,… Ngoài ra, SV sau khi tốt nghiệp có thể học tiếp ở các bậc học cao hơn trong cùng lĩnh vực khoa học.

2.1.3. Mô tả cách thức nghiên cứu 2.1.3.1. Công cụ nghiên cứu

Công cụ nghiên cứu là bảng hỏi được thiết kế dành cho các nhóm khách thể là SV chuyên ngành TLH, giảng viên, các nhà giáo dục đang công tác trong lĩnh vực ngành TLH. Các mẫu bảng hỏi được thực hiện qua các giai đoạn sau:

a. Giai đoạn một

Để có cơ sở tiếp cận đối tượng nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ điều tra, người nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành soạn thảo bảng hỏi gồm 10 câu hỏi mở để tìm hiểu sơ bộ về những vấn đề có liên quan đến ĐHNN của SV chuyên ngành TLH làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức. (Phụ lục 1, mẫu 1). Sau đó, phát cho 100 SV chuyên ngành TLH, trong đó 50 SV đang theo học tại trường ĐHSP TPHCM và 50 SV trường ĐH KHXHNV TPHCM. Kết quả thu lại được 94 phiếu, thất lạc 6 phiếu.

b. Giai đoạn hai

Sau khi thu bảng hỏi mở, người nghiên cứu đọc, phân loại các câu trả lời trong từng vấn đề theo phương pháp phân tích nội dung. Từ kết quả cụ thể đó, kết hợp với xin ý kiến từ các giáo viên, các nhà giáo dục đang công tác trong ngành TLH, tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức cho SV, có hướng dẫn cách trả lời rõ ràng, chi tiết cho từng câu hỏi. (Phụ lục 1, mẫu 2)

Phiếu thăm dò ý kiến chính thức cho SV được xây dựng gồm 20 câu hỏi theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo tính khách quan, trung thực, gồm hai phần cơ bản: Phần thông tin của khách thể và phần nội dung. Phần thông tin của khách thể bao gồm: tên trường, tên chuyên ngành đang học, năm thứ, giới tính, hộ khẩu thường trú nhằm so sánh sự khác biệt. Phần nội dung của phiếu thăm dò có tổng cộng 20 câu hỏi chính, gồm các loại câu hỏi:

+ Câu hỏi đóng: đưa ra các phương án trả lời sẵn để người được hỏi lựa chọn. + Câu hỏi kết hợp: bao gồm các phương án trả lời có sẵn và phần cho người hỏi đưa ra ý kiến của mình nhằm thu thập thêm thông tin.

Bảng hỏi 20 câu dùng để đánh giá biểu hiện ĐHNN của SV chủ yếu theo 3 mặt nhận thức, thái độ, hành vi, được cấu trúc như sau:

+ Nhóm câu hỏi khảo sát ĐHNN của SV thể hiện ở nhận thức đối với ngành học và hệ thống các nghề nghiệp thuộc chuyên ngành TLH: Câu 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11.

+ Nhóm câu hỏi khảo sát ĐHNN của SV thể hiện ở thái độ đối với ngành học và hệ thống các nghề nghiệp thuộc chuyên ngành TLH: Câu 8, 12, 13, 15.

+ Nhóm câu hỏi khảo sát ĐHNN của SV thể hiện ở hành vi thực hiện các công việc ĐHNN thông qua hoạt động học tập, giao lưu, thực hành, thực tập của SV để theo đuổi, chiếm lĩnh, duy trì và gắn bó với nghề nghiệp đã chọn: Câu 6, 14, 16.

+ Nhóm câu hỏi khảo sát ĐHNN của sinh viên thể hiện ở việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân tác động đến sự ĐHNN của SV: Câu 17, 18, 19.

+ Câu hỏi khảo sát lí do thi tuyển: Câu 2

+ Câu hỏi khảo sát sự kiên định với ngành học: Câu 20 + Câu hỏi khảo sát nguyện vọng theo học: Câu 1

c. Giai đoạn ba

Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức.

Tổng số sinh viên chuyên ngành TLH năm thứ nhất (khóa 2013 - 2017) và năm thứ ba (khóa 2011 - 2015) hệ chính quy hiện đang theo học tại trường ĐHSP TPHCM và trường ĐH KHXHNV TPHCM (tính đến thời điểm tháng 4/2014) là 314 sinh viên. Tuy nhiên do tác động của một số yếu tố khách quan không mong muốn nên không thu phiếu được toàn bộ dân số. Số phiếu phát ra là 300, số phiếu thu về là 253. Sau khi kiểm tra, có 24 phiếu không hoàn chỉnh nên bị loại, kết quả cuối cùng được 229 phiếu hợp lệ.

Trong nghiên cứu này sử dụng công thức của Slovin (1960) để kiểm tra lại việc chọn mẫu tối ưu. Công thức chọn mẫu như sau: n = N/ (1+N x e2)

Trong đó: + n: Quy mô mẫu lựa chọn + N: Tổng thể dân số

+ e: Mức sai lệch mong muốn (với mức ý nghĩa 95%; e = 0,05)

Theo côngthức của Slovin ta tính được quy mô mẫu cần chọn là 176 SV. Như vậy, 229 phiếu thu được từ cuộc khảo sát đạt trên mức quy mô mẫu tối ưu, có thể dùng làm đại diện nghiên cứu. Do đó, kích thước mẫu cuối cùng để xử lý là 229. Trong đó cơ cấu khách thể nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.6. như sau:

Bảng 2.6. Cơ cấu khách thể nghiên cứu ĐHSP TP.HCM KHXHNV TP.HCM Tổng N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỉ lệ % Năm thứ Năm 1 75 56,0 56 58,9 131 57,2 Năm 3 59 44,0 39 41,1 98 42,8 Giới tính Nam 24 17,9 25 26,3 49 21,4 Nữ 110 82,1 70 73,7 180 78,6 Hộ khẩu Tỉnh 108 80,6 64 67,4 172 75,1 TPHCM 26 19,4 31 32,6 57 24,9 Tổng 134 100,0 95 100,0 229 100,0

Mẫu nghiên cứu gồm có 229 SV chuyên ngành TLH, bao gồm 134 SV trường ĐHSP TPHCM và 95 SV trường ĐH KHXHNV TPHCM. Trong 229 phiếu, xét theo giới tính gồm có 49 SV nam, 180 SV nữ; xét theo năm thứ gồm có 131 SV năm thứ nhất, 98 SV năm thứ ba; xét theo hộ khẩu gồm có 57 SV cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh và 172 SV đến từ các tỉnh thành khác trên cả nước.

d. Giai đoạn bốn

Sau khi thu phiếu điều tra chính thức, tiến hành xử lý sơ bộ số liệu, xây dựng bảng hỏi khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp ĐHNN cho sinh viên (Phụ lục 1, mẫu 3) và bảng hỏi cho giới chuyên môn – những thầy cô đang công tác, giảng dạy trong lĩnh vực ngành, nghề TLH, những chuyên viên hướng nghiệp,… (Phụ lục 1, mẫu 4).

2.1.3.2. Xử lý số liệu

Tất cả số liệu được xử lý thống kê theo chương trình SPSS For Windown 16.0. Để tính toán độ tin cậy của các câu hỏi trong phiếu điều tra chính thức, người nghiên cứu tiến hành tính toán độ tin cậy Alpha của Cronbach. Độ tin cậy có thể dao động từ 0 đến 1.

+ Nếu hệ số Alpha nhỏ hơn 0,6: độ tin cậy không đảm bảo, cần xem lại các câu hỏi trong bảng hỏi, đặc biệt là những câu có độ tin cậy nhỏ hơn 0,2.

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)