Biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 44)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.2.4. Biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ

HĐLQVMTXQ

Đặc trưng của HĐLQVMTXQ là không chỉ dừng ở việc cung cấp kiến thức, hình thành thái độ, hành vi thói quen tích cực của trẻ đối với MTXQ mà quan trọng là phát triển trí tuệ, rèn luyện, nâng cao các thao tác tư duy, đặc biệt là thao tác so sánh.Khả năng so sánh của trẻ đạt kết quả cao, chất lượng của HĐLQVMTXQ đạt hiệu quả phụ thuộc phần lớn biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ.

1.2.4.1. Một số biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐLQVMTXQ

Tác giả Lê Thị Ninh, Hoàng Thị Phương đã đề cập đến biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ trong HĐLQVMTXQ ở trường MN:

a. Biện pháp sử dụng tài liệu trực quan

Các tài liệu trực quan bao gồm tranh ảnh, phim đèn chiếu và phim ảnh, sơ đồ, mô hình, tin học… Các tài liệu trực quan được sử dụng rộng rãi trong HĐLQVMTXQ vì nó phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ nhỏ. Ngoài ra, tài liệu trực quan còn tạo ra tính đa dạng về phương tiện sử dụng, làm tăng sự hấp dẫn của đối tượng, giúp trẻ có thể khám phá đối tượng ở nhiều góc độ khác nhau. [43, tr.96]

Sử dụng tranh ảnh, mô hình: hướng trẻ chú ý đến đối tượng lâu hơn, sử dụng tranh để hình thành khái niệm cho trẻ. Lúc đầu, tổ chức cho trẻ xem tranh và phân tích mỗi bức tranh. Sau đó cho trẻ so sánh cả tập tranh theo những dấu hiệu nổi bật. Sự so sánh hướng đến việc nêu ra những dấu hiệu chung tồn tại trong hiện tượng. Đối với trẻ MG lớn có thể sử dụng tranh ảnh nghệ thuật. [43, tr. 97 – 98]

Sử dụng sơ đồ, biểu đồ: Đối với trẻ 4 – 5 tuổi, có thể hướng dẫn trẻ làm quen với các tài liệu trực quan được thể hiện dưới dạng sơ đồ, biểu đồ. Tư duy sơ đồ là giai đoạn chuyển từ tư duy hình tượng sang tư duy logic nên trẻ có thể hiểu sơ đồ, biểu đồ đơn giản và rất hứng thú tiếp cận với hình thức biểu đạt mới này. Cho trẻ tiếp cận với sơ đồ, biểu đồ sẽ giúp cho việc hệ thống hóa, khái quát hóa tri thức về sự vật, hiện tượng dễ dàng hơn, đồng thời nó lại là cơ sở để hình thành tư duy logic ở trẻ. [43, tr.99]

Sử dụng phim ảnh: Các tài liệu trực quan phim ảnh (phim đèn chiếu, phim nhựa, phim truyền hình) góp phần hình thành biểu tượng về sự thay đổi của hiện tượng tự nhiên: sự tăng trưởng và phát triển của thực vật, động vật, về hoạt động lao động của người lớn. Nó

38

cho phép trong khoảng thời gian ngắn trẻ có thể thấy được hiện tượng xảy ra trong thời gian dài.

b. Biện pháp tổ chức trò chơi: Các trò chơi có tác dụng củng cố, mở rộng sự hiểu biết và rèn luyện một số kỹ năng, chẳng hạn như so sánh.

Tổ chức trò chơi học tập: có tác dụng củng cố, làm chính xác hóa, mở rộng biểu tượng của trẻ về sự vật, hiện tượng xung quanh, giúp trẻ so sánh, khái quát hóa, phân loại chúng, phát triển trí nhơ, sự chú ý.

