8. Đóng góp mới của đề tài
2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao khả năng so sánh
2.2.2.1. Kết quả nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
a. Nhận thức của giáo viên mầm non về khái niệm thao tác so sánh
Bảng 2.7a. Thực trạng nhận thức của giáo viên về thao tác so sánh (dựa trên phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi đóng)
STT Khái niệm về thao tác so sánh SL(N=108) Tỉ lệ %
1
Tách một thuộc tính hay nhiều dấu hiệu thứ yếu nào đó khỏi bản thân sự vật, hiện tượng, chỉ xác định những đặc
điểm đặc trưng của nhóm các sự vật, hiện tượng.
23 21,3
2
Thực hiện chức năng xác định các đặc điểm giống nhau hay khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong môi
trường xung quanh
85 78,7
Căn cứ vào số liệu chúng tôi thu thập được từ phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi đóng của GV, có 85/108 GV(chiếm 78, 7%) trả lời đúng khái niệm thao tác so sánh là gì.
Bảng 2.7b. Thực trạng nhận thức của giáo viên về thao tác so sánh ( dựa trên phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi mở)
STT Ý kiến của GVMN SL Tỉ lệ %
1 Hiểu đúng về khái niệm về thao tác so sánh 54 50
2 Các ý kiến khác 54 50
Tuy nhiên kết quả khảo sát được từ phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi mở cho GV tự trả lời theo ý kiến của mình thì số lượng GV trả lời đúng về khái niệm thao tác so sánh là tìm ra đặc điểm giống và khác nhau chỉ có 54/108 GV (50 %). Số GV nhận thức chưa đúng về khái niệm so sánh chiếm tỉ lệ tương đương 50%, họ nhầm lẫn so sánh với khái quát hóa hay không hiểu so sánh là thao tác của tư duy. Nhìn chung GV hiểu khái niệm khả năng so sánh nhưng họ không thể khái quát lên thành khái niệm bằng từ ngữ một cách rõ ràng, chuẩn xác.
b. Nhận thức của GVMN về tiến trình so sánh
- Kết quả điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi mở
Kết quả khảo sát từ phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi mở về các bước của tiến trình so sánh (xem biểu đồ 2.4), chỉ có 45/108 GV (41, 67%) trả lời được các bước của một tiến trình so sánh nhưng theo cách hiểu của họ dù chưa chính xác như phần lý luận của các nhà
56
tâm lý (đã trình bày ở chương 1), họ chủ yếu đưa ra 2 bước. Trong khi đó có đến 55,56% GV không hiểu rõ tiến trình so sánh là gì nên không đưa ra được các bước của tiến trình mà chỉ nêu một cách chung chung như “so sánh các đặc điểm, hình dạng, lợi ích…”, “quan sát vật để tư duy về điểm giống và khác”; có trường hợp GV nhầm lẫn tiến trình so sánh sang hướng dẫn khái quát hóa như “Bước 1: tìm điểm giống và khác của đối tượng, bước 2: xếp chúng vào một nhóm theo các tiêu chuẩn kích thước, độ dài” hay “ Quan sát – Kết nhóm – Phân loại – Kết luận”. Trong tổng số GV được hỏi, có 3 GV thẳng thắn trả lời không biết tiến trình so sánh. Tóm lại, GV thực sự chưa hiểu rõ hay chỉ hiểu mơ hồ về tiến trình so sánh nên nhận thức về các bước của tiến trình so sánh không chính xác.
Biểu đồ 2.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tiến trình SS (tính theo %)
- Kết quả điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi mở
Trước câu hỏi đóng “Các bước của tiến trình so sánh là gì?”, có 96,3% GV đưa ra 2 bước, chỉ có 3,7% GV trả lời gồm 3 bước. Đa số GV đều không chú ý đến bước 2 của tiến trình so sánh. Chính họ không hiểu rằng nếu không hướng dẫn trẻ thực hiện đủ 3 bước của tiến trình này, đặc biệt nếu bỏ bước 2 thì sẽ dẫn tới việc trẻ dễ bị bỏ sót các đặc điểm giống nhau và khác nhau của đối tượng so sánh.
