Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai. (Trang 68)

Xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã, từng loại đất sẽ là cơ sở quan trọng để các nông hộ khai thác và sử dụng đất ngày càng có hiệu quả hơn.

Khuyến khích nhân dân trao đổi, chuyển nhượng đất cho nhau trên cơ sở có sự thoả thuận giữa các nông hộ để hạn chế sự mạnh mún giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.

Vận động nhân dân nhận đất chưa sử dụng đưa vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác tối đa diện tích đất sẵn có. Kết hợp giao quyền sử dụng đất với việc giúp các hộ nông dân biết cách làm ăn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua công tác khuyến nông.

4.7.1.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

- Để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, phát triển giao thông nông thôn là khâu đột phá của huyện Bảo Yên. Hiên nay trên địa bàn huyện đang triển khai công tác xây dựng đường nông thôn mới trên tất cả các xã của huyện. Vì từ đó đã làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng cao, các tuyến đường được mở đã phát huy hiệu quả, phục vụ tốt cho phát triển sản xuất (về việc cung ứng cây, con giống, vật tư sản xuất, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến), tiêu thụ các sản phẩm nông sản và đời sống nhân dân đi lại được thuận lợi, đặc biệt là ở các xã vùng cao. Từ đó phát huy được nội lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương...

- Thuỷ lợi là một trong những giải pháp hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần rà soát, tiếp tục thực hiện kiên cố hoá kênh mương theo hướng trọng điểm, các công trình phục vụ diện tích tưới tiêu tập trung, các công trình đầu mối để tăng vụ tiến tới giảm tối đa diện tích ruộng 1 vụ.

Đầu tư, xây dựng các công trình thuỷ lợi mới, xây dựng các hồ chứa nước vừa và nhỏ ở vùng cao phục vụ tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Điển hình là dự án nước sạch cho sinh hoạt.

- Thực hiện kiên cố hoá hệ thống chợ, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản xoá các chợ tạm; hình thành và phát triển mạng lưới chợ theo chức năng như chợ đầu mối tiêu thụ nông sản; ưu tiên phát triển mạng lưới chợ trung tâm huyện, trung tâm cụm xã. Đầu tư mới và mở rộng, nâng cấp chợ: Chợ trung tâm huyện, chợ Nghĩa Đô, chợ Vĩnh Yên, chợ Xuân Hòa, chợ Bảo Hà, chợ Trung Tâm Huyện, chợ Điện Quan, chợ các xã khác... để hình thành và phát triển các hệ thống dịch vụ vật tư kỹ thuật như thuốc bảo vệ thực vật, giống, vật tư phân bón...đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là hệ thống phát thanh truyền hình tạo điều kiện cho người dân tiếp nhận thông tin khoa học, kỹ thuật mới vận dụng vào phát triển sản xuất. Hiện tại tất cả các bản các xom đã được trang bị hệ thống phát thanh tuyên truyền về tất cả mọi mặt của xã hội phát thanh vào buổi sáng và chiều tối tất cả các ngày trong tuần.

4.7.1.3. Giải pháp về vốn đầu tư

Một trong những yếu tố hết sức quan trọng của sản xuất nông hộ là phải có vốn, sản xuất nông nghiệp luôn mang tính thời vụ, cây trồng nếu được đầu tư đúng mức, đúng thời điểm, kịp thời mới đạt năng suất, sản lượng và đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Cho nên cần có các giải pháp về vốn như :

Huy động nhiều nguồn vốn (nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Trung ương, vốn tín dụng ưu đãi, vốn đầu tư trực tiếp FDI, ODA ...), xử lý đồng bộ các nguồn vốn trung hạn và dài hạn để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển. Huy động vốn không chỉ trong tỉnh mà còn thu hút trong cả nước. Cụ thể:

+ Nguồn vốn từ quỹ đất: Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quỹ đất để bổ sung thêm vào nguồn vốn ngân sách, tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi...), các khu đô thị, trung tâm xã, cụm xã... Rà soát thu hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích.

