8. Đóng góp mới của đề tài
2.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng so sánh của trẻ MG5-6 tuổi trong
• Nội dung và cách tiến hành
-Nghiên cứu kế hoạch tổ chức các HĐLQVMTXQ của GVMN
-Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ sau khi thực hiện 3 bài tập khảo sát.
e) Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức thống kê của phần mềm SPSS version 16.0, công thức tính trung bình (mean), tỉ lệ phần trăm (%), tần số (f), độ lệch chuẩn (std), kiểm nghiệm (t), mức ý nghĩa (sig) để xử lý số liệu thu được từ việc phát hiện thực trạng. [Phụ lục 6]
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng
2.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ HĐLQVMTXQ
2.2.1.1. Tiêu chí và thang đánh giá khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi
Tiêu chí đánh giá
- Tiêu chí 1: Tìm ra đặc điểm khác nhau của các đối tượng so sánh. - Tiêu chí 2: Tìm ra đặc điểm giống nhau của các đối tượng so sánh.
Thang đánh giá
Các mức độ đánh giá khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh được đánh giá bằng hệ thống 3 bài tập.
- Bài tập số 1: So sánh về các loại trái cây
- Bài tập số 2: So sánh các con vật sống trong rừng - Bài tập số 2: So sánh về các loại quần áo của trẻ em
Khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi đánh giá qua 2 tiêu chí trên. Vì vậy mức độ đáng giá khả năng so sánh được tính thành điểm như sau:
Mức độ rất cao: (4,01 – 5,00 điểm) trẻ xác định được tất cả số lượng đặc điểm giống nhau và khác nhau của của các đối tượng so sánh.
Mức độ cao: (3,01 – 4,00 điểm ) trẻ xác định được 4/5 số lượng đặc điểm giống nhau và khác nhau của của các đối tượng so sánh.
Mức độ trung bình: (2,01 – 3,00 điểm) trẻ xác định được 3/5 số lượng đặc điểm giống nhau và khác nhau của của các đối tượng so sánh.
48
Mức độ thấp: (1,01 – 2,00 điểm) trẻ xác định được 2/5 số lượng đặc điểm giống nhau và khác nhau của của các đối tượng so sánh.
Mức độ rất thấp: (0,00 – 1,00 điểm) trẻ xác định được 1/5 số lượng đặc điểm giống nhau và khác nhau của của các đối tượng so sánh.
Từ cách tính điểm trên chúng tôi đưa ra cách xếp loại mức độ khả năng SS của trẻ MG 5 – 6 tuổi như sau:
Mức độ rất cao: 12,01 – 15,00 điểm Mức độ tương đối cao: 9,01 – 12,00 điểm Mức độ trung bình: 6,01 – 9,00 điểm Mức độ thấp: 3,01 – 6,00 điểm Mức độ rất thấp: 0,00 – 3,00 điểm
Cùng với việc dự giờ để khảo sát các biện pháp giáo viên mầm non đã sử dụng để nâng cao khả năng so sánh cho trẻ trong HĐLQVMTXQ, chúng tôi cũng quan sát để đánh giá khả năng so sánh của trẻ ngay trong việc trẻ thực hiện 3 bài tập: trái cây, các con vật sống trong rừng, các loại quần áo trẻ em.
Mỗi một cộng tác viên quan sát 3 trẻ. Dựa trên tiêu chí đánh giá và phiếu quan sát có ghi rõ các đặc điểm so sánh các bài tập thì các cộng tác viên sẽ ghi chép lại và tính điểm cho từng trẻ.
2.2.1.2. Đánh giá chung kết quả so sánhcủa trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: Điểm trung bình của 3 bài tập chưa cao, cụ thể ở BT 1 điểm TB đạt được là 2.36 điểm, BT 2 đạt được là 1.95 điểm, BT 3 đạt được là 2.40 điểm. Độ lệch chuẩn lần lượt là BT1: 1.26, BT2: 1.42 và BT3: 1.32.
Bảng 2.2. Mức điểm đánh giá kết quả so sánh của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐLQVMTXQ
STT Bài tập Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
1 BT so sánh trái cây 2,36 1,26
2 BT so sánh con vật 1,95 1,42
3 BT so sánh quần áo 2.40 1,32
Kết quả thực hiện bài tập của trẻ được thể hiện cụ thể ở từng mức độ so sánh như sau (xem bảng 2.3) :
Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy, điểm trung bình của trẻ là 6,75. Độ lệch chuẩn là 3,63, nghĩa là điểm phân bố xung quanh điểm TB không đồng đều. Trong tổng số 112 trẻ được điều tra, chỉ có 3 trẻ có mức độ so sánh rất cao (chiếm 2,67% số trẻ điều tra).