Bảng 2.8. Nhận thức của giáo viên mầm non về tiến trình so sánh
STT Tiến trình so sánh gồm: SL
(N=108) Tỉ lệ %
1
2 bước:
1. Quan sát đối tượng so sánh
2.Tìm ra đặc điểm giống nhau và khác nhau
104 96,3
2
3 bước:
1. Quan sát đối tượng so sánh 2. Nêu đặc điểm cần so sánh 4 3,7 41,67 55,56 2,78 Hiểu đúng Hiểu sai Không trả lời
57
3. Tìm ra đặc điểm giống nhau và khác nhau
Như vậy, chúng ta kết luận rằng GV chưa nắm vững được 3 bước của tiến trình so sánh để hướng dẫn trẻ so sánh đúng cách. Khi trao đổi với GV, lý do tại sao kết quả so sánh của trẻ chỉ ở mức TB, đại đa số GV cho rằng nguyên nhân là do kiến thức của trẻ ít, đề tài trừu tượng (như động vật sống trong rừng không được quan sát thực tế) nên trẻ không có kinh nghiệm, trẻ chưa tập trung chú ý. Thực tế, nguyên nhân chính là GVMN chưa nắm được các bước của TTSS và GVMN chưa chú ý dạy trẻ cách so sánh. Chính nhận thức sai lệch của GV ảnh hưởng không tốt đến khả năng so sánh của trẻ.
2.2.2.2. Kết quả nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh
Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên về khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh
Đánh giá của
GV
Khả năng so sánh của trẻ Số lượng đối tượng trẻ so sánh
cùng lúc Số lượng đặc điểm giống và khác nhau So sánh dưới 3 đối tượng So sánh 3 đối tượng So sánh trên 3 đối tượng Tìm ra dưới 4 đặc điểm giống và khác Tìm ra 4 đặc điểm giống và khác Tìm ra trên 4 đặc điểm giống và khác SL GV 63 8 37 53 33 22 Tỉ lệ % 58,3 7,4 34,3 49,1 30,5 20,4
Từ kết quả thống kê số liệu phiếu thăm dò ý kiến GV, chúng tôi nhận thấy có chỉ 7,4% GV cho là trẻ MG 5-6 tuổi có thể so sánh được 3 đối tượng trong HĐLQVMTXQ. Trong chương trình GDMN mới ban hành năm 2009 có nêu trẻ có khả năng so sánh 3 đối tượng. Trên cơ sở tâm lý học, trẻ MG 5-6 tuổi trung bình có thể so sánh 3 đối tượng trong HĐLQVMTXQ cùng lúc. Tỉ lệ nhận định khác ý kiến này cũng chiếm khá cao 92,65%. Số lượng GV cho rằng trẻ so sánh cùng lúc dưới 3 đối tượng là 63/108, chiếm tỉ lệ hơn ½ tổng số GV được hỏi (58,3%).
Điều này cho thấy nhận thức của GV về khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ là chưa chính xác. Ở Bảng 2.9 cũng thể hiện nhận thức của GV về khả năng so sánh của trẻ tìm số lượng đặc điểm giống và khác nhau. Có 53/108 GV cho rằng trẻ tìm được dưới 4 đặc điểm giống và khác nhau, chiếm tỉ lệ 49,1%. Trung bình trẻ MG 5-6 tuổi so sánh và tìm được dưới 4 điểm cho cả điểm giống với điểm khác là hơi ít so với khả
58
năng của trẻ. Một đứa trẻ MG 5-6 tuổi ở mức trung bình có thể tìm được 2 điểm giống và 2 điểm khác nhau của đối tượng so sánh. Đây là điều cần nên xem xét vì số GV nhận định đúng khả năng tìm ra số lượng điểm giống và khác của trẻ không nhiều và như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá đúng khả năng của trẻ trong so sánh.