Tổ chức trò chơi sáng tạo: có tác dụng mở rộng tri thức cho trẻ về hoạt động lao động của người lớn, mối quan hệ của họ trong quá trình sống và hoạt động; củng cố biểu tượng về đồ vật xung quanh trẻ; rèn luyện kỹ năng nhận thứ như quan sát, so sánh, phân loại, giao tiếp…

c. Biện pháp tiến hành thí nghiệm:

Mục đích của thí nghiệm là cung cấp, làm chính xác hóa tri thức cho trẻ, củng cố các kỹ năng nhận thức như: quan sát, so sánh, phân loại, giao tiếp, suy luận, dự đoán… Biện pháp này được tiến hành giúp trẻ so sánh các đối tượng ở một số đề tài, cụ thể như các đề tài về sự phát triển của thực vật, đặc điểm của thực vật, nước, và các đề tài khám phá khoa học… Thí nghiệm có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc dài như quan sát. Nếu nhiệm vụ được giải quyết trong quá trình quan sát, việc thảo luận kết quả quan sát cũng diễn ra ngay sau đó. GV cùng trẻ phân tích điều kiện tiến hành thí nghiệm, so sánh kết quả và rút ra kết luận. [43, tr.110 - 111]

1.2.4.2. Sự lựa chọn và phối hợp linh hoạt các biện pháp.

Biện pháp dạy học với tư cách là cách thức truyền đạt thông tin, có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách trẻ mầm non. Trong quá trình giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng, các nhà giáo dục luôn tìm kiếm, lựa chọn những biện pháp cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giáo dục.

Việc xác định biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ chính là quá trình giáo viên có xác định được mục tiêu cụ thể, lựa chọn nội dung, cách dạy trẻ so sánh các đối tượng trong HĐLQVMTXQ từ đó nâng cao khả năng so sánh của trẻ.

Trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ, có nhiều biện pháp dạy học khác nhau. Nhưng trong thực tế, muốn nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5- 6 tuổi, GVMN cần lựa chọn biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ phù

39

hợp với mục đích, nội dung, hình thức và đặc điểm nhận thức của lứa tuổi. Giáo viên lưu ý lựa chọn biện pháp sao cho phát huy được hết khả năng hoạt động và tính tích cực nhận thức của trẻ. Sự lựa chọn như vậy nhưng phối hợp như thế nào cho hợp lí. Đó là yếu tố quyết định hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ trong HĐLQVMTXQ.

Mỗi biện pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, chúng ta không nên sử dụng riêng lẻ là từng biện pháp mà phải biết phối kết hợp các biện pháp sẽ nâng cao khả năng so sánh của trẻ. Sự phối kết hợp các biện pháp trên dựa vào các yếu tố sau :

 Dựa vào đặc điểm nhận thức của trẻ MG 5 – 6 tuổi

 Dựa vào nguồn tri thức về môi trường xung quanh

 Dựa vào điều kiện cơ sở vật chất của trường mầm non

Tóm lại, tuỳ theo điều kiện về cơ sở vật chất, đặc điểm nhận thức của trẻ cũng như tính chất phức tạp của đề tài cần cho trẻ tìm hiểu, khám phá, GV lựa chọn và phối hợp các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ trong HĐLQVMTXQ cho phù hợp.

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi

Quá trình hình thành và nâng cao khả năng so sánh cho trẻ MG 5-6 tuổi chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan lẫn các yếu tố chủ quan. Các yếu tố này luôn tác động đến sự nâng cao khả năng so sánh của trẻ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5-6 trong HĐLQVMTXQ cần chú ý đến các yếu tố sau:

a. Môi trường hoạt động

Môi trường hoạt động bao gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lí ở trường mầm non và ở gia đình trẻ. Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển khả năng so sánh của trẻ. Môi trường này là nguồn gốc của tri thức và là nhân tố kích thích trí tuệ trẻ phát triển, thúc đẩy trẻ thực hiện các thao tác trí tuệ để tìm hiểu thế giới xung quanh khi hòa nhập vào đó. Chính tính đa dạng, phong phú của các đối tượng về đồ vật, con vật, hiện tượng tự nhiện, hiện tượng xã hội đã thúc đẩy trẻ có nhu cầu tìm hiểu và so sánh đối tượng này với đối tượng khác. Môi trường tạo điều kiện, nhu cầu, động cơ, phương tiện cho trẻ hoạt động. Môi trường xung quanh là nơi trẻ được hòa nhập, trải nghiệm, lĩnh hội, trẻ được thử nghiệm ý tưởng của mình thông qua hoạt động. Nếu môi trường không tạo được

40

húng thú cho trẻ hoạt động thì khả năng so sánh không được luyện tập, vì vậy khả năng so sánh sẽ không được nâng cao và phát triển.