49
Bảng 2.3. Mức độ kết quả so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Số trẻ khảo sát Mức độ kết quả so sánh Giá trị TB Độ lệch chuẩn (Std) Rất cao Cao TB Thấp Rất thấp SL % SL % SL % SL % SL % 112 3 2,67 9 8,03 52 46,42 30 26,78 14 12,50 6,75 3,63 Trẻ tìm được hầu hết các đặc điểm so sánh các đối tượng nhanh, chính xác, trẻ trả lời và thực hiện thao tác so sánh chính xác các đặc điểm giống và khác nhau của các đối tượng, giải thích được cách thức so sánh các đối tượng với nhau. Tỉ lệ trẻ đạt loại cao cũng chỉ có 8.03%. Như vậy, ta thấy rằng mức độ so sánh của trẻ MG 5 -6 tuổi trong HĐLQVMTXQ còn thấp, trong đó tập trung nhiều ở mức TB và mức thấp. Tỉ lệ trẻ có điểm tổng của 3 bài tập ở mức TB và mức thấp chiếm 73,2 %, trong đó khuynh hướng nghiêng về mức độ TB (46,42%). Con số này cho thấy rằng trẻ ít được thực hiện các bài tập về so sánh trong MTXQ. Điều này được biểu hiện khá rõ trong quá trình trẻ tham gia thực hiện các bài tập khảo sát. Khi giáo viên hỏi so sánh các đối tượng với nhau như thế nào, hay làm sao để biết các đặc điểm giống nhau, khác nhau của các đối tượng, trẻ dường như không biết bắt đầu từ đâu. Ví dụ với câu hỏi “muốn so sánh ba trái dưa hấu, đu đủ và xoài với nhau, con phải làm gì?” thì có 3 trẻ trả lời là “con đo 3 trái này”, “con sờ”, “con thấy nó khác màu”. Còn lại trẻ không hiểu được muốn so sánh đối tượng trẻ phải thực hiện công việc gì. GV phải gợi ý hỏi đặc điểm nào thì trẻ tìm đặc điểm ấy. Như vậy trẻ chưa nắm được tiến trình so sánh. Tất cả trẻ không thực hiện thao tác so sánh theo tiến trình so sánh nào, trẻ vừa quan sát vừa nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau một cách tản mạn và ngẫu nhiên, chứ không theo một trật tự nào cả. Vì vậy, khi thực hiện hành động so sánh các đối tượng, trẻ thực hiện còn chậm, lúc đúng, lúc sai. Khi GV yêu cầu mô tả các đối tượng có điểm gì giống và khác thì trẻ tỏ ra lúng túng, bối rối, khó khăn. Chẳng hạn như bé Nguyễn Đình Thanh Thảo, mặc dầu trẻ tỏ ra hứng thú thực hiện bài tập nhưng việc thực hiện hành động so sánh còn nhiều lúng túng nên chưa tìm đúng và đủ các đặc điểm cần so sánh. Hoặc là có trường hợp như bé Nguyễn Lê Hoàng Ân khi GV yêu cầu bé so sánh các đối tượng với nhau, bé rất hăng hái trả lời đúng các đặc điểm so sánh nhưng khi bé dùng hành động so sánh thì các đặc điểm so sánh bé nêu khi nãy bé thực hiện không chính xác nữa.
50
thông qua thực hiện bài kiểm tra còn cho thấy điểm số thấp nhất mà trẻ đạt là 0.5 điểm và cao nhất là 14 điểm. Điểm số tập trung nhiều nhất là điểm 8. Điểm số ở mức TB chiếm nhiều nhất. Điều này chứng tỏ mức độ so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi phân bố không đồng đều và có sự chênh lệch khá rõ nét giữa các trẻ khác nhau. (Biểu đồ 2.1)
Biểu đồ 2.1: Phân bố điểm số thực hiện 3 bài tập khảo sát khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi
Xem xét mức độ điểm số của trẻ thực hiện theo từng bài tập ở bảng 2.4, chúng tôi nhận thấy điểm số trẻ đạt mức độ trung bình ở cả 3 bài tập chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Điều này khẳng định mức độ so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ không cao. Đặc biệt ở 3 mức độ: rất cao, cao và trung bình, bài tập 1 và 3 có tỉ lệ trẻ nhiều hơn bài tập 2, cụ thể ở mức độ rất cao BT1: 6,2%, BT2: 3,6%, BT3: 8,9%; ở mức độ cao cả BT1 và 3 đều có 22 trẻ đạt (19,8 %) trong khi đó BT3 chỉ có 17 trẻ đạt (15,2%); đồng thời ở mức độ trung bình cũng vậy BT1: 55,4%, BT2: 41,1%, BT3: 50,9%.
