Nguyên nhân thực trạng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 104)

2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của SV

2.3.1.1. Kết quả chung về các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của sinh viên

Kết quả chung về các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của SV chuyên ngành TLH được thể hiện ở bảng 2.32. như sau:

Bảng 2.32. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của SV

Nội dung các yếu tố chủ quan TB ĐLC XB TỔNG ĐTB

Sở thích, hứng thú của bản thân 4,28 0,748 1

3,83

Tính cách của bản thân 4,17 0,718 2

Muốn hoàn thiện nhân cách của bản thân (giúp bản thân giải quyết khó khăn tâm lý)

4,08 0,841 3

Niềm tin vào ngành 4,06 0,823 4

Năng lực của bản thân với ngành 4,03 0,808 5

Muốn khám phá và hiểu thêm về bản thân (Bản thân có vấn đề tâm lý)

3,96 0,855 6

Muốn thử thách bản thân 3,69 0,934 7

Nhu cầu chia sẻ, giúp đỡ mọi người (trước hết là người thân, bạn bè)

3,65 0,965 8

Ý thức được giá trị của ngành 3,60 0,829 9

Ý thức được nhu cầu của xã hội 3,43 0,864 11

Muốn được thành công, được nổi tiếng và được mọi người ngưỡng mộ

3,17 1,296 17 Nội dung các yếu tố khách quan

Nhu cầu xã hội (ngành đang phát triển, có nhiều tiềm năng)

3,46 1,082 10

2,71

Đỉnh cao thành công của ngành 3,25 1,160 12 Cơ hội việc làm sau khi ra trường 3,24 1,060 13 Khả năng thăng tiến trong ngành 3,22 1,146 14

Vị trí, uy tín của trường, của ngành 3,22 1,098 14 Những khó khăn, thử thách của ngành 3,18 1,081 16 Vị thế xã hội của ngành 3,15 1,126 18 Điều kiện kinh tế (địa điểm và học phí của trường hợp lý) 3,14 1,141 19 Thông tin về ngành trên các phương tiện truyền thông 3,14 1,319 19

Đặc điểm, yêu cầu của ngành 3,13 1,083 21

Thu nhập (lợi nhuận) của ngành 3,07 1,147 22 Tấm gương của những người thành đạt trong ngành 3,01 1,349 23 Điểm chuẩn vừa sức 2,73 1,327 24 Định hướng của gia đình, thầy cô, bạn bè 2,35 1,364 25 Lời khuyên của các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp 2,24 1,281 26

Định hướng của các trắc nghiệm tâm lý (sở thích/ năng lực/ tính cách)

2,24 1,161 27 Truyền thống gia đình 1,56 0,937 28

Sử dụng thang đo 5 mức độ từ không ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất nhiều (Câu 18, Phụ lục 1, mẫu 2) khảo sát trên toàn mẫu. Kết quả ở bảng 2.32. cho thấy trong số các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của SV, các yếu tố chủ quan có tổng điểm TB = 3,83 (nằm trong mức ảnh hưởng nhiều) cao hơn so với các yếu tố chủ quan, TB = 2,71 (nằm trong mức ảnh hưởng trung bình). Như vậy, các yếu tố chủ quan được SV đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình ĐHNN của SV.

a. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của SV

Kết quả ở bảng 2.32. cho thấy các yếu tố chủ quan xếp bậc cao nhất và ảnh hưởng nhiều đến ĐHNN của SV chuyên ngành TLH. Trong đó:

Mức ảnh rất hưởng nhiều (TB từ 4,21 – 5,00) là yếu tố chủ quan “Sở thích, hứng thú của bản thân” (TB = 4,28, xếp bậc 1) là yếu tố duy nhất ở mức này.

Ở mức ảnh hưởng nhiều (TB từ 3,41 – 4,20) gồm có các yếu tố chủ quan như: bậc 2/11 – tính cách bản thân (với TB = 4,17); bậc 3 - Muốn hoàn thiện nhân cách của bản thân (giúp bản thân giải quyết khó khăn tâm lý); bậc 4 - Niềm tin vào ngành; bậc 5 - Năng lực của bản thân với ngành; bậc 6 - Muốn khám phá và hiểu thêm về bản thân (Bản thân có vấn đề tâm lý); bậc 7- Muốn thử thách bản thân; bậc 8 - Nhu cầu chia sẻ, giúp đỡ mọi người (trước hết là người thân, bạn bè); bậc 9 - Ý thức được giá trị của ngành; bậc 11 - Ý thức được nhu cầu của xã hội.

