Các biện pháp thuộc về nhà trường

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 116 - 120)

Biện pháp 1. Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành

cho SV trúng tuyển trong ngày khai giảng.

Công tác tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp cho SV chuyên ngành TLH được thực hiệnở giai đoạn đầu tiên của bậc đào tạo, nhằm bổ sung thêm kiến thức cơ bản về ngành nghề cho SV, giúp SV nhận thức rõ hơn về đặc điểm, yêu cầu và mục tiêu đào tạo của ngành. Từ đó, hình thành những suy nghĩ, thái độ đúng đắn hơn về nghề nghiệp chuyên ngành TLH cho SV. Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp SV tự so sánh, đối chiếu mục tiêu, nguyện vọng, khả năng của bản thân với những đặc trưng, yêu cầu của ngành học. Qua đó, SV có thể xác định lại sự phù hợp của bản thân với ngành học và nghề nghiệp mình đã định hướng và có kế hoạch duy trì, phát triển hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp. Mặt khác, công tác tư vấn chuyên sâu còn có ý nghĩa lớn trong việc giúp SV tìm được mục đích học tập, duy trì hứng thú, sở thích ngành học và nghề nghiệp. Từ đó SV nỗ lực, phấn đấu hết mình để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình học tập nhằm chiếm lĩnh, phát triển nghề nghiệp.

Trong thực tế, công tác tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp cho SV ở giai đoạn đầu tiên của bậc học chưa được Trường đào tạo quan tâm và thực hiện. Điều này khiến cho các SV khi trải qua gần hết một năm đào tạo cũng chưa thật sự hiểu rõ về ngành và nghề mình đang học, dẫn đến chán nản, bỏ cuộc giữa chừng để chọn lại ngành học và nghề nghiệp khác. Số còn lại không lập được kế hoạch học tập, cũng như không có được định hướng nghề nghiệp cụ thể để phấn đấu cho bản thân. Do đó, để hạn chế tính trạng này, thiết nghĩ trường đào tạo, cụ thể là Khoa Tâm lý nên soạn thảo một cuốn sách riêng về “Chương trình cử nhân Tâm lý học” để phát cho các SV trúng tuyển trong ngày khai giảng.

Trong cuốn sách nên giới thiệu đầy đủ về nhân sự, chức vụ, thành tích của các Thầy cô có chuyên môn công tác trong Khoa; giới thiệu về chương trình học, mục tiêu, yêu cầu của ngành học nói chung và đặc điểm, yêu cầu của các nghề nghiệp cụ thể thuộc chuyên ngành TLH nói riêng, cũng như chi tiết từng môn học có trong chương trình đào tạo ngành học. Ngoài ra, cuốn sách cũng nên đề cập đến những số liệu về nhu cầu nguồn nhân lực ngành TLH trong vòng 5 hoặc 10 năm tới; những địa chỉ của những cơ quan, đơn vị đã, đang và sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân sự chuyên ngành TLH; một số chân dung, hình ảnh của những nhà Tâm lý, những người có chuyên môn TLH với công việc cụ thể đã được Trường đào tạo thành công, có thành tích cao trong xã hội nói chung hoặc có thành tích cao trong ngành TLH nói riêng.

Bên cạnh đó, trong ngày khai giảng Trưởng Khoa Tâm lý nên đại diện nhà Trường, đích thân lên giới thiệu về đặc trưng đào tạo ngành TLH trước các SV trúng tuyển. Sau đó, ban điều hành Khoa và những thành viên công tác trong lĩnh vực chuyên ngành tiến hành giải đáp thắc mắc tại chỗ những câu hỏi của SV về ngành TLH và nghề nghiệp cụ thể.

Khoa nên soạn thảo và lựa chọn một bộ công cụ phù hợp để khảo sát, cũng như kiểm tra sở thích, tính cách, năng lực của SV trúng tuyển, tiến hành sàng lọc lại đối tượng nào phù hợp hoặc không phù hợp với ngành học. Từ đó có những ý kiến tư vấn, phản hồi và giúp đỡ cho những đối tượng không thật sự phù hợp với ngành TLH để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức đào tạo, học tập của cả SV và nơi đào

tạo. Điều này cũng góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn đầu ra cho những SV tốt nghiệp chuyên ngành TLH của Trường.

Biện pháp 2. Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề

nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất.

Ngay từ năm đầu tiên của bậc đào tạo, nhà trường nên tiến hành việc sàng lọc sơ bộ những đối tượng SV chọn học chuyên ngành TLH. Tiếp theo đó, Trường cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề thực tế cho SV các khóa (SV đang học và các khóa SV đã ra trường đi làm) với SV năm nhất. Nhà trường có thể tiến hành thường xuyên với các hình thức như:

- Tổ chức các buổi giao lưu giữa SV còn học chương trình đại cương với SV đã vào chuyên ngành để SV có thêm thông tin về ngành học, về môi trường học tập, có thêm động lực và củng cố niềm tin, sự yêu thích và quyết tâm rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp. Đây cũng là hình thức học tập tích cực giúp SV năm nhất thay đổi nhận thức và hạn chế trường hợp chán học, bỏ ngành giữa chừng vì học quá nhiều các kiến thức đại cương ở giai đoạn đầu. Sở dĩ như vậy vì các SV cho rằng những kiến thức đại cương không liên quan, cũng không giống với hình dung về ngành TLH mà mình đã chọn.