Bảng 2.4. Mức độ so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi ở từng bài tập khảo sát
STT Bài tập
Các mức độ đánh giá
Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp
SL % SL % SL % SL % SL %
1 So sánh trái cây 7 6,2 22 19,6 62 55,4 13 11,6 8 7,1
2 So sánh các con
vật 4 3,6 17 15,2 46 41,1 30 26,8 15 13,4
51 quần áo
Ngược lại ở mức độ thấp và rất thấp thì con số đạt điểm của BT2 cao hơn của BT1 và 3, chẳng hạn cụ thể lần lượt ở mức độ thấp và rất thấp BT1 có 11, 6% và 7, 1%, BT2 là 26, 8% và 13, 4%, BT3 có 17, 9% và 2,7%. Điều này cũng dễ hiểu vì những đối tượng so sánh ở bài tập 1 (so sánh trái cây) và bài tập 3 (so sánh về quần áo) được sử dụng bằng vật thật và trẻ tiếp xúc một cách trực quan bằng các giác quan (như sờ mó, cầm nắm, ngửi, ăn….), còn các đối tượng so sánh ở bài tập 3 là các con vật sống trong rừng, trẻ chưa bao giờ nhìn thấy trực tiếp bên ngoài nên trẻ gặp khó khăn khi phân tích và so sánh các đặc điểm về chúng.
Trong quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy một điều cũng đáng quan tâm là các đặc điểm trẻ nêu ra chủ yếu là các đặc điểm bên ngoài của đối tượng và trẻ chỉ mới dùng tri giác để so sánh các đối tượng. Chẳng hạn như khi đưa bài tập so sánh về 3 loại trái cây, hầu như các trẻ đều cho nhận xét “chúng khác màu nhau”, hay “quả này to hơn quả kia” hoặc là “quả này tròn còn 2 quả này dài dài”; trẻ chỉ dừng ở so sánh các đặc điểm về màu sắc, hình dạng, kích thước của trái cây. Khi so sánh các con vật ở bài tập con vật trẻ chỉ nêu ra đặc điểm so sánh về màu lông, kích thước to nhỏ, thức ăn của chúng. Còn ở bài tập về các loại quần áo, trẻ chỉ so sánh các đặc điểm về màu sắc, kích thước dài ngắn, quần áo của bạn trai hay bạn gái. Nhìn chung các đặc điểm về mùi, vị, chế biến, lợi ích của trái cây; hoặc của các con vật như thời điểm kiếm mồi, môi trường sống, tính khí và ở bài tập về các loại quần áo như chất liệu, mục đích sử dụng, công dụng, …thì đa số trẻ không đề cập đến. Đây là những đặc điểm quan trọng và là cơ sở trẻ thực hiện tốt hành động so sánh. Và thực tế trẻ có xu hướng so sánh các đối tượng theo các đặc điểm toán học (kích thước, hình dạng,…) mà ít chú ý đến các đặc điểm khác của đối tượng trong MTXQ. Cụ thể như sau:
- Mức độ khả năng so sánh rất cao: Khi thực hiện bài tập khảo sát, những trẻ này tỏ ra nhanh nhẹn tự mình tìm ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau, giải thích được cách so sánh như thế nào và nói được tên của đặc điểm giống và khác ấy của đối tượng. Chẳng hạn bé Mạch Trần Phương Nghi đạt 13/15 điểm và bé Trịnh Vũ Thành Đạt đạt 14/15 điểm sau khi thực hiện các bài tập kiểm tra, thời gian và thao tác thực hiện bài tập của trẻ diễn ra nhanh với câu trả lời rõ ràng đầy đủ hành động so sánh. Xem xét điểm số đạt được trong từng bài tập cho thấy Thành Đạt đạt điểm tối đa bài tập 1 và bài tập 2. Ở bài tập 3, trẻ cũng đã trả lời được 4/5 số lượng đặc điểm so sánh đặt ra trong bài. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm chính là trẻ vẫn chưa đạt điểm tối đa vì gặp khó khăn khi tìm các đặc điểm bản chất, bên trong của quần áo. Còn Phương Nghi đạt điểm tuyệt đối cho bài tập 1; bài tập 2 và bài
52
tập 3 bé tìm đúng hết tất cả đặc điểm so sánh của các đối tượng, nhưng vẫn còn 2 đặc điểm so sánh mà trẻ tìm được thì trẻ không giải thích bằng lời.