Ở mức ảnh hưởng trung bình (TB từ 2,61 – 3,40) chỉ có duy nhất 1 yếu tố chủ quan được SV lựa chọn ở mức này, đó là yếu tố “Muốn được thành công, được nổi tiếng và được mọi người ngưỡng mộ”(với điểm TB thấp = 3,17)

Kết quả này một lần nữa chứng tỏ SV đến với ngành TLH trên tinh thần tự nguyện, tự bản thân SV quyết định và lựa chọn theo sở thích, hứng thú và tính cách của mình (xếp bậc 1, 2, 3) với điểm TB khá cao, nằm ở mức ảnh hưởng nhiều. Sự chi phối từ các yếu tố bên ngoài chỉ mang tính chất thứ yếu. Cùng với mong muốn giải quyết những vấn đề tâm lý cho bản thân và những người xung quanh, SV chuyên

ngành TLH ý thức được giá trị của ngành, ý thức thức được nhu cầu của xã hội, từ đó tin tưởng vào nghề, tin tưởng vào khả năng của bản thân và không ngừng cố gắng phấn đấu trong học tập, cũng như trong hoạt động ĐHNN.

Bên cạnh đó, yếu tố khao khát thành công, muốn được nổi tiếng được SV xếp bậc thấp, cuối bảng các yếu tố chủ quan (điểm TB =3,17; bậc 17), chứng tỏ SV đã nhận thức được những đặc điểm và yêu cầu thực tế của nghề, ý thức được giá trị của ngành, không ảo tưởng quá mức vào những thành tựu đặc biệt của hình mẫu những người thành công trong ngành.

Như vậy, việc học tập, ĐHNN là do chính SV thực hiện một cách có ý thức, chủ động, là con đường duy nhất để SV tự khám phá và hoàn thiện nhân cách của chính mình. Nếu SV không ý thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động ĐHNN, không ý thức được những đặc trưng riêng về nhu cầu, sở thích, tính cách, năng lực của bản thân, không chủ động trong mọi quyết định thì cũng không ai có thể giúp SV có hướng đi phù hợp, đúng đắn được. Bởi lẽ ĐHNN là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn và chỉ đạt được mục đích khi bản thân SV tích cực trong nhận thức, trong thái độ và hành vi.

b. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến định hướng ngành học của SV

Kết quả ở bảng 2.32. cho thấy, các yếu tố khách quan chủ yếu được SV lựa chọn xếp bậc thấp hơn, chỉ ở mức ảnh hưởng nhiều, ảnh hưởng trung bình và có cả mức

không ảnh hưởng. Trong số các yếu tố khách quan đó, không có yếu tố nào được SV lựa chọn xếp bậc ở mức rất ảnh hưởng.

Ở mức ảnh hưởng nhiềuchỉ có duy nhất 1 yếu tố khách quan có điểm TB = 3,46, đó là “Nhu cầu xã hội (ngành đang phát triển, có nhiều tiềm năng)”, xếp bậc 10. Kết quả cho thấy SV đánh giá khá cao tiềm năng phát triển và nhu cầu của ngành TLH trong giai đoạn hiện nay và luôn bị cuốn hút, hấp dẫn bởi đỉnh cao thành công của những người trong ngành, cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến, phát triển nghề nghiệp sau này. Những yếu tố khách quan này cũng là động lực thúc đẩy SV tích cực trong mọi hoạt động học tập, nghề nghiệp của bản thân.

Bên cạnh đó, yếu tố khách quan được SV lựa chọn xếp bậc thấp nhất (bậc 28), với điểm TB = 1,56 nằm ở mức không ảnh hưởng gì đến ĐHNN của SV, là yếu tố

Truyền thống gia đình”. Điều này cũng đúng với những lí do mà SV lựa chọn khi thi tuyển đầu vào với tỉ lệ và mức độ như đã xét ở bảng 2.8. SV tự quyết định với việc học tập và ĐHNN tương lai cho mình.

Các yếu tố bên ngoài như những trắc nghiệm tâm lý (sở thích, tính cách, năng lực), (điểm TB = 2,24; bậc 26/28) ít được SV sử dụng để quyết định nghề nghiệp và xu hướng hoạt động cho bản thân. Đồng hạng (bậc 26/28) là các lời khuyên của chuyên gia cũng được SV đánh giá ít ảnh hưởng đến ĐHNN của mình. Chia sẻ về vấn đề này, người nghiên cứu nhận được rất nhiều ý kiến. Ý kiến chia sẻ của chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, thầy N.N.T (Trung Tâm nghiên cứu giáo dục TPHCM): “Những trắc nghiệm tâm lý xác định sở thích, năng lực, tính cách giúp ĐHNN cho học sinh, SV đã được cải biên, chỉnh hóa và đưa vào sử dụng, tư vấn hướng nghiệp những năm gần đây. Nhưng cũng có nhiều hạn chế vì không phải đối tượng nào cũng có điều kiện tiếp cận với dịch vụ này, và không phải cha mẹ nào cũng sẵn sàng bỏ tiền đưa con đến trung tâm để làm các trắc nghiệm và nhận sự tư vấn từ các chuyên viên”.