Phỏng vấn trực tiếp GVMN ở một số trường MN ghi nhận được như sau: với câu hỏi “trong chương trình GDMN 2009 qui định trẻ so sánh được bao nhiêu đối tượng”, GV đều không trả lời. Thế nhưng, khi hỏi thực tế khả năng trẻ của lớp họ so sánh được mấy đối tượng, đa số GV nhận định trẻ MG 5 – 6 tuổi có thể so sánh được 2 đối tượng. Khi hỏi nếu đưa 3 đối tượng cho trẻ so sánh cùng lúc, GV trả lời trẻ so sánh không chính xác 3 đối tượng cùng lúc hoặc có ý kiến cho là trẻ thường lấy đối tượng thứ nhất so sánh với đối tượng thứ hai, rồi sau đó lấy đối tượng thứ nhất so với đối tượng thứ ba. Điều này cho thấy do GV ít dạy trẻ so sánh trong HĐLQVMTXQ, đồng thời GV chỉ dựa trên thực tế dạy học của họ, chưa nắm được chương trình nên chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình. Vì vậy, khả năng so sánh của trẻ không được nâng cao.
Nhìn chung, đánh giá của GV chưa hoàn toàn chính xác về khả năng so sánh của trẻ dẫn đến GV sẽ lựa chọn biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ không phù hợp.
Bên cạnh việc đánh giá khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ, chúng tôi cũng đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng so sánh của trẻ để GV đánh giá mức độ quan trọng.
Bảng 2.10. Thứ tự tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ
TT Các yếu tố SL Tỉ lệ % Thứ hạng
1 Mối quan hệ giữa GVMN với trẻ
30 27,8 3
2 Biện pháp nâng cao khả năng so sánh cho
trẻ từ phía GVMN 15 13,9 5
3 Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học 41 38 1
4 Tính tích cực nhận thức của trẻ 31 28,7 2
5 Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và
59
Thu thập từ 108 phiếu thăm dò ý kiến của GV, chúng tôi nhận thấy việc GV xếp hạng thứ tự tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ được phân bố rải rác, không có yếu tố nào có tỉ lệ trên 50% ý kiến cho là quan trọng nhất.
Trong số các yếu tố trên, yếu tố về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học có 38% GV xếp là có tầm ảnh hưởng cao nhất đến khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ. Thực tế hiện nay số lượng trẻ trong 1 lớp quá đông, đồ dùng dụng cụ và các phương tiện dạy học hiện đại ở các trường dường như không được trang bị đầy đủ để GV có thể sử dụng tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động làm quen với MTXQ có nội dung so sánh theo phương pháp dạy học hiện đại.
Hai yếu tố được GV đánh giá là ít ảnh hưởng đến khả năng so sánh của trẻ là biện pháp phát triển khả năng so sánh cho trẻ từ phía GVMN (13,9%) và Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành năm 2009 (18,5%). Đây là một suy nghĩ sai lầm vì Chương trình GDMN chính là tài liệu cơ sở để GV xây dựng các bài tập, trò chơi trí tuệ cho trẻ thực hiện thao tác so sánh phù hợp với độ tuổi của trẻ. Biện pháp phát triển khả năng so sánh cho trẻ từ phía GVMN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi nhưng GV ít chú ý. Biện pháp phát triển khả năng so sánh cho trẻ chính là cách thức GV dạy trẻ so sánh dựa trên phương tiện vật chất đầy đủ, yêu cầu của chương trình GDMN. Nếu cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, phương tiện, đồ dùng dụng cụ phong phú, trẻ có tính tích cực ham học hỏi nhưng GV không biết đề ra biện pháp phù hợp thì khả năng so sánh của trẻ không được nâng cao.
2.2.2.3. Thực trạng việc sử dụng các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ -6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh
a. Thực trạng việc GVMN yêu cầu trẻ thực hiện thao tác so sánh trong HĐLQVMTXQ
Thống kê từ phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi đóng, trong số 3 đề tài, trái cây là đề tài được 89 GV cho là thường xuyên yêu cầu trẻ thực hiện so sánh (chiếm tỉ lệ 82,4%). Có 47,2% GV đưa ý kiến đề tài động vật sống trong rừng (có 47,2% GV) và đề tài các loại quần áo trẻ em (có 56,5%) thỉnh thoảng GV mới yêu cầu trẻ thực hiện thao tác so sánh.