- Mức độ khả năng so sánh cao: Trong quá trình thực hiện hành động so sánh, trẻ tự mình tìm ra các đặc điểm giống và khác nhau của đối tượng một cách khá chính xác. Tuy nhiên trẻ không tìm được hoàn toàn các đặc điểm cần so sánh theo yêu cầu của bài tập, một số ít đặc điểm chỉ tìm được bằng hành động nhưng không nói được vì sao hay gọi đúng tên đặc điểm so sánh trong cả ba bài tập. Ví dụ như bé Nguyễn Quốc Nguyên không so sánh được 1 đặc điểm của các con vật ở bài tập 2. Trong khi đó bé Trần Xuân Nghi tìm được tất cả đặc điểm nhưng một số đặc điểm bé không giải thích mà chỉ thực hiện bằng hành động, một số đặc điểm trẻ nói đúng bằng lời nhưng khi yêu cầu trẻ thực hiện bằng hành động thì không chính xác.
- Mức độ khả năng so sánh trung bình: Trong quá trình trẻ tham gia thực hiện các bài kiểm tra, những trẻ ở mức độ TB thường không tự mình tìm ra các đặc điểm so sánh, các đặc điểm giống và khác mà phải dựa vào yêu cầu của GV đặt ra, hoặc cần có sự gợi ý của GV. Trẻ không tìm được nhiều đặc điểm giống và khác của đối tượng.
- Mức độ khả năng so sánh thấp: Trẻ tỏ ra rất khó khăn khi tìm các đặc điểm giống và khác của các đối tượng. Với sự gợi ý của GV trẻ tìm được một số đặc điểm theo đúng yêu cầu, thực hiện còn chậm, sai nhiều hơn đúng.
- Mức độ khả năng so sánh rất thấp: Mặc dù có sự giúp đỡ của GV nhưng hầu như trẻ không biết so sánh, trẻ chỉ tìm được khoảng 1/5 số lượng đặc điểm, thậm chí không tìm được đặc điểm nào ở từng bài tập. Những trẻ có mức độ thấp như bé Gia Bảo, Thành Tài, Thanh Thảo, Minh Thuận, bé Trâm Anh, Gia Hưng, Phương Uyên, Hoàng Thịnh tỏ ra rất lúng túng khi thực hiện và trẻ thường trả lời theo ý thích của trẻ mà không chính xác.
2.2.1.3. Đánh giá kết quả so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi theo từng phương diện so sánh
a. Kết quả so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi theo giới tính
Bảng 2.5. So sánh kết quả giữa trẻ nam và trẻ nữ
Bài tập Giới tính Cỡ mẫu Điểm TB Hệ số TB khác biệt Độ lệch chuẩn Kiểm định t Giá trị t Mức ý nghĩa BT 1 Nam 59 2.29 0.14 1,23 -0,593 0.555 Nữ 53 2.43 1,29 -0,591 0.556 BT 2 Nam 59 1.82 0.27 1,43 -1,008 0.315
53 Nữ 53 2.09 1,41 -1,010 0.315 BT 3 Nam 59 2.21 0.41 1,26 -1,668 0.098 Nữ 53 2.62 1,36 -1,661 0.100 Tổng điểm Nam 59 6.33 0.83 3.57 -1.210 0.229 Nữ 53 7.16 3.67 -1.208 0.230
Khảo sát kết quả so sánh của 59 trẻ nam và 53 trẻ nữ MG 5-6 tuổi cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê khi trẻ thực hiện 3 bài tập (Bảng 2.5). Hệ số trung bình khác biệt giữa trẻ nam và trẻ nữ của BT 1 là 0.14, BT 2 là 0.27 và ở BT 3 là 0.41, chênh lệch không nhiều. Kiểm định độ tin cậy bằng trị số t của 3 bài tập của nam và nữ: -0.593, - 0.591 (BT1); -1.008, -1.010 (BT2) -1.668, -1.661 (BT3), đều nhỏ hơn 1.98 (với df=110), nghĩa là giữa nam và nữ không có sự khác biệt ý nghĩa.
Mức ý nghĩa của trẻ nam và nữ lần lượt ở BT 1 là 0.555 – 0.556, ở BT 2 là 0.098 – 0,1 và của BT 3 là 0.229 – 0.230 đều lớn hơn 0.05 cho thấy khả năng so sánh của trẻ nam và trẻ nữ không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê.
Biểu đồ 2.2 So sánh khả năng so sánh giữa trẻ nam và trẻ nữ
Khả năng so sánh của trẻ nam tương đương với khả năng so sánh của trẻ nữ. Như vậy có thể khẳng định giới tính không ảnh hưởng đến khả năng so sánh của trẻ MG 5 -6 tuổi trong