2.2.1.1. Kết quả chung về lí do thi tuyển và chọn học chuyên ngành TLH của sinh viên
Để tìm hiểu lý do SV lựa chọn chuyên ngành TLH, chúng tôi khái quát thành 16 lý do cơ bản. (Câu 2, phụ lục 1, mẫu 2). Kết quả thể hiện ở bảng2.8 như sau:
Giá trị trung bình Mức độ
1,00 – 1,75 Rất thấp 1,76 – 2,51 Thấp 2,52 – 3,36 Trung bình 3,37 – 4,00 Cao
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát lí do thi tuyển và chọn học chuyên ngành TLH
LÍ DO THI TUYỂN VÀ CHỌN HỌC CHUYÊN NGÀNH TLH N % XB
Yêu thích, đam mê ngành học 107 46,7 1
Muốn khám phá, thay đổi bản thân và người khác 89 38,9 2
Phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của bản thân 85 37,1 3
Muốn giúp người thân và bạn bè giải quyết khó khăn tâm lý 75 32,8 4
Ngành hay, có tiềm năng 62 27,1 5
Phù hợp với nhu cầu thực tế, ngành đang được xã hội ưa chuộng 54 23,6 6 Thần tượng người thành công trong ngành 52 22,7 7 Điểm chuẩn vừa sức, dễ đậu 46 20,1 8
Tò mò vì ngành lạ 32 14,0 9
Ngẫu nhiên theo cảm tính 26 11,4 10 Gia đình, thầy cô, bạn bè định hướng, khuyến khích 19 8,3 11 Muốn có bằng đại học 12 5,2 12 Không còn lựa chọn nào khác 11 4,8 13 Hấp dẫn bởi uy tín, tiếng tăm, sự tuyên truyền của ngành 11 4,8 13 Phù hợp với điều kiện sức khỏe, tâm lý 5 2,2 15 Truyền thống gia đình 1 0,4 16
Kết quả bảng 2.8. cho thấy lí do SV năm nhất và năm thứ ba đến với chuyên ngành TLH ở TPHCM được xếp theo thứ bậc như sau: lí do “Yêu thích, đam mê ngành học” chiếm vị trí cao nhất (xếp bậc 1/16), bao gồm 107 lần lựa chọn, (chiếm 46,7%) trên tổng số lựa chọn. Kế đó là lí do “Muốn khám phá, thay đổi bản thân và người khác” xếp vị trí thứ 2, (chiếm 38,9%). Và xếp vị trí thứ 3, (chiếm 37,1%) là lí do “Phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của bản thân”. Qua đó cho thấy SV bước đầu đã có mục tiêu cụ thể và rất coi trọng ngành học. Cụ thể như SV T.M.C (lớp TLH K39, Trường ĐHSP TPHCM) chia sẻ: “Em thường nghe radio chương trình trò chuyện, tư vấn đêm khuya từ khi còn học cấp 3, được nghe các chuyên gia tư vấn, trò chuyện, giải đáp các vấn đề tâm lý cho mọi người, em rất thích. Lúc ở nhà hay học trên lớp em cũng hay nghe mấy đứa em và các bạn chung lớp chia sẻ chuyện buồn vui này nọ. Em thấy mình thích hợp và có khả năng tư vấn và muốn mình thật giỏi, hiểu được thật nhiều vấn đề tâm lý để tư vấn cho mọi người nên chọn học ngành Tâm lý”.
