Lý luận về hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 39)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.2.3.Lý luận về hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

1.2.3.1. Mục đích của hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

Mục đích của việc hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh là trang bị cho trẻ tri thức về MTXQ và hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với MTXQ.

Trong quá trình hướng dẫn trẻ HĐLQVMTXQ ở trường MN không chỉ thực hiện mục đích trên mà còn hình thành khả năng so sánh cho trẻ, Vì vậy cần chú ý: [43, tr. 36]

- Tận dụng các thời điểm trong ngày để khuyến khích trẻ rèn luyện khả năng so sánh. - Sử dụng so sánh để củng cố và mở rộng quan sát: bên cạnh những đặc điểm nhận biết nhờ quan sát, trẻ có thể phát hiện thêm đặc điểm khác nhờ so sánh.

- Sử dụng so sánh làm phương tiện để phân biệt những đặc tính mới của đối tượng, làm giàu các liên tưởng chứ không phải chỉ là mục đích phát triển khả năng so sánh. Ví dụ: so

30

sánh để giúp trẻ phân biệt đối tượng, để tìm ra các đặc điểm giống và khác nhau của đối tượng, khắc sâu biểu tượng về đối tượng…

1.2.3.2. Phương pháp hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

Trong cuộc sống hàng ngày, muốn tồn tại và phát triển, trẻ em phải tiếp cận với MTXQ. Trong quá trình tiếp cận ấy, các sự vật và hiện tượng xung quanh là những đối tượng để cho trẻ tìm hiểu, nhận xét và mở mang hiểu biết. Quá trình nhận biết này, nếu trẻ được người lớn, các cô giáo tổ chức, hướng dẫn một cách khoa học thì quá trình nhận biết ấy sẽ phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, ở trường mầm non, GV hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ cần có phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giáo dục. Việc tổ chức cho trẻ HĐLQVMTXQ được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các nhóm phương pháp đó là:

 Nhóm phương pháp trực quan + Phương pháp quan sát

+ Phương pháp sử dụng tài liệu trực quan

Phương pháp trực quan là phương pháp trong đó GV dùng những vật cụ thể hay cử chỉ, hành động làm cho trẻ có thể hình dung được điều cần phải học. Nhóm phương pháp này được sử dụng với mục đích phát triển và rèn luyện năng lực cảm giác, tri giác, các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa...). Việc sử dụng các phương pháp trực quan giúp trẻ có cơ hội sử dụng các giác quan trên cơ thể xem xét đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng, mối quan hệ diễn ra ngay trong bản thân đối tượng và giữa chúng với môi trường. Ngoài ra, khi tri giác nhiều đối tượng, trẻ có thể dễ dàng tìm ra các đặc điểm khác nhau, giống nhau giữa chúng bằng cách sử dụng các kỹ năng so sánh, phân loại,... nhờ đó tư duy của trẻ cũng được phát triển. Đây là nhóm phương pháp quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ so sánh trong HĐLQVMTXQ. [43]

 Nhóm phương pháp dùng lời + Phương pháp đàm thoại

+ Phương pháp đọc truyện, kể chuyện + Phương pháp dùng lời khác

Phương pháp dùng lời được sử dụng với mục đích bổ sung và làm chính xác biểu tượng của trẻ về sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ diễn ra xung quanh trẻ mà trẻ đã có được qua quan sát, sử dụng tài liệu trực quan nhằm hình thành biểu tượng khái quát, khái niệm đơn giản về chúng. Phương pháp này góp phần phát triển quá trình tâm lý như chú ý, ghi

31

nhớ, tư duy (trong đó có so sánh). Lời nói kết hợp với phương pháp trực quan giúp trẻ nhận thức những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng, làm cho tri thức của trẻ về những đặc điểm sự vật, hiện tượng mà trẻ so sánh được trở nên chính xác hơn, đầy đủ hơn và ghi nhớ sâu sắc trong đầu trẻ. [43]