+ Nguồn vốn ngân sách: Khai thác nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ưu đãi của Trung ương, tăng cường nguồn thu từ kinh tế của địa phương (dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội); đồng thời tiết kiệm chi thường xuyên. Nguồn vốn ngân sách sẽ tập trung vào công tác giải toả đền bù và hỗ trợ phát triển thông qua hoạt động của chương trình khuyến nông. Đầu tư tập trung, không dàn trải, tránh lãng phí, thất thoát.

+ Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân: Giải pháp quan trọng để giải quyết nhu cầu vốn là đẩy mạnh huy động các nguồn lực, đặc biệt phải huy động nội lực, tự đầu tư của các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất. Huy động mạnh mẽ sức dân và một phần vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ để làm thuỷ lợi nhỏ, giao thông nông thôn, công trình phúc lợi công cộng.

+ Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài huyện (kể cả đầu tư nước ngoài): Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, xúc tiến đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ tỉnh ngoài vào địa bàn vùng, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất.

- Nguồn vốn hỗ trợ của chương trình 135 và lồng ghép với các Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp khác để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Qua đó, có tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá.

4.7.1.4. Giải pháp về thị trường

Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất được nhiều sản phẩm, chất lượng tốt, phù hợp với đối tượng người tiêu dùng đem lại hiệu quả trong sản xuất.

Qua điều tra cho thấy trên địa bàn nghiên cứu các sản phẩm nông sản đã được đưa ra thị trường bao gồm sản phẩm lúa, ngô, khoai tây, đậu đỗ, chè... Trong đó một số sản phẩm là đặc sản của địa phương và đã hình thành thương hiệu trên thị trường như bánh mỳ Bảo Yên, chè Xuân vĩnh Yên , ... Tuy nhiên số lượng các nông sản này còn ít, chủ yếu là được đưa ra thị trường vào mùa vụ

trồng cấy. Thêm vào đó là các sản phẩm tiêu thụ trên thường phải đối mặt với biến động về giá do tác động của nhiều nguyên nhân: chất lượng sản phẩm, vận chuyển, bảo quản, sức ép của nhà thu mua... Thực tế cho thấy sự chênh lệch giữa giá tiêu thụ tại nơi sản xuất và giá thị trường là khá rõ rệt, điều này gây nhiều thiệt thòi cho người sản xuất. Do vậy, cần cung cấp hệ thống thông tin về giá cả sản phẩm của thị trường cho các nông hộ một cách kịp thời.

4.7.1.5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

- Tiếp thu những kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và bảo vệ

môi trường vào sản xuất, bảo quản và chế biến, đặc biệt là lĩnh vực nông, lâm nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị hàng hoá.

- Ứng dụng khoa học, công nghệ để nghiên cứu, thử nghiệm, lại tạo các loại giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương, xây dựng các mô hình sản xuất điểm làm cơ sở nhân rộng và phát triển sản xuất, nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung.

- Đẩy mạnh công tác phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ứng dụng và mở rộng các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc và xây dựng các đập giữ nước nhằm bảo vệ nguồn nước phục vụ sản xuất, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao, không thoái hóa, không làm tổn hại đến đa dạng sinh học.

- Phát triển sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái. Mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.

- Tổ chức xây dựng thêm 2 phân trạm khuyến nông tại khu vực ; mỗi phân trạm có 1 - 2 có cán bộ chuyên trách thường trực hỗ trợ nông dân kỹ thuật, trồng, chăm sóc cây trồng và vật nuôi. Xây dựng và bố trí mạng lưới khuyến nông thôn bản đưa đi đào tạo có trình độ đủ điều kiện phục vụ tại cơ sở, với mức thu nhập đảm bảo đời sống cho cán bộ phục vụ công tác lâu dài.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến về bảo quản, chế biến nông, lâm sản.

- Tăng che phủ rừng và mô hình nông lâm kết hợp. - Làm ruộng bậc thang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Canh tác theo đường đồng mức.

4.7.1.6. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trong đó xác định rõ cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng trong các lĩnh vực, cấp bậc đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện.