Hay cũng xuất phát từ sở thích tư vấn, giúp đỡ và nhu cầu chia sẻ với bạn bè nhưng có phần thiên về khẳng định năng lực bản thân, bạn P.T.X (sinh viên lớp TLH
K04 Trường KHXHNV TPHCM) chia sẻ: “Em có một đứa bạn rất thân, chơi và học chung với nhau từ tiểu học đến khi học cấp 3. Ngày nó bị bạn trai bỏ, thất tình nên nó khóc, bỏ học, chán chường mọi thứ, thậm chí còn có ý định tự tử. Em nói em hiểu những gì mà nó đang chịu đựng và khuyên nó rất nhiều nhưng nó không nghe. Nó còn nói em không phải nhà Tâm lý, không hiểu được những gì đang xảy ra với nó. Bình thường em cũng được bạn bè tin tưởng chia sẻ và xin lời khuyên nên nghe nó nói vậy em tự ái và muốn cho nó thấy lời khuyên của em là đúng. Em chọn thi vào ngành Tâm lý học để sau này trở thành nhà Tâm lý nói ai cũng tin”.
Như vậy, những lí do ở trên tuy đơn giản nhưng nói lên những suy nghĩ tích cực, nghiêm túc của sinh viên về ngành học và nghề nghiệp của bản thân. Họ nhìn nhận vấn đề ở cả hiện tại và tương lai, dựa trên những nhu cầu thực tại của chính bản thân họ và yêu cầu của xã hội.
Bên cạnh ba lí do cao nhất thúc đẩy SV đến với chuyên ngành TLH thì lí do “Muốn giúp người thân và bạn bè giải quyết khó khăn tâm lý” cũng được đông đảo SV lựa chọn, xếp vị trí thứ 4 (chiếm 32,8%). Khi đề cập đến lí do này, các SV thể hiện cả những hoàn cảnh, tâm tư của bản thân họ. Trong quá trình nghiên cứu xuất hiện một số trường hợp sau:
- “Gia đình em ba mẹ em thường xuyên cãi vả, đập phá đồ đạc trong nhà. Em luôn sống trong tình trạng lo sợ và căng thẳng. Em chọn học ngành Tâm lý vì cho rằng nó sẽ giúp em có cách giúp ba mẹ sống vui hơn và em cũng muốn thoát khỏi tình trạng ngột ngạt, chán chường trong chính gia đình mình! (T.T.A.Đ, sinh viên lớp TLH K06 Trường ĐH KHXHNV TPHCM).
- Hay chia sẻ: “Em sinh ra không được may mắn lành lặn như những bạn khác, em thường tủi thân và sống khép kín với mọi người. Sau đó, em vào học ở trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, em cảm nhận được nỗi khổ, buồn tủi của rất nhiều bạn chung hoàn cảnh tật nguyền như em. Nhiều lần nghe các chuyên gia tư vấn trên đài radio nhắc đến ngành Tâm lý học, em suy nghĩ và quyết định chọn học vì hi vọng mình sẽ học được cách chữa lành vết thương tâm hồn cho những người cùng cảnh ngộ, và em nghĩ đó cũng là cách tự chữa lành nỗi đau cho chính mình” (H.D.K, sinh viên lớp TLH K37 Trường ĐHSP TPHCM). Em H.D.K là sinh viên bị khiếm thị nên lí do khi đến với ngành Tâm lý học cũng bao hàm cả những ước muốn, hoàn cảnh và tâm sự của bản thân em.
Có thể nói học tập hay làm bất cứ việc gì thì cũng cần phải xác định được mục đích, từ đó mới có niềm vui, hứng thú để duy trì và phát triển nghề. Kết quả ở bảng 2.8. cũng cho thấy ba lí do được SV lựa chọn ở mức thấp nhất là: “Không còn lựa chọn nào khác”, “Hấp dẫn bởi uy tín, tiếng tăm, sự tuyên truyền của ngành” (4,8%), “Phù hợp với điều kiện sức khỏe, tâm lý” (2,2%) và “Truyền thống gia đình” (0,4%). Tuy tỷ lệ này không cao nhưng cũng là vấn đề đáng phải lưu ý vì nó cho thấy vẫn có SV học tập chuyên ngành TLH mà không có mục đích cụ thể.