 Nhóm phương pháp thực hành + Phương pháp trò chơi

+ Phương pháp thí nghiệm + Phương pháp lao động

Dựa vào hoạt động cơ bản của trẻ ở trường mầm non, có thể sử dụng các phương pháp trò chơi, thí nghiệm, lao động trong quá trình giúp trẻ khám phá MTXQ. Thông qua các hoạt động thực hành này, trẻ có cơ hội thực hiện hành động so sánh những sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ của nó xung quanh trẻ, từ đó lĩnh hội được kinh nghiệm lịch sử xã hội chứa đựng trong sự vật, hiện tượng ấy. [43]

Các nhóm phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ có mối quan hệ mật thiết với nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như: đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ, nguồn tri thức về môi trường xung quanh trẻ, khả năng nhận thức của trẻ ở các lứa tuổi. Quá trình tổ chức dạy trẻ so sánh trong các HĐLQVMTXQ cần chú ý đến đặc điểm của các nhóm phương pháp trên và phối hợp sử dụng hợp lý.

1.2.3.3. Nội dung hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

MTXQ chúng ta rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, trong đó:

Môi trường tự nhiên bao gồm: Thế giới động vật như các con vật nuôi trong gia đình, động vật sống dưới nước, côn trùng và động vật sống trong rừng; thế giới thực vật gồm: cây xanh, các loại hoa, các loại quả, các loại rau-củ-quả…; tự nhiên vô sinh như không khí, nước, đất đá, cát sỏi…; các hiện tượng thiên nhiên như: nắng, mưa, gió, mây, mặt trời, mặt trăng….

Môi trường xã hội bao gồm: thái độ của trẻ với người lớn, tự nhận bản thân, thế giới đồ vật, tình yêu quê hương đất nước và văn hóa dân tộc, biểu tượng về trái đất và thái độ nhân đạo với mọi người.

HĐLQVMTXQ ở trường MN được tổ chức xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ. Ngay từ tuổi nhà trẻ, trẻ đã có mong muốn tìm hiểu về những sự vật, hiện tượng xung quanh. Các em rất thích thú khi được tìm hiểu về bản thân, về vị trí của mình trong gia đình,

32

trong xã hội, được chơi với đồ vật, được khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Trẻ mong muốn được người lớn giải đáp những thắc mắc của mình dù đó là những câu trả lời chưa chính xác. Trẻ muốn được tự phục vụ mình, thích xem người khác làm việc, đặc biệt trẻ cảm thấy sung sướng khi được giúp đỡ người lớn và được người lớn khen thưởng. Càng lớn nhu cầu làm quen với MTXQ của trẻ càng phát triển mạnh mẽ, trẻ thường xuyên đặt những câu hỏi thắc mắc cho người lớn, trẻ hỏi liên tục hết câu hỏi này đến câu hỏi khác, có những câu hỏi của trẻ còn làm cho người lớn phải lúng túng. Nếu không được người lớn giải đáp thì trẻ sẽ cảm thấy rất buồn. Chính vì vậy, một trong những cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục trong trường MN là căn cứ vào hứng thú và kinh nghiệm của trẻ.

Các đối tượng khám phá là các sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng, sinh động và không ngừng biến đổi xung quanh trẻ. Để khám phá được nó đòi hỏi ở trẻ phải có sự nỗ lực tư duy và sự phối hợp hành động của con người. Cũng chính vì thế, hoạt động này đã thu hút được sự tập trung, chú ý cao độ của trẻ.

Để xác định nội dung HĐLQVMTXQ cho trẻ MG cần làm rõ vấn đề sau:

- Cần xác định đối tượng gần gũi xung quanh trẻ, có quan hệ mật thiết với cuộc sống hằng ngày của trẻ để trẻ có thể dễ dàng nhận thức được đối tượng và đồng thời có thái độ ứng xử đúng đắn với đối tượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biết cách khai thác các dấu hiệu bản chất của từng đối tượng dựa trên đặc điểm riêng của nó, theo quy luật tồn tại và phát triển riêng của nó.

- Biết lựa chọn tri thức về đối tượng phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm riêng của từng trẻ, với nhu cầu, sở thích, hứng thú và kinh nghiệm cá nhân trẻ.

- Biết lựa chọn đối tượng tiêu biểu cho nhóm với các dấu hiệu nổi bật nhưng vẫn mang tính khái quát cho nhóm đối tượng cần làm quen.

