0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bảo Yên năm 2013

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI. (Trang 49 -51 )

Theo kết quả của phòng Thống kê huyện Bảo Yên, hiện trạng sử dụng đất năm 2013 được thể hiện trong bảng 4.4.

Bảo Yên có diện tích tự nhiên là 82791,25 ha. Toàn huyện đã đưa vào sử dụng 77.35% diện tích đất tự nhiên phục vụ cho các ngành kinh tế. Đất chưa sử dụng theo thống kê hiện nay còn 18754,47 ha, chiếm 22,65% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng 18392,42 ha, chiếm 22,22% và đất bằng chưa sử dụng là 28,87 ha, chiếm 0,035% , đất núi đá không có rừng cây là 333,19 ha, chiếm 0,4%.

Diện tích đất nông nghiệp của huyện năm 2013là 59189,99 ha, chiếm 71,49%. Đất sản xuất nông nghiệp 12904,17 ha, chiếm 21,8% diện tích đất nông nghiệp, trong đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng cây hàng năm 9163,44 ha, chiếm 71,01% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp 45813,20 ha, chiếm 77,4% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản 472,622 ha, chiếm 0,8% diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bảo Yên năm 2013 STT Mục đích sử dụng Tổng số ( ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 82791,25 100 1 Đất nông nghiệp NNP 59189,99 71,49 1.1 Đất lúa nước DLN 3154,82 3,81

1.2 Đất trồng lúa nương LUN 4,97 0,006

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 6327,36 7,642 1.3.1 Đất đồng cỏ chăn nuôi COC 84,36 0,102 1.3.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 5933,26 7,167 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 3740,73 4,518 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 14059,57 16,98 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 31753,63 38,35 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 472,622 0,570

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4846,79 5,854 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 16,71 0,020

2.2 Đất quốc phòng CQP 167,54 0,202

2.3 Đất an ninh CAN 0,73 0,001

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 1,00 0,001

2.5 Đất cơ sở sản xuất khinh doanh SKC 14,04 0,017 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 13,98 0,017

2.7 Đất di tích danh thắng DDT 29,24 0,035

2.8 Đất bãi rác xử lý chất thải DRA 4,80 0,006

2.9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,48 0,001

2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NDT 52,71 0,064 2.11 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 70,06 0,085 2.12 Đất sông, suối SON 2809,29 3,393 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 1062,95 1,284 2.13.1 Đất giao thông DGT 911,99 1,102 2.13.2 Đất thủy lợi DTL 111,36 0