Nguyên nhân một phần là do, hiện nay ở TPHCM ngoài một số trường có thâm niên lâu năm được đánh giá chất lượng cao trong đào tạo chuyên ngành TLH như: ĐHSP, KHXHNV, ĐH dân lập Văn Hiến, đã xuất hiện thêm một số trường chính thức tuyển sinh đào tạo cử nhân TLH như: Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) sẽ bắt đầu đào tạo ngành TLH từ năm 2014, tuyển sinh các khối A, B, C, D1. Điều này góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh ngành TLH đến với nhiều người hơn, đặc biệt làm phong phú thêm môi trường học tập ngành TLH để SV có thêm cơ hội lựa chọn học tập và phát triển. Tuy nhiên, việc quảng cáo rầm rộ, đôi khi thổi phồng quá mức về cơ hội ngành học và nghề nghiệp TLH trên các diễn đàn tư vấn nghề nghiệp và trên các trang web hướng nghiệp của các cơ quan, đơn vị ngoài ngành, dễ gây nên sự hiểu nhầm, ảo tưởng về ngành và nghề cho các SV.
Tóm lại, lí do để SV đăng ký thi tuyển và chọn học chuyên ngành TLH ở TPHCM là rất nhiều. Trong đó phần lớn là vì SV yêu thích, đam mê ngành, nghề TLH nên đến với ngành để khám phá, phát triển các mặt tâm lý của bản thân và để giúp đỡ những người xung quanh. Ngoài ra cũng có 1 số SV học tập chuyên ngành TLH mà không có mục đích cụ thể. Với những lí do trên, thiết nghĩ nhà trường cần phải có biện pháp sàng lọc lại đối tượng và đẩy mạnh công tác GDNN nhằm kích thích động cơ, hứng thú học tập để SV có cơ hội nhìn nhận lại lựa chọn của mình và sớm hình thành mục đích đúng đắn, tích cực hơn trong quá trình học tập, tìm hiểu, duy trì, phát triển ngành và nghề TLH.
2.2.1.2. So sánh lí do thi tuyển và chọn học chuyên ngành TLH của SV theo các tham số nghiên cứu
a. So sánh lí do thi tuyển và chọn học chuyên ngành TLH giữa SV Trường
Kết quả thống kê ở bảng 2.9. (Phụ lục 4) cho thấy lí do đến với chuyên ngành TLH của SV Trường ĐHSP TPHCM và SV trường ĐH KHXHNV TPHCM không khác biệt nhiều về thứ bậc. Lí do được lựa chọn cao nhất ở cả hai trường vẫn là “Yêu thích, đam mê ngành học” (xếp bậc 1/16). Và lí do xếp bậc thấp nhất của hai trường vẫn là “Truyền thống gia đình”. Đó là một trong những điều đáng mừng vì số đông SV đến với ngành TLH với suy nghĩ tích cực, chủ động, nghiêm túc về ngành học và nghề nghiệp tương lai của bản thân họ.
Bên cạnh đó, giữa hai trường vẫn có sự khác biệt về thứ bậc với lí do “Phù hợp với nhu cầu thực tế, ngành đang được xã hội ưa chuộng” được SV Trường ĐHSP chọn và xếp hạng ở vị trí thứ 8, (chiếm 17,2%) trên tổng số 134 SV tham gia trả lời. Trong khi đó SV Trường ĐH KHXHNV lại lựa chọn và xếp bậc ở vị trí thứ 4 (chiếm 32,6%) trên tổng số 95 SV tham gia trả lời. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì đặc trưng của trường ĐHSP có chế độ hỗ trợ, thậm chí miễn giảm hoàn toàn học phí cho những SV vào học. Điều này phù hợp với tâm lý của các SV muốn được học nghề mình yêu thích với mức học phí vừa phải hoặc được miễn giảm học phí theo chính sách của trường. Mặc khác theo suy nghĩ thông thường khi chọn học bất kỳ ngành nào trong Trường ĐHSP các SV đều có tâm lý muốn được an toàn, không muốn cạnh tranh, va chạm với những bon chen của xã hội. Do đó, lí do đến với ngành TLH vì “Phù hợp với nhu cầu thực tế, ngành đang được xã hội ưa chuộng” ít được SV SP quan tâm nên xếp bậc thấp hơn so với các SV trường ĐH KHXHNV.
