Mô tả các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai. (Trang 54 - 57)

- Loại hình sử dụng 2 lúa - màu (LUT1): có kiểu sử dụng đất Lúa chiêm - Lúa mùa - cây vụ đông ( rau vụ đông...). Loại hình sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở các xã có đất tương đối bằng phẳng, địa hình vàn, khả năng tưới tiêu chủ động, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nhẹ phân bố hầu hết ở các xã vùng thấp thung lũng và đất phù sa bồi tụ của huyện gồm: vĩnh Yên, Nghĩa Đô.

+ Vụ chiêm: trồng các giống như nhị ưu 838, LC25, LC270, TBR36, tám thơm ... thời vụ gieo trồng tháng 2 - 3, thời gian sinh trưởng từ 115 - 135 ngày, năng suất từ 70 -80 tạ/ha.

+ Vụ mùa: trồng các giống ngắn ngày thuộc các giống lúa mùa sớm như giống: nhị ưu 838, CH 207, CH208, LC270... thời vụ gieo trồng tháng 7 - 8, thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày, năng suất đạt từ 60 - 70 tạ/ha.

+ Cây vụ đông: trồng rau các loại như : su hào, bắp cải, các loại rau cải, đỗ. Ngô: là loại cây lương thực có yêu cầu về dinh dưỡng khá cao, mặc dù đã được người dân quan tâm nhưng kỹ thuật chăm bón chưa hợp lý, nên cây ngô vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh trong vai trò là cây lương thực chủ đạo ở vùng trung du miền núi. Các giống thường được sử dụng như ngô Lai DK 999, LVN10, LVN14, ngô Bioseed, ngô nếp trồng để bán bắp và một số giống ngô địa phương, thời vụ gieo trồng tháng 9 - 10, năng suất khoảng 50 tạ/ha.

Rau vụ đông: trồng các loại như xu hào, bắp cải, rau cải, hành tỏi, bí... các loại rau này có thời gian sinh trưởng từ 80 - 120 ngày. Đây là các loại rau hàng hoá đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân, năng suất đạt từ 18 - 20 tấn/ha.

- Loại hình sử dụng 1 lúa - 2 màu (LUT2): đây là loại hình sử dụng đất tương đối phổ biến tại các xã vùng cao do việc canh tác của nhân dân hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời vì vậy vụ xuân thường hạn hán nên người dân chuyển sang canh tác các cây trồng cạn như : ngô, lạc cho hiệu quả kinh tế khá cao. Loại hình sử dụng đất này được trồng chủ yếu trên địa hình vàn. Tuy nhiên LUT này đòi hỏi trình độ, lao động và trình độ tổ chức sản xuất cao, nếu giải quyết tốt vấn đề trên thì đây là loại hình sử dụng đất có triển vọng. Với kiểu sử dụng đất Ngô xuân - Lúa mùa - Rau đông (xu hào, bắp cải, rau cải...), Đậu tương - Lúa mùa - Rau đông.

- Loại hình sử dụng đất 2 lúa (LUT3): với kiểu sử dụng Lúa chiêm - Lúa mùa. Đây là loại hình sử dụng đất phổ biến, LUT được trồng hầu hết ở những nơi địa hình vàn cao đến vàn đảm bảo được nước tưới và có khả năng tiêu thoát nước.

+ Lúa chiêm: trồng các giống như lúa lai Nhị ưu 838, LC25... thời gian sinh trưởng từ 130 - 140 ngày, năng suất từ 70 - 80 tạ/ha.

+ Lúa mùa: trồng các giống lúa chất lượng cao như : séng cù, trà chéo dẻo, HT1 ... năng suất đạt 60 - 70 tạ/ha.