Bảng 2.11. Tần số GVMN yêu cầu trẻ thực hiện thao tác so sánh
STT Đề tài Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
SL % SL % SL %
60
2 Động vật sống trong rừng 55 50,9 51 47,2 1 0,9
3 Các loại quần áo trẻ em 42 38,9 61 56,5 4 3,7
Sở dĩ có thực trạng trên là do trái cây là đề tài nằm trong chương trình GDMN và các đối tượng trái cây trẻ đã được làm quen ngay từ tuổi nhà trẻ nên rất gần gũi với trẻ. Động vật sống trong rừng cũng giống như trái cây nhưng do trẻ không được trực tiếp quan sát những đối tượng này bên ngoài mà chỉ qua tranh ảnh nên GV ít yêu cầu trẻ thực hiện so sánh. Đề tài các loại quần áo trẻ em không nằm trong yêu cầu của chương trình GDMN nên GV ít dạy trẻ và ít yêu cầu trẻ thực hiện so sánh.
b.Thực trạng đánh giá của GVMN về việc dạy trẻ so sánh trong các đề tài của HĐLQVMTXQ
Bảng 2.12. Đánh giá của GV về việc dạy trẻ so sánh
Tên đề tài Khó thực hiện nhất Dễ thực hiện nhất Thực tế có tổ chức HĐ SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Trái cây 0 0 90 83.33 74 68.5 Động vật sống trong rừng 60 55.55 8 7.40 25 23.1
Các loại quần áo trẻ em 48 44.45 10 9.25 8 7.4
Cùng với phiếu thăm dò ý kiến, chúng tôi tham dự một số HĐLQVMTXQ theo 3 đề tài trái cây, động vật sống trong rừng và các loại quần áo trẻ em nhằm tìm hiểu những biện pháp giáo viên đã áp dụng để nâng cao khả năng so sánh của trẻ trong HĐLQVMTXQ.
Thu thâp từ những thông tin trên phiếu hỏi mở và qua trò chuyện , GV cho biết lí do GV xếp đề tài trái cây dễ thực hiện vì nó quen thuộc và GV có thể sử dụng phương tiện là vật thật để dạy trẻ so sánh, trẻ có thể dùng 5 giác quan để so sánh. Trong khi đó, với đề tài động vật sống trong rừng chỉ có 8 GV cho là dễ thực hiện và có 83% GV còn lại cho rằng đề tài con vật sống trong rừng là đề tài khó thực hiện nhất vì các đối tượng của đề tài con vật sống trong rừng không thể dùng vật thật dạy mà phải dùng tranh ảnh, phim ảnh cho trẻ quan sát và so sánh nên GV mất thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học, vì vậy thỉnh thoảng GV mới chọn để trẻ so sánh. Tuy nhiên, thực tế dự giờ có 25 GV chọn làm đề tài động vật sống trong rừng tổ chức HĐ có yêu cầu trẻ thực hiện so sánh vì GV cho rằng con vật là đối tượng hấp dẫn trẻ, khơi gợi trí tò mò của trẻ và đề tài nằm trong chương trình GDMN nên chắc
61
chắn sẽ phải cung cấp kiến thức cho trẻ về đề tài này, theo đó có thể vận dụng cho trẻ so sánh; mặt khác đề tài này có nhiều nội dung mới lạ thu hút trẻ tìm hiểu, có nhiều đặc điểm để trẻ so sánh. Và tương tự ở đề tài các loại quần áo trẻ em, 10 GV cho là dễ thực hiện vì chúng gần gũi và dùng vật thật để dạy trẻ so sánh được nhưng thực tế chỉ có 8 GV có áp dụng biện pháp dạy trẻ so sánh, có thể nguyên nhân do nội dung đề tài này bản thân GV khó khai thác để dạy trẻ so sánh.
c.Thực trạng việc sử dụng phương tiện so sánh
Để tổ chức các đề tài so sánh cho trẻ dễ thực hiện, dễ hiểu, việc lựa chọn phương tiện so sánh cũng góp phần không nhỏ để giúp trẻ so sánh tốt.
Quan sát biểu đồ tần số lựa chọn phương tiện so sánh từ phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi mở (biểu đồ 2.5), ta thấy phương tiện vật thật có đến 100 GV sử dụng cho trẻ so sánh, chiếm tỉ lệ 92,59 %; chỉ có 7 GV dùng tranh ảnh làm phương tiện so sánh, chiếm tỉ lệ 6,48%; ngoài ra có 1 GV cho rằng việc lựa chọn phương tiện so sánh tùy thuộc vào đối tượng so sánh mà lựa chọn cho phù hợp với trẻ (0.93%).
Biểu đồ 2.5. Tần số sử dụng phương tiện so sánh