Bên cạnh đó, lí do “Không còn lựa chọn nào khác” cũng có sự khác biệt giữa SV của hai trường. SV Trường ĐHSP lựa chọn lí do này ở vị trí xếp bậc thứ 11, (chiếm 6,7%), trong khi đó SV Trường ĐH KHXHNV lựa chọn lí do này ở vị trí xếp bậc thứ 15 (vị trí gần cuối cùng của bảng xếp hạng 15/16), (chiếm 2,1%). Lý giải cho điều này ta sẽ thấy rõ hơn khi xét đến tình hình điểm số đầu vào của ngành TLH cả hai trường trong những năm qua. Theo số liệu thống kê của hai trường, điểm chuẩn đầu vào ngành TLH của Trường ĐH KHXHNV luôn tăng theo hằng năm và luôn cao hơn điểm đầu vào của trường ĐHSP TPHCM từ 3-3,5 điểm, thậm chí có năm cao hơn 4 – 5 điểm (năm 2011 điểm chuẩn ngành TLH trường ĐHSP TPHCM là 13 đối với khối D1 và 14 đối với khối C. Cùng năm đó, điểm chuẩn của trường KHXHNV đối với ngành TLH là
18,5 đối với khối B, D1 và 18 điểm đối với khối C). Với điểm xét tuyển đầu vào ngành TLH của trường luôn ở mức tăng cao như vậy, việc SV trường KHXHNV xếp lí do “Không còn lựa chọn nào khác” ở mức thấp gần cuối bảng xếp hạng là điều rất sát với thực tế.
b. So sánh lí do thi tuyển, chọn học chuyên ngành TLH giữa SV nam và SV nữ
Kết quả thống kê ở bảng 2.10. (Phụ lục 4), cho thấy lí do chọn học chuyên ngành TLH giữa SV nam và SV nữ không có sự khác biệt nhiều về thứ bậc. Lí do được lựa chọn xếp bậc cao nhất của cả hai giới vẫn là “Yêu thích, đam mê ngành học”, “Muốn khám phá thay đổi bản thân và người khác”, và lí do “Phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của bản thân”. Tuy nhiên, lí do “Muốn có bằng đại học” cho thấy sự khác biệt giữa SV nam và SV nữ. Tỉ lệ SV nam lựa chọn lí do “Muốn có bằng đại học” cao hơn tỉ lệ SV nữ. Các SV nữ lựa chọn và xếp bậc lí do này ở vị trí thứ 14, trong khi SV nam lựa chọn và xếp bậc ở vị trí thứ 10. Kết quả này cho thấy SV nam coi trọng bằng cấp hơn SV nữ và họ chịu áp lực nhiều về bằng cấp, cũng như quan niệm phải đậu ĐH nhiều hơn so với SV nữ.
Điều này cũng được đề cập qua chia sẻ của bạn N.H.X.H (SV lớp TLH K39, Trường ĐHSP TPHCM): “Em thích học kinh tế nhưng trường lấy điểm cao quá, em sợ thi rớt thì ba mẹ buồn. Em suy nghĩ nhiều lắm, rồi em nghe nói những người làm kinh doanh phải học giỏi tâm lý mới thành công được. Em bắt đầu tìm hiểu và được biết ngành TLH của trường ĐHSP lấy điểm không cao lắm, chất lượng bằng cấp có giá trị hơn những trường khác nên em đăng ký thi. Trước là đậu ĐH cho ba mẹ vui, sau lấy
bằng tâm lý rồi học tiếp mấy khóa học về kinh doanh để làm điều em thích”.