Mặc khác môi trường tâm lí ở đây chính là mối quan hệ giữa GVMN, người lớn với trẻ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng so sánh của trẻ. Nếu môi trường tâm lí mang tính áp đặt, khuôn phép sẽ không kích thích tính tích cực, trẻ sẽ thụ động và khả năng so sánh của trẻ không đạt được hiệu quả. Ngược lại, nếu GVMN luôn là người bạn song hành giúp đỡ trẻ khi cần thiết, trẻ sẽ chủ động khám phá TGXQ và khả năng so sánh của trẻ sẽ được nâng cao dần.

Do đó, môi trường hoạt động cho trẻ cần được chuẩn bị chu đáo cả về vật chất lẫn tinh thần.

b. Giáo dục

Tác động của giáo dục ở đây là từ phía trường mầm non, đặc biệt là nghệ thuật sư phạm của GVMN có ảnh hưởng nhất định đến khả năng so sánh của trẻ mầm non. Việc lựa chọn nội dung, biện pháp, cách thức tổ chức hoạt động LQVMTXQ phù hợp với năng lực phát triển của trẻ sẽ khơi dậy ở trẻ nhu cầu nhận thức về thế giới xung quanh.

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền….”, lời bài hát trong “Cô và mẹ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên đã mô tả được rất chân thực vai trò quan trọng của người giáo viên ở trường mầm non. Bên cạnh sự quan tâm, chăm sóc của gia đình thì trường mầm non chính là gia đình thứ hai của trẻ. Ở đó trẻ có cô giáo, có rất nhiều bạn và có không gian, thời gian để hoạt động khám phá thế giới bí ẩn xung quanh. Tất cả những hành động của cô giáo và các bạn đều có tác động rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ nói chung và khả năng so sánh của trẻ nói riêng.

c. Sự phát triển tâm sinh lí của trẻ đảm bảo cho việc thực hiện khả năng so sánh

Sự hoàn thiện cấu trúc chức năng của các cơ quan trong cơ thể và các chức năng tâm lí của trẻ đều phải trải qua các giai đoạn phát triển nhất định theo lứa tuổi. Trẻ 5-6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy: TDTQHĐ, TDTQHA, TD trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ xã hội....Yếu tố tâm sinh lí là yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển khả năng so sánh của trẻ.

d. Tính tích cực nhận thức của trẻ

A.N.Lêonchiev cho rằng “nhân cách được hình thành trong hoạt động” [29] và Uxôva nhận định “Hoạt động của trẻ càng nhiều hình, nhiều vẻ thì con đường nhận thức thế giới xung quanh và con đường phát triển khả năng của trẻ phong phú” [55, tr.63]. Để khả năng

41

so sánh của trẻ được nâng cao, bản thân trẻ phải tự mình chủ động khám phá, tìm tòi xung quanh. Vì vậy, GVMN cần tổ chức nhiều hoạt động mang tính kích thích trẻ hoạt động đồng thời phải chú ý đến việc hình thành tính kiên trì, tập trung chú ý, chủ động, độc lập ở trẻ.

Như vậy biện pháp nâng cao khả năng so sánh cho trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQVMTXQ chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các yếu tố trên tác động đến khả năng so sánh của trẻ.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu lý luận, chúng tôi đưa ra một số lý luận cần thiết cho việc xây dựng biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động làm quen MTXQ như sau:

1. So sánh là một trong những thao tác quan trọng của quá trình tư duy.

2.Khả năng so sánh là năng lực tiềm tàng hoặc năng lực cá nhân đang có được cá nhân vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những cách thức hành động vào việc tìm ra được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh. Khả năng so sánh hình thành và phát triển ở lứa tuổi MN, từ mức độ sơ cấp đến mức độ thứ cấp. Khả năng so sánh của trẻ đạt mức độ cao phụ thuộc nhiều vào sự tác động của GVMN.

3. Biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐLQVMTXQ là cách thức GV tổ chức hoạt động cho trẻ so sánh trong hoạt động làm quen với MTXQ nhằm giúp cho khả năng so sánh của trẻ cao hơn.

4. Có nhiều biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ trong HĐLQVMTXQ như: Sử dụng tài liệu trực quan, trò chơi trí tuệ, thí nghiệm... GVMN cần lựa chọn các biện pháp và biết phối hợp các biện pháp hợp lí để giúp cho khả năng so sánh của trẻ được nâng cao.

42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO

KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)