- Tổ chức các buổi nói chuyện, chia sẻ chuyên ngành giữa Ban điều hành khoa với SV trong Khoa hoặc mời các cựu SV tốt nghiệp, đã đi làm và đạt được những thành tựu trong ngành hoặc những người công tác trong lĩnh vực chuyên môn của ngành TLH trở về Khoa giao lưu, chia sẻ thực tế nghề nghiệp với các bạn SV đang học. Hình thức này có thể lồng ghép trong chương trình dạy học và thực tập khi kết thúc một môn học cụ thể.

- Kết hợp giao lưu, chia sẻ nghề nghiệp với SV trong những ngày lễ, kỷ niệm hoặc họp mặt của Khoa, tăng thêm tình cảm, sự gắn bó giữa các thành viên trong Khoa với nhau, giữa SV các khóa với nhau, giữa GV với SV…

- Sau mỗi học kỳ/năm học nên thực hiện khảo sát mức độ yêu thích ngành học và nghề nghiệp TLH, cũng như khảo sát về mức độ tri thức, kỹ năng và phẩm chất nghề

nghiệp của SV. Từ đó, theo dõi sự thay đổi của SV qua các thời kỳ để có cách tác động phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng “càng học càng chán” hay học xong rồi không thấy nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

- Ngoài ra, nhà trường cũng nên tạo lập, xây dựng mối quan hệ bền vững, gắn bó với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng SV chuyên ngành TLH. Từ đó, thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị đó tổ chức những buổi giao lưu ngành nghề có lồng ghép các cuộc thi về chuyên môn nghề TLH, giúp SV có thêm môi trường giao lưu, học tập và rèn luyện, cũng như phát triển năng lực chuyên môn của bản thân mỗi SV.

Biện pháp 3. Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường: Tư vấn/tham

vấn; Giảng dạy; Nghiên cứu khoa học; Trị liệu; quản lý nhân sự.

Trải qua quá trình đào tạo những kiến thức đại cương, chương trình đào tạo bắt đầu đi sâu hơn vào những kiến thức chuyên môn về nghề nghiệp. Ở SV đã sớm có được định hướng ban đầu về nghề nghiệp cụ thể mà mình yêu thích. Với mong muốn đó, SV ra sức phấn đấu học tập, để chiếm lĩnh kiến thức chuyên môn nhằm đạt được kết quả cao nhất với nghề nghiệp đã chọn.

Nắm bắt xu hướng phát triển của SV chuyên ngành TLH trong giai đoạn quan trọng này, đại diện cho Trường là Khoa Tâm lý nên tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp chuyên ngành TLH tại trường như: Câu lạc bộ Tư vấn/ tham vấn/ Trị liệu (bao gồm tham vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp,…); Câu lạc bộ Giảng dạy các bộ môn Tâm lý học; Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học; Câu lạc bộ quản lý nhân sự;…Đây sẽ là những Câu lạc bộ được tổ chức nhằm tạo điều kiện và môi trường học tập, giao lưu lành mạnh để SV trao đổi kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp, các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp,…Đồng thời, biện pháp này cũng góp phần hình thành, giáo dục và phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực nghề nghiệp cho SV. Giúp SV không ngừng học tập, rèn luyện làm giàu thêm kiến thức, vốn sống và chuẩn bị tốt tâm thế cho nghề nghiệp tương lai.

Đặc biệt cần xây dựng phòng tham vấn, tư vấn nghề nghiệp để SV một mặt chia sẻ những khúc mắc của bản thân về ngành học và nghề nghiệp, một mặt có nơi thực tập và hiểu thêm về nghề nghiệp chuyên ngành

Qua khảo sát thực trạng cũng cho thấy biểu hiện ĐHNN của SV trên ba mặt nhận thức, thái độ, hành vi thì mặt nhận thức và thái độ của SV đều ở mức tích cực, mức khá, riêng mặt hành vi chỉ ở mức trung bình. Điều này phần nào phản ánh những tác động của nhà trường chưa đủ mạnh để biến nhận thức, thái độ ở SV trở thành hành động tương xứng. Do đó, cần phải tổ chức thường xuyên và nâng cao hơn nữa những hoạt động ở các Câu lạc bộ nghề nghiệp như:

- Tổ chức các buổi thảo luận về các đề tài TLH hoặc phân tích diễn biến Tâm lý qua những bộ phim thực tế; xemina;

- Tổ chức học nhóm, đi thực tế ở những cơ quan, đơn vị ngành có liên quan đến chuyên ngành tâm lý khi có điều kiện;

- Tham dự các buổi hội thảo, tọa đàm về ngành học và nghề nghiệp TLH cụ thể; - Giao lưu, thi đua giữa Câu lạc bộ nghề nghiệp của trường với Câu lạc bộ nghề nghiệp các Trường cùng đào tạo chuyên ngành TLH.

Khi tham gia vào những động này, SV sẽ vận dụng tri thức đã học để giải quyết những vấn đề gặp phải, từ đó khiến SV yêu thích, hứng thú với những tri thức đã học. Ý nghĩa của những tri thức này được áp dụng giải đáp các vấn đề của cuộc sống, nó trở thành động lực thúc đẩy, điều chỉnh, điều khiển mọi hành vi, cử chỉ bên ngoài của SV. Như vậy, biểu hiện hành vi của SV trong quá trình ĐHNN sẽ được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 116 - 120)