c. So sánh lí do thi tuyển và chọn học chuyên ngành TLH giữa SV năm nhất
và SV năm ba
Kết quả thống kê ở bảng 2.11. (Phụ lục 4), cho thấy: phần lớn sự lựa chọn và xếp bậc các lí do chọn học ngành TLH của SV năm thứ nhất và SV năm thứ ba không có sự khác biệt nhiều về thứ bậc. Chỉ có lí do khác biệt nhiều nhất đó là: lí do “Thần tượng người thành công trong ngành” được SV năm nhất lựa chọn và xếp bậc cao hơn so với SV năm ba. Cụ thể, SV năm thứ nhất xếp bậc lí do “Thần tượng người thành công trong ngành” ở vị trí thứ 5 (chiếm 30,5%) tổng lựa chọn, trong khi đó SV năm thứ ba lựa chọn và xếp ở vị trí thứ 8 (chiếm 12,2%) tổng số lựa chọn. Điều này cho
thấy những năm gần đây sự mở rộng, phát triển rầm rộ của ngành TLH về nhiều mảng, đặc biệt là mảng TLH truyền thông, TLH ứng dụng đã đạt được thành công rực rỡ, chiếm vị trí quan trọng trong xã hội và ảnh hưởng rất nhiều đến các SV năm nhất hơn so với các SV năm ba cách đây 3 năm về trước.
Theo kết quả phỏng vấn sâu một số trường hợp SV, người nghiên cứu cũng nhận được những chia sẻ tương ứng như: “Em hay nghe các chuyên gia TLH trò chuyện trên đài radio, em hâm mộ và thần tượng các chuyên gia đó rất nhiều. Em thích mình hiểu biết nhiều về tâm lý giống như thần tượng nên em đăng ký thi và chọn học ngành TLH” (H.D.K, sinh viên lớp TLH K37 Trường ĐHSP TPHCM).
Cùng quan điểm yêu thích và thần tượng người thành công trong ngành, bạn C.T.T.T (SV lớp TLH K39, Trường ĐHSP TPHCM) cũng chia sẻ “Em có điều kiện tiếp xúc và gặp gỡ nhiều chuyên gia tâm lý khi còn học cấp 3. Các chuyên gia đến trường em tư vấn, diễn thuyết và tổ chức nhiều chương trình, nhiều trò chơi rất hay. Em thấy các chuyên gia đó rất giỏi, các bạn em hỏi cái gì cũng biết và giải đáp cho tụi em rất nhiệt tình. Em ước sau này mình cũng sẽ trở thành một nhà tâm lý giỏi, một diễn giả được nhiều người hâm mộ giống như những chuyên gia Tâm lý.”
Hay cũng thần tượng người trong ngành nhưng trong một hoàn cảnh khác, bạn T.M.L (SV lớp TLH K04, Trường ĐH KHXHNV TPHCM) chia sẻ “Lúc em học cấp 3, nhà em có một người bị bệnh phải vào Bệnh Viện Tâm thần Trung Ương 2 ở Biên Hòa – Đồng nai khám và trị bệnh. Em có đi theo phụ chăm sóc, được gặp gỡ các cô chú làm trị liệu tâm lý tại bệnh viện. Tự nhiên em thấy rất thích các cô chú cũng như thích công việc mà các cô chú đang làm. Từ đó, em ấp ủ và muốn sau này mình sẽ được làm công việc giống như các cô chú đó”.
d. So sánh lí do thi tuyển và chọn học chuyên ngành TLH giữa SV ở TPHCM
và SV các tỉnh khác
Bảng kết quả 2.12. (Phụ lục 4) cho thấy việc lựa chọn và xếp bậc các lí do thi tuyển và chọn học chuyên ngành TLH giữa SV ở tỉnh và TPHCM là không khác biệt nhiều về thứ bậc. Đa số ý kiến đều giống nhau, chỉ có lí do “Hấp dẫn bởi uy tín, tiếng