- Không chỉ chú ý đến đối tượng và thông tin về đối tượng xung quanh trẻ mà phải chú ý đến việc dạy trẻ cách khai thác đối tượng và coi đó là nội dung kiến thức cần cung cấp cho trẻ.

Từ cơ sở của việc xác định trên, nội dung dạy so sánh trong HĐLQVMTXQ cho trẻ MG 5-6 tuổi bao gồm những nội dung sau: [37]

Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với người lớn:

- Trẻ biết được mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn: cần giúp trẻ nhận biết và phân biệt trẻ em với người lớn qua độ lớn, diện mạo, tính cách và khả năng làm việc; hình thành biểu tượng về giới tính qua diện mạo bên ngoài, vị trí xã hội, đặc điểm nghề nghiệp và thái

33

độ tôn trọng lẫn nhau; nhận ra sự giống nhau giữa trẻ em và người lớn về trạng thái cơ thể, cảm xúc, về mối quan hệ với người xung quanh.

- Trẻ làm quen với hoạt động của người lớn: giúp trẻ nhận biết và phân biệt các nghề trong xã hội qua tên gọi, trang phục, dụng cụ làm việc và sản phẩm của mỗi nghề.

Nội dung giáo dục tự nhận thức: Trẻ nhận biết được đặc điểm của giới tính dựa vào cách ăn mặc, sở thích, đặc điểm các bộ phận cơ thể, các giác quan và cách giữ gìn, bảo vệ chúng.

Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với đồ vật:

- Giúp trẻ có kỹ năng khảo sát đồ vật: quan sát, so sánh, phân loại , đo lường....

- Trẻ có thể giải thích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các đồ vật, đồ chơi.

- Hình thành biểu tượng về ý nghĩa của đồ vật xung quanh, biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng chức năng.

Nội dung hướng dẫn làm quen với động vật

- Cần cho trẻ biết được các dấu hiệu cơ bản của động vật: khả năng vận động, dinh dưỡng, hô hấp, sinh sản, phát triển... đến các đặc điểm trẻ thường ít chú ý đến như sự thích ứng với điều kiện sống, nơi ở, lợi ích của động vật...

- Dạy trẻ phân tích, so sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau của một số động vật nuôi trong gia đình, động vật hoang dã, động vật trên cạn, động vật dưới nước.

Nếu so sánh nhiều con vật cùng một lúc thì gợi cho trẻ so sánh chúng với nhau và gợi hỏi để trẻ tự rút ra những điểm giống nhau, khác nhau và những đặc điểm chung nhất.

Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với thực vật

- Tiếp tục dạy trẻ so sánh sự khác nhau, giống nhau của hai hay nhiều đối tượng về các loại cây, hoa, quả.

- Biết quan sát phát hiện ra sự thay đổi của các cây, hoa, quả có ở gia đình, trường lớp. - Có kỹ năng phân loại thực vật theo một hoặc nhiều dấu hiệu và đặt tên cho nó.

Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với yếu tố tự nhiên vô sinh

- Dạy trẻ so sánh hai hay nhiều yếu tố tự nhiên vô sinh qua đặc điểm về màu sắc, độ lớn, trọng lượng, thành phần, kết cấu, tính chất, tên gọi theo sự tác động và công dụng.

- Dạy trẻ nhận xét được sự đa đạng của yếu tố tự nhiên vô sinh bằng tên gọi theo sự thay đổi trạng thái và môi trường khác nhau.

34

- Dạy trẻ có kỹ năng phân loại yếu tố vô sinh theo 1 hoặc nhiều dấu hiệu và đặt tên cho nó.

Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với các hiện tượng thiên nhiên

- Tiếp tục dạy trẻ so sánh sự khác và giống nhau của các mùa trong năm, các hiện tượng thời tiết (gió, mây, mưa, bão, sấm, chớp...)

- Dạy trẻ xác định, dự đoán sự thay đổi thời tiết qua việc quan sát bầu trời vào các thời gian khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung hình thành biểu tượng về Trái Đất và giáo dục thái độ nhân văn cho trẻ:

Cung cấp tri thức cho trẻ về sự xuất hiện của con người trên Trái đất. Sau đó, hướng dẫn trẻ làm quen với sự giống nhau và khác nhau giữa mọi người trên Trái đất về màu da, vị trí địa lí, dân tộc: Mọi người giống nhau ở điểm nào? Làm thế nào phân biệt người và động vật?