- Loại hình sử dụng đất Lúa - màu (LUT4): với kiểu sử dụng đất Ngô xuân - Lúa mùa hoặc đậu lạc xuân - lúa mùa, phân bố trên đất có địa hình vàn, đất có thành phần cơ giới nhẹ, LUT này chủ yếu nhờ nước trời. Vụ màu đông xuân thường được trồng vào tháng 2 - 3, lúa mùa trồng vào tháng 5 - 6.

- Loại hình sử dụng 1 vụ lúa (LUT5): được phân bố ở hầu hết các xã trên các chân đất dốc nhẹ (< 8º) các loại đất nghèo chua, đất xám, sản xuất phụ thuộc vào nước trời, hoặc ở địa hình trũng khó tiêu nước. Vụ đông xuân bỏ hoá, thường sử dụng các giống cứng cây, chịu ngập úng tốt, thời vụ gieo trồng vào tháng 5 - 6, mức độ chăm sóc không cao, năng suất thấp.

- Loại hình sử dụng chuyên màu và Lúa nương (LUT6): gồm 6 kiểu sử dụng đất Ngô xuân - Ngô hè thu, lạc xuân – lạc hè thu, lạc - ngô hè thu, Sắn, Lúa nương, canh tác trên chân đất có độ dốc dưới 150, địa hình vàn cao, thoát nước tốt, phân bố ở hầu hết ở các xã trong huyện.

+ Ngô xuân: thời gian sinh trưởng 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng tháng 2 - 3, năng suất đạt 40 tạ/ha.

+ Ngô hè thu: thời vụ gieo trồng tháng 6 - 7, thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày, năng suất đạt 35 tạ/ha.

+ lạc xuân: thời gian sinh trưởng từ 90 - 110 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, mặc dù là loại cây có khả năng cố định đạm, xong lượng phân bón cho đậu tương lại thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho cây. Năng suất đạt mức trung bình thấp dao động từ 35 - 40 tạ/ha.

+ Sắn: thường sử dụng giống sắn KM94, KM60, và một số giống sắn địa phương được trồng chủ yếu trên nhóm đất xám và nhóm đất đỏ, chu kỳ sinh trưởng trong vòng một năm, có khả năng chịu lạnh và khô hạn tốt, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, thu hoạch vào cuối năm, tuy nhiên người dân chưa quan tâm đến chăm nhiều bón cho sắn, năng suất thấp, đạt trên dưới 20 tấn/ha.

+ Lúa nương: canh tác trên đất nương rẫy chủ yếu là dựa vào nguồn lợi của tự nhiên bằng cách chặt cây đốt rừng làm nương. Canh tác theo kiểu luân canh , thời gian bỏ hoá 3 - 5 năm, sau đó thảm thực vật dần dần mọc trở lại để phục hồi độ phì của đất. Hiện nay diện tích đất canh tác lúa nương có khoảng 4,97 ha, chiếm 0,006% diện tích đất nông nghiệp. Với kiểu sử dụng đất phổ

biến bỏ hoá - lúa nương, cũng giống như LUT 1 lúa, loại hình sử dụng đất này mang lại hiệu quả kinh tế thấp, năng suất cây lúa nương chỉ đạt từ 15 - 17 tạ/ha. Chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số như Mông, Dao, tày, nùng.

- Loại hình sử dụng đất cây lâu năm/vườn tạp (LUT7): các loại cây ăn quả phổ biến đem lại hiệu quả kinh tế như : dứa, chuối, xoài, nhãn người dân đã biết tận dụng địa hình đồi gò để trồng các loại cây trồng này. Năng suất các loại cây này chưa cao do người dân chưa chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất.

- Loại hình sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm (LUT8): với kiểu sử dụng đất ở đây là cây chè. Cây chè được trồng hầu hết ở các xã trong huyện. trồng trên đất gò đồi có độ dày trên 50 cm, chủ yếu là giống chè xuân và giống LDP1, LDP2... năng suất chè búp tươi dao động trên dưới 7tấn/ha/năm (chè ở thời kỳ kinh doanh).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai. (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)