8. Đóng góp mới của đề tài
2.1.3. Thời gian điều tra
- Từ 24/12/2012 đến 1/02/2013 tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên tại các trường MN trong phạm vi nghiên cứu.
- Từ 18/02/2013 đến 29/03/2012 tiến hành khảo sát thực trạng mức độ so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại các trường MN trong phạm vi nghiên cứu.
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó phương pháp quan sát là phương pháp chủ đạo, còn lại các phương pháp khác là phương pháp bổ trợ.
a) Phương pháp quan sát
Mục đích
Nhằm đánh giá mức độ so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi khi tiến hành cho trẻ thực hiện các bài tập khảo sát mức độ so sánh của trẻ.
Nội dung
- Quan sát những biểu hiện về khả năng so sánh các đối tượng để tìm ra đặc điểm khác và giống nhau của các đối tượng của trẻ trong quá trình thực hiện các bài tập khảo sát.
- Quan sát các biện pháp GVMN vận dụng tổ chức các hoạt động giáo dục để nâng cao khả năng so sánh của trẻ.
45
Cách thức tiến hành: Tiến hành quan sát trong khi trẻ thực hiện các bài tập khảo sát trong điều kiện tự nhiên của lớp học. (Phụ lục 4A, 4B)
-Các bài tập khảo sát được hành với từng cá nhân trẻ.
-Ở mỗi bài tập GV cho trẻ thực hiện theo yêu cầu đặt ra trong bài tập.
-GV tạo không khí thoải mái để trẻ bình tĩnh suy nghĩ, hành động và trả lời. Nhắc lại yêu cầu hoặc câu hỏi chứ không nên giải thích hay gợi ý gì thêm (chỉ trong trường hợp cần thiết).
-Quan sát trẻ thực hiện các bài tập và đánh giá từng cá nhân trẻ, ghi chép cẩn thận vào phiếu quan sát hoặc các thiết bị ghi hình (máy chụp hình, máy quay phim...)
Cách chấm điểm: khi trẻ tham gia hoạt động, người nghiên cứu ghi nhận và cho điểm từng cá nhân trong mỗi bài tập khảo sát dựa trên tiêu chí đã xây dựng ở Chương 2 (mục 2.2.1). (Phụ lục 5A, 5B, 5C).
b) Phương pháp điều tra (Anket)
Mục đích
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến dành cho 108 GV nhằm tìm hiểu nhận thức của GV về việc sử dụng một số biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐLQVMTXQ .
Nội dung và cách tiến hành
- Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến GV với các câu hỏi mở và các câu hỏi đóng. Phiếu thăm dò ý kiến bao gồm các phần cơ bản sau:
• Phần A: Những thông tin cá nhân
• Phần B: Phần nội dung chính của phiếu hỏi
Phần nội dung chính của phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi mở [Phụ lục 2B] bao gồm 10 câu hỏi nhằm thu thập ý kiến của GVMN một cách trung thực và chính xác nhận thức về thao tác so sánh (câu 1, 2), khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi (câu 3, 4) và một số phương tiện và biện pháp GV thường sử dụng dạy trẻ so sánh (câu 5, 6, 7, 8, 9, 10).
Phần nội dung chính của phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi đóng[Phụ lục 2A] được thiết kế theo nhiều dạng thức: câu hỏi có một lựa chọn, nhiều lựa chọn hoặc đánh giá theo các mức độ gợi ý. Cấu trúc bao gồm các phần sau đây:
Nhận thức của GVMN về thao tác so sánh: Câu 1
Đánh giá của GVMN về khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ: Câu 2, 3, 4.
46
Ý kiến của GVMN về việc tổ chức cho trẻ so sánh trong HĐLQVMTXQ: Câu 5,6.
Các biện pháp GVMN thường sử dụng tổ chức so sánh trong HĐLQVMTXQ: Câu 7, 8.
Ý kiến của GVMN về các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ: Câu 9, 10, 11
- Bước 2: Trao đổi với lãnh đạo nhà trường về mục đích nghiên cứu, lý do nghiên cứu, sau đó tiếp xúc với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp MG 5 – 6 tuổi phát phiếu lần 1, lấy ý kiến điều tra theo nội dung điều tra.
- Bước 3: Thu lại phiếu thăm dò ý kiến từ GV lần 1 và phát phiếu lần 2.
- Bước 4: Thu lại phiếu thăm dò ý kiến từ GV và tiến hành xử lí bằng phương pháp toán thống kê.
c) Phương pháp phỏng vấn
Mục đích
-Tìm hiểu sâu thêm một số trường hợp và nhằm đánh giá mức độ trung thực trong việc trả lời bảng hỏi.
-Thu thập những ý kiến nhận xét, đánh giá của một số cán bộ quản lý trường Mầm non về việc GVMN sử dụng biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻMG 5 – 6 tuổi.
Nội dung
Bảng phỏng vấn [Phụ lục 3A, 3B] được thiết kế bao gồm các câu hỏi xoay quanh các nội dung như sau: hiểu thế nào về thao tác so sánh, đánh giá khả năng so sánh của trẻ MG 5- 6 tuổi, nhận xét về việc GVMN sử dụng biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5- 6 tuổi.
Cách thức tiến hành:
Phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại câu trả lời của 20 GVMN và 10 CBQL tại một số trường MN như trường MN Rạng Đông 10 (Quận 6), trường MN 10, trường MG nhà thiếu nhi thành phố (Quận 3), trường MN 19/5 (Quận 8), trường MN 8, trường MN 2A, trường MN 2B (Quận 5), trường MN Sen Hồng, trường MN Hoa Đào ( Quận Bình Tân), trường MN Sơn Ca (Huyện Hóc Môn)
d)Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Mục đích
47
- Tìm hiểu tần số sử dụng các biện pháp nâng cao khả năng so sánh cho trẻ của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐLQVMTXQ.
• Nội dung và cách tiến hành
-Nghiên cứu kế hoạch tổ chức các HĐLQVMTXQ của GVMN
-Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ sau khi thực hiện 3 bài tập khảo sát.
e) Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức thống kê của phần mềm SPSS version 16.0, công thức tính trung bình (mean), tỉ lệ phần trăm (%), tần số (f), độ lệch chuẩn (std), kiểm nghiệm (t), mức ý nghĩa (sig) để xử lý số liệu thu được từ việc phát hiện thực trạng. [Phụ lục 6]