Tóm lại, nội dung cho trẻ làm quen với MTXQ rất phong phú và đa dạng, song dựa vào nguyên tắc cũng như đặc điểm nguồn tri thức về MTXQ, đặc điểm nhận thức của trẻ MG 5- 6 tuổi, các nhà giáo dục có thể lựa chọn nội dung phù hợp để tổ chức HĐLQVMTXQ có áp dụng biện pháp so sánh một cách khoa học, hợp lí và đạt hiệu quả cao.

1.2.3.4. Vai trò của HĐLQVMTXQ đối với sự phát triển khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi

Xôrôkina cho rằng “ Sự phát triển trí tuệ của trẻ diễn ra khi trẻ lĩnh hội những tri thức đầu tiên về các hiện tượng xung quanh. Nguồn gốc chính của những tri thức đó là trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh”.[ 62, tr33]

- HĐLQVMTXQ của trẻ ở trường mầm non là hoạt động có tổ chức, có mục đích rõ ràng. Đây là hoạt động do giáo viên tổ chức nhằm:

+ Cung cấp cho trẻ hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác cần thiết về các sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc xung quanh trẻ.

+ Hình thành và phát triển ở trẻ các năng lực nhận thức và các kỹ năng xã hội cần thiết nhằm giúp trẻ phát hiện vấn đề, tích lũy kiến thức và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.

+ Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn đối với thiên nhiên xung quanh.

- HĐLQVMTXQ là một trong những hoạt động đặc thù của trẻ được tổ chức ở trường MN. Dưới sự điều khiển, tổ chức của nhà giáo dục thì HĐLQVMTXQ giúp trẻ tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kĩ xảo bằng cách tìm tòi, phát hiện những thuộc tính bản chất, có tính quy luật còn đang ẩn giấu trong các sự kiện, hiện tượng, trong các khái niệm,

35 định luật, tư tưởng khoa học.

- Để chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý trẻ đến học tập ở trường phổ thông, những hoạt động trí tuệ như quan sát, trí nhớ, tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa...) cần phải đạt tới một mức độ nhất định để có thể lĩnh hội các tri thức khoa học một cách dễ dàng. HĐLQVMTXQ là một hình thức giúp trẻ MG 5 – 6 tuổi lĩnh hội tri thức, phát triển các khả năng tư duy nói chung và khả năng so sánh nói riêng.

HĐLQVMTXQ của trẻ ở trường mầm non có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển tất cả các lĩnh vực phát triển khác như: thể chất, tình cảm, các quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp và thẩm mỹ. HĐLQVMTXQ là giúp trẻ được rèn luyện và phát triển các quá trình tâm lí nhận thức: cảm giác, tri giác, trí nhớ, chú ý có chủ định, tưởng tượng, ngôn ngữ và các thao tác tư duy. Đó là các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa.

Theo quan điểm của Piaget, đứa trẻ tiếp nhận kiến thức từ những tác động môi trường bên ngoài bằng chính khả năng nhận cảm như nghe, nhìn, ngửi, sờ, nếm,... và dần dần tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng để tìm hiểu chúng. Như vậy, có thể thấy Piaget đề cao vai trò của HĐ cũng như tính tích cực hoạt động của trẻ trong MTXQ đối với việc phát triển nhận thức của trẻ.

Với nhiệm vụ trung tâm là giáo dục trí tuệ cho trẻ em, HĐLQVMTXQ thực chất là hoạt động nhận thức về MTXQ. Nó giúp trẻ tìm kiếm, phát hiện những dấu hiệu, những thuộc tính của các sự vật, hiện tượng của MTXQ, từ đó giúp trẻ so sánh dễ dàng sự vật, hiện tượng trong MTXQ.

“Việc làm giàu kiến thức trẻ em về thế giới xung quanh có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển trẻ em. Từ những hiểu biết về cuộc sống của mình đã có, trẻ em tìm hiểu nội dung các trò chơi, tranh vẽ, của các mối quan hệ với con người. Việc mở rộng và làm phong

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 39)