Tiến hành thử nghiệm

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

8. Đóng góp mới của đề tài

3.2.2. Tiến hành thử nghiệm

3.2.2.1. Điều kiện thử nghiệm

85

trẻ từ 8 giờ đến 8 giờ 30 hoặc các buổi chơi tự do từ 9 giờ đến 9 giờ 30.

- Các điều kiện chăm sóc – giáo dục trẻ ở nhóm thực nghiệm theo quy định chung của chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ MG 5 – 6 tuổi; không có sự đầu tư đặc biệt về kinh phí cho nhóm thực nghiệm.

- Trình độ GV của hai nhóm TN và ĐC đều tương đương nhau, mỗi lớp có 1 GV trình độ đại học thâm niên dạy lớp lá là 2 năm và 1 GV trình độ cao đẳng có thâm niên trên 20 năm.

- Sự khác biệt giữa nhóm ĐC và nhóm TN:

• Nhóm đối chứng: GV tự soạn giáo án, tự chuẩn bị đồ dùng dạy học và tự tổ chức hoạt động với hình thức, phương pháp, biện pháp GV thường hay sử dụng, không có gì thay đổi.

• Nhóm thực nghiệm: GV soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học và tổ chức hoạt động theo mục đích, nội dung, cách thức tiến hành của các biện pháp đã đề ra.

- Để tiến hành TN đạt kết quả, chúng tôi bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên tham gia TN như sau:

+ Tập huấn về mục đích, nội dung, cách thức tiến hành TN theo hướng nghiên cứu của đề tài.

+ Tập huấn cách thức đánh giá mức độ so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi. + Tập huấn cách thực hiện kế hoạch tổ chức quá trình TN.

+ Tập huấn cách thức chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình TN.

3.2.2.2. Quy trình thử nghiệm

Chúng tôi chia quá trình TN ra làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tiến hành khảo sát trước thử nghiệm.

Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi ở hai nhóm TN và ĐC trước TN tác động bằng cách dự giờ, quan sát và tiến hành kiểm tra bằng hệ thống bài tập mà chúng tôi đã xây dựng. Điều kiện là cả hai nhóm TN và ĐC đều được tổ chức các hoạt động giáo dục bình thường. Quá trình đánh giá tiến hành theo các tiêu chí và thang đánh giá đã xây dựng.

Bảng 3.5. Hệ thống bài tập khảo sát trước thử nghiệm

STT Đề tài Tên bài tập

86

2.So sánh: tắc, bưởi, cam

3.So sánh: táo mỹ, đào, mận Hà Nội 2 Các con vật sống trong rừng

1. So sánh: khỉ, vượn, đười ươi 2. So sánh: heo rừng, cọp, đại bàng 3. So sánh: cá sấu, hải cẩu, voi

3 Các loại quần áo trẻ em

1. So sánh: quần jean sọt, quần thể dục, quần lót 2. So sánh: áo sơ mi nữ, áo sơ mi nam, áo sơ mi

thun

3. So sánh: áo kiểu bâu lá sen, áo kiểu không bâu không nút, áo kiểu không cổ cài nút phía sau. - Giai đoạn 2. Tiến hành thử nghiệm tác động

Chúng tôi tiến hành bồi dưỡng cơ sở lý luận cần thiết cho GV tại lớp TN. Ở nhóm TN, chúng tôi tiến hành TN theo các biện pháp nâng cao khả năng so sánh cho trẻ MG 5-6 tuổi do chúng tôi đề xuất. Còn lớp ĐC thực hiện các kế hoạch tổ chức hoạt động so sánh theo cách thức thông thường mà GV vẫn thường sử dụng để dạy trẻ.

Bảng 3.6. Hệ thống bài tập sử dụng ở nhóm thực nghiệm

STT Đề tài Tên bài tập

1 Các loại trái cây

1. So sánh: mãng cầu ta, sầu riêng, mít 2. So sánh: quýt, cam, măng cụt

3. So sánh: táo ta, vải, nhãn

4. So sánh: bòn bon, dâu da, chôm chôm 5. So sánh: dâu tây, thanh long, chuối

2 Các con vật sống trong rừng

1. So sánh: hà mã, tê giác, trâu rừng 2. So sánh: hươu sao, nai, sơn dương 3. So sánh: báo, vượn, đưởi ươi 4. So sánh: chồn, sóc, cáo

5. So sánh: linh cẩu, chuột túi, hổ

3 Các loại quần áo trẻ em

1. So sánh: áo gió, áo khoác, áo sát nách

2. So sánh: áo thun 2 dây, áo thun tay ngắn, áo thun dài tay

3. So sánh: đồ vest, đồ bơi, đầm ngắn.

87

5. So sánh: áo đầm dài, áo dài, sườn xám

- Giai đoạn 3. Tiến hành khảo sát sau thử nghiệm

Sau khi kết thúc TN, để đánh giá một cách chuẩn xác, khách quan hiệu quả của các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐLQVMTXQ. Chúng tôi tiến hành đo đầu ra mức độ so sánh của trẻ MG 5-6 tuổi ở hai nhóm TN và ĐC bằng hệ thống bài tập kiểm tra mà chúng tôi đã xây dựng. Phương pháp chính chúng tôi đánh giá là phương pháp quan sát và cho điểm từng cá nhân trẻ dựa trên tiêu chí về khả năng so sánh của trẻ trong HĐLQVMTXQ đã xây dựng. Trên cơ sở kết quả điểm đánh giá, tiến hành kiểm định kết quả thử nghiệm bằng phương pháp toán thống kê.

Bảng 3.7. Hệ thống bài tập khảo sát sau thử nghiệm

STT Đề tài Tên bài tập

1 Các loại trái cây

1. So sánh: dưa hấu, đu đủ, xoài 2. So sánh: nhãn, nho, chôm chôm 3. So sánh: vú sữa, lồng mứt, lê 2 Các con vật sống trong

rừng

1. So sánh: cọp, gấu, hươu cao cổ 2. So sánh: khỉ, voi, ngựa vằn 3. So sánh: sư tử, cáo, sói

3 Các loại quần áo trẻ em

1. So sánh: quần jean, quần sọt, váy jean

2. So sánh: áo sơ mi có nút, áo sơ mi không nút, áo sơ mi không tay

3. So sánh: quần sọt, quần lửng, quần dài.

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)