- Đặc biệt quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là con em các dân tộc ít người, cán bộ nữ, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm...

- Kết hợp đào tạo bồi dưỡng ở trường lớp với việc chuyển giao công nghệ theo phương thức "cầm tay chỉ việc".

- Mở rộng hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư vấn, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực có hiệu quả.

- Trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ... đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về giáo dục, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển đào tạo nghề và giáo dục.

4.7.2. Gii pháp c th

4.7.2.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Đây là giải pháp có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Để sản xuất có hiệu quả và thành công trên các loại đất ta phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, chất đất, tiến hành phân tích vùng sinh thái và còn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng gia đình.

Để thực hiện được điều này thì phải có nỗ lực của cán bộ chính quyền địa phương. Cần phải vận động, khuyến khích các hộ nông dân và đặc biệt là hộ nghèo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách dồn điền, đổi thửa tại địa phương nhằm hướng tới chuyên môn hóa và hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn.

4.7.2.2. Thị trường

Để đảm bảo tìm ra thị trường cho nông sản tai địa phương. Bằng cách xây dựng các nhà máy chế biến nông sản ngay tại các địa phương có sản xuất hàng hóa tiêu thụ lớn.

Đa dạng hoá sản xuất, sản xuất theo định hướng của thị trường đòi hỏi thông tin thị trường hết sức quan trọng các thông tin nay cũng rất nhay cảm và biến động liên tục. Điều đó cho thấy tổ chức sản xuất theo hình thức 4 nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp mới đáp ứng thông tin thị trường mà vẫn đảm bảo về mặt quản lý và yêu cầu kỹ thuật.

4.7.2.3. Thực hiện đầy đủ , nghiêm túc các chính sách, pháp luật về đất đai

Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý chặt chẽ trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo ổn định quỹ đất trồng cây hàng năm đặc biệt là cây lúa. Đồng thời cũng có chính sách khuyến khích khai thác đất mặt nước chưa sử dụng vào thành đất canh tác sản xuất một vụ trong nông nghiệp.

Đất đai là tài nguyên có hạn nhưng khả năng sinh lời của nó thì rất cao và là yếu tố không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Do vậy, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế đất nước trong tương lai và đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Sau khi đánh giá hiện trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, tôi rút ra một số kết luận như sau:

+ Một số kiểu sử dụng đất điển hình cho hiệu quả kinh tế cao thu hút nhiều lao động với giá trị ngày công cao như: Lúa chiêm - Lúa mùa - Rau đông, Lạc - Ngô hè thu, Ngô xuân - Lúa mùa - Rau đông. Xu hướng phát triển là mở rộng diện tích rau màu, phát triển sản xuất theo hướng tập trung, xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng.

+ Việc sử dụng phân bón cho loại các loại cây trồng, liều lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng thường xuyên được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật ở các trạm khuyến nông, các trạm bảo vệ thực vật nên không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường.

+ Từ kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện, chúng tôi đã lựa chọn được các LUT bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường gồm các loại hình sử dụng đất 2L-1M, 2M-1L, 2L, 1L-M, LUT màu và cây công nghiệp hàng năm, LUT cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, LUT không bền vững là LUT 1 vụ và lúa nương.

+ Từ thực tế, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp chủ yếu trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Yên đó là: cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, vốn, thị trường, khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực. Bên cạnh đó còn đưa ra một số giải pháp cụ thể cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: giải pháp về trồng trọt, giải pháp về công nghệ chế biến nông sản, giải pháp về lâm nghiệp.

5.2 Kiến nghị

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một vấn đề có vị trí quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay. Để tạo điều kiện cho các nông hộ sử dụng

đất có hiệu quả hơn nữa tôi có một số kiến nghị sau.

- Đối với nông hộ trong huyện thì cần phải học hỏi kinh nghiệm làm ăn để khai thác triệt để hợp lý về tiềm năng đất đai, lao động, vốn... tránh không còn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai. (Trang 68)