Thêm vào đó, ý kiến của các SV về vấn đề này như sau: “Ở quê em không có những dịch vụ tư vấn hướng nghiệp hay trắc nghiệm này kia nọ, đa phần là em tự tìm hiểu qua các trang báo mạng và các website giáo dục, thấy hay hay thì làm thử chứ cũng chưa biết mức độ chính xác và tin tưởng các trắc nghiệm này là bao nhiêu. Chỉ đến khi vào học chính thức, được học tập và nghe Thầy Cô giảng giải về những trắc nghiệm này thì mới biết rõ.” (chia sẻ của bạn N.T.N, SV lớp TLH K37, Trường ĐHSP TPHCM). Như vậy, những yếu tố khách quan chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho SV tham khảo để đưa ra những quyết định quan trọng đối với bản thân họ.

2.3.1.2. Kết quả so sánh các yếu tố ảnh hưởng định hưởng ngành học của SV

Kết quả so sánh trung bình ở bảng 2.33. (phụ lục 4) cho thấy ở cả 4 nhóm tham số nghiên cứu: Trường (F = 2,420 và sig. = 0,934 > 0,05); năm thứ (F = 0,149 và Sig.=0,989); giới tính (F = 3,922 và sig.= 0,664) và tham số hộ khấu (F = 0,644 và sig.= 0,931) đều có Sig.>0,05, chứng tỏ không có sự khác biệt ý nghĩa giữa SV Trường ĐHSP với SV trường KHXHNV, giữa SV năm nhất với SV năm ba, giữa SV nam với SV nữ, giữa SV ở TPHCM với SV ở tỉnh về về những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng ngành học của SV chuyên ngành TLH.

Tóm lại, qua nghiên cứu khảo sát thực trạng cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất α = 0,05 giữa các nhóm tham số nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng ngành học của SV chuyên ngành TLH.

2.3.2. Các nguyên nhân của thực trạng ĐHNN của SV

Kết quả khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình ĐHNN của SV chuyên ngành TLH (Câu 19, phụ lục 1, mẫu 2) thể hiện ở bảng 2.34. cũng cho thấy:

Bảng 2.34. Nguyên nhân của thực trạng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH

Nội dung các nguyên nhân chủ quan ĐTB ĐLC XB TỔNG ĐTB

Không có kế hoạch và biện pháp cụ thể để hình thành và rèn luyện năng lực/ kỹ năng nghề

3,80 0,996 6

3,51

Ảo tưởng, kỳ vọng quá lớn vào nghề nghiệp 3,80 1,032 6 Không có kế hoạch và biện pháp cụ thể để rèn luyện năng

lực và kỹ năng nghề

3,59 0,949 12 Chưa trang bị những hiểu biết về giá trị, đặc điểm, yêu cầu

của nghề nghiệp một cách đúng đắn

3,56 0,914 13 Không nỗ lực, cố gắng 3,52 0,994 14 Không tích cực, sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động ĐHNN 3,41 0,967 15 Không hứng thú với nghề nghiệp đã chọn 3,38 1,030 16 Thiếu hụt các phẩm chất tâm lý cần thiết cho sự định

hướng nghề (niềm tin, tính cách,...)

3,26 1,001 17 Không nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của ĐHNN 3,26 1,030 17

Nội dung các nguyên nhân khách quan

Hình thức tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp thuộc chuyên ngành còn đơn điệu, chưa thường xuyên

3,94 0,776 1

3,79

Môi trường xã hội phức tạp và phương tiện truyền thông nhìn nhận, tuyên truyền ngành học và nghề nghiệp thuộc chuyên ngành với nhiều góc độ khác nhau

3,86 0,845 2

Chưa có mối liên hệ và sự đầu tư thích đáng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị tuyển dụng với nơi đào tạo

3,83 0,876 3

Các tổ chức chưa có sự tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp cụ thể thuộc chuyên ngành trước khi SV vào học

3,83 0,851 3

Thiếu thốn về cơ sở vật chất và phương tiện thực hành, rèn luyện nghề nghiệp

3,81 0,897 5

Nhà trường chưa tổ chức cho SV tham quan, tiếp cận thực tế với ngành học và nghề nghiệp cụ thể

3,78 0,989 8 Nhà trường chưa có biện pháp định hướng và giáo dục việc

định hướng nghề nghiệp cho SV một cách cụ thể

3,71 1,037 9 Khó khăn, phức tạp trong việc chuyển đổi chuyên ngành 3,68 0,927 10 Chưa có sự định hướng, hỗ trợ kịp thời của người thân, thầy

cô, chuyên viên cố vấn học tập, bạn bè

Kết quả ở bảng 2.34. cho thấy nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình ĐHNN của SV là các nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân này có điểm TB khá cao (TB chung = 3,79). Trong đó, các nguyên nhân khách quan được SV xếp bậc ảnh hưởng cao nhất là những nguyên nhân:

- “Hình thức tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp thuộc chuyên ngành còn

đơn điệu, chưa thường xuyên” (TB = 3,94; bậc 1/18);

- “Môi trường xã hội phức tạp và phương tiện truyền thông nhìn nhận, tuyên truyền ngành học và nghề nghiệp thuộc chuyên ngành với nhiều góc độ khác nhau”

(TB = 3,86; bậc 2/18);

- “Chưa có mối liên hệ và sự đầu tư thích đáng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị tuyển dụng với nơi đào tạo” (TB = 3,83; bậc 3/18);

- Và cùng đồng hạng (bậc 3/18) là nguyên nhân “Các tổ chức chưa có sự tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp cụ thể thuộc chuyên ngành trước khi SV vào học”.

Các nguyên nhân còn lại đều có ảnh hưởng đến ĐHNN của SV, trong đó các nguyên nhân chủ quan được xếp ở những bậc cuối cùng. Nguyên nhân chủ quan được chọn và xếp ở bậc cuối bảng là “Thiếu hụt các phẩm chất tâm lý cần thiết cho sự định hướng nghề (niềm tin, tính cách,...)” và nguyên nhân “Không nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của ĐHNN” có cùng điểm TB = 3,26

Như vậy, cả nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân SV và khách quan từ phía xã hội, nhà trường, cơ quan đơn vị tuyển dụng,.. đều tác động đến ĐHNN của SV với những mức độ khác nhau. Nhưng sâu xa bên trong vẫn là xuất phát từ phía SV, bởi cho dù các nguyên nhân khách quan như nhau nhưng SV nào tích cực hoạt động hơn thì sẽ ĐHNN tốt hơn so với những SV không năng động.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng ĐHNN của 229 SV chuyên ngành TLH ở trường ĐHSP và ĐH KHXHNV tại TPHCM cho thấy:

Lí do SV đến với ngành TLH chủ yếu vì đam mê, yêu thích ngành học (chiếm 46,7%), với mong muốn khám phá tâm lý, thay đổi bản thân và người khác (chiếm 38,9%). Tuy nhiên, lí do của SV còn cảm tính, chưa dựa trên những cơ sở khoa học.

Nhận thức về ngành và nghề TLH, SV nhận định TLH là nghề mới lạ, hấp dẫn, thực tế và giúp ích cho nhiều người trong xã hội. Bên cạnh đó, SV cũng nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hoạt động ĐHNN. Họ đánh giá rất cao tiềm năng và cơ hội phát triển của ngành (chiếm 81,2%). Trong quá trình ĐHNN, SV nhận thức mình gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Trong đó, vấn đề thích nhiều nghề trong ngành, không biết chọn nghề nào cho phù hợp là vấn đề gây khó khăn cho SV nhất.

Thái độ của SV đối với ngành và nghề TLH chủ yếu tập trung ở mức tích cực, thường xuyên thích thú, hài lòng với những kiến thức và nhiệm vụ thực tập, thực hành nghề. Tuy nhiên cũng có số ít SV không hứng thú (1,7%) và phân vân, lúc thích, lúc chán (22,3%). Trong 5 nhóm nghề TLH, SV yêu thích những nghề nghiệp thuộc nhóm nghề Tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý nhất.

Hành vi của SV trong quá trình ĐHNN thể hiện ở mức trung bình, thỉnh thoảng trong các hoạt động học tập, thực hành, ĐHNN cụ thể. Mặt khác, vẫn có một số SV chuyên ngành không kiên định, phân vân với ngành, nghề (24,5%) và có ý định chọn lại ngành, nghề khác (6,1%). Tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng cũng rất đáng để quan tâm, và cần phải có biện pháp giáo dục, điều chỉnh kịp thời.

Kết quả còn cho thấy giữa ba mặt nhận thức, thái độ, hành vi ĐHNN của SV có mối tương quan thuận với nhau. Do đó, để nâng cao khả năng ĐHNN của SV thì phải tác động đồng thời lên cả ba mặt.

Mặt khác, kết quả khảo sát cũng phản ánh có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của SV, trong đó nhóm yếu tố chủ quan (TB = 3,83) ảnh hưởng nhiều hơn nhóm yếu tố khách quan (TB = 2,71). Đặc biệt các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng rất nhiều đến thực trạng ĐHNN của SV.

Như vậy, kết quả đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về thực trạng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH. Đó cũng là một trong những cơ sở quan trọng để tiến hành đề xuất

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)