Các nguyên nhân của thực trạng ĐHNN của SV

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 109 - 113)

Kết quả khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình ĐHNN của SV chuyên ngành TLH (Câu 19, phụ lục 1, mẫu 2) thể hiện ở bảng 2.34. cũng cho thấy:

Bảng 2.34. Nguyên nhân của thực trạng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH

Nội dung các nguyên nhân chủ quan ĐTB ĐLC XB TỔNG ĐTB

Không có kế hoạch và biện pháp cụ thể để hình thành và rèn luyện năng lực/ kỹ năng nghề

3,80 0,996 6

3,51

Ảo tưởng, kỳ vọng quá lớn vào nghề nghiệp 3,80 1,032 6 Không có kế hoạch và biện pháp cụ thể để rèn luyện năng

lực và kỹ năng nghề

3,59 0,949 12 Chưa trang bị những hiểu biết về giá trị, đặc điểm, yêu cầu

của nghề nghiệp một cách đúng đắn

3,56 0,914 13 Không nỗ lực, cố gắng 3,52 0,994 14 Không tích cực, sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động ĐHNN 3,41 0,967 15 Không hứng thú với nghề nghiệp đã chọn 3,38 1,030 16 Thiếu hụt các phẩm chất tâm lý cần thiết cho sự định

hướng nghề (niềm tin, tính cách,...)

3,26 1,001 17 Không nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của ĐHNN 3,26 1,030 17

Nội dung các nguyên nhân khách quan

Hình thức tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp thuộc chuyên ngành còn đơn điệu, chưa thường xuyên

3,94 0,776 1

3,79

Môi trường xã hội phức tạp và phương tiện truyền thông nhìn nhận, tuyên truyền ngành học và nghề nghiệp thuộc chuyên ngành với nhiều góc độ khác nhau

3,86 0,845 2

Chưa có mối liên hệ và sự đầu tư thích đáng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị tuyển dụng với nơi đào tạo

3,83 0,876 3

Các tổ chức chưa có sự tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp cụ thể thuộc chuyên ngành trước khi SV vào học

3,83 0,851 3

Thiếu thốn về cơ sở vật chất và phương tiện thực hành, rèn luyện nghề nghiệp

3,81 0,897 5

Nhà trường chưa tổ chức cho SV tham quan, tiếp cận thực tế với ngành học và nghề nghiệp cụ thể

3,78 0,989 8 Nhà trường chưa có biện pháp định hướng và giáo dục việc

định hướng nghề nghiệp cho SV một cách cụ thể

3,71 1,037 9 Khó khăn, phức tạp trong việc chuyển đổi chuyên ngành 3,68 0,927 10 Chưa có sự định hướng, hỗ trợ kịp thời của người thân, thầy

cô, chuyên viên cố vấn học tập, bạn bè

Kết quả ở bảng 2.34. cho thấy nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình ĐHNN của SV là các nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân này có điểm TB khá cao (TB chung = 3,79). Trong đó, các nguyên nhân khách quan được SV xếp bậc ảnh hưởng cao nhất là những nguyên nhân:

- “Hình thức tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp thuộc chuyên ngành còn

đơn điệu, chưa thường xuyên” (TB = 3,94; bậc 1/18);

- “Môi trường xã hội phức tạp và phương tiện truyền thông nhìn nhận, tuyên truyền ngành học và nghề nghiệp thuộc chuyên ngành với nhiều góc độ khác nhau”

(TB = 3,86; bậc 2/18);

- “Chưa có mối liên hệ và sự đầu tư thích đáng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị tuyển dụng với nơi đào tạo” (TB = 3,83; bậc 3/18);

- Và cùng đồng hạng (bậc 3/18) là nguyên nhân “Các tổ chức chưa có sự tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp cụ thể thuộc chuyên ngành trước khi SV vào học”.

Các nguyên nhân còn lại đều có ảnh hưởng đến ĐHNN của SV, trong đó các nguyên nhân chủ quan được xếp ở những bậc cuối cùng. Nguyên nhân chủ quan được chọn và xếp ở bậc cuối bảng là “Thiếu hụt các phẩm chất tâm lý cần thiết cho sự định hướng nghề (niềm tin, tính cách,...)” và nguyên nhân “Không nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của ĐHNN” có cùng điểm TB = 3,26

Như vậy, cả nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân SV và khách quan từ phía xã hội, nhà trường, cơ quan đơn vị tuyển dụng,.. đều tác động đến ĐHNN của SV với những mức độ khác nhau. Nhưng sâu xa bên trong vẫn là xuất phát từ phía SV, bởi cho dù các nguyên nhân khách quan như nhau nhưng SV nào tích cực hoạt động hơn thì sẽ ĐHNN tốt hơn so với những SV không năng động.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng ĐHNN của 229 SV chuyên ngành TLH ở trường ĐHSP và ĐH KHXHNV tại TPHCM cho thấy:

Lí do SV đến với ngành TLH chủ yếu vì đam mê, yêu thích ngành học (chiếm 46,7%), với mong muốn khám phá tâm lý, thay đổi bản thân và người khác (chiếm 38,9%). Tuy nhiên, lí do của SV còn cảm tính, chưa dựa trên những cơ sở khoa học.

Nhận thức về ngành và nghề TLH, SV nhận định TLH là nghề mới lạ, hấp dẫn, thực tế và giúp ích cho nhiều người trong xã hội. Bên cạnh đó, SV cũng nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hoạt động ĐHNN. Họ đánh giá rất cao tiềm năng và cơ hội phát triển của ngành (chiếm 81,2%). Trong quá trình ĐHNN, SV nhận thức mình gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Trong đó, vấn đề thích nhiều nghề trong ngành, không biết chọn nghề nào cho phù hợp là vấn đề gây khó khăn cho SV nhất.

Thái độ của SV đối với ngành và nghề TLH chủ yếu tập trung ở mức tích cực, thường xuyên thích thú, hài lòng với những kiến thức và nhiệm vụ thực tập, thực hành nghề. Tuy nhiên cũng có số ít SV không hứng thú (1,7%) và phân vân, lúc thích, lúc chán (22,3%). Trong 5 nhóm nghề TLH, SV yêu thích những nghề nghiệp thuộc nhóm nghề Tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý nhất.

Hành vi của SV trong quá trình ĐHNN thể hiện ở mức trung bình, thỉnh thoảng trong các hoạt động học tập, thực hành, ĐHNN cụ thể. Mặt khác, vẫn có một số SV chuyên ngành không kiên định, phân vân với ngành, nghề (24,5%) và có ý định chọn lại ngành, nghề khác (6,1%). Tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng cũng rất đáng để quan tâm, và cần phải có biện pháp giáo dục, điều chỉnh kịp thời.

Kết quả còn cho thấy giữa ba mặt nhận thức, thái độ, hành vi ĐHNN của SV có mối tương quan thuận với nhau. Do đó, để nâng cao khả năng ĐHNN của SV thì phải tác động đồng thời lên cả ba mặt.

Mặt khác, kết quả khảo sát cũng phản ánh có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của SV, trong đó nhóm yếu tố chủ quan (TB = 3,83) ảnh hưởng nhiều hơn nhóm yếu tố khách quan (TB = 2,71). Đặc biệt các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng rất nhiều đến thực trạng ĐHNN của SV.

Như vậy, kết quả đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về thực trạng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH. Đó cũng là một trong những cơ sở quan trọng để tiến hành đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐHNN cho SV.

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH

TÂM LÝ HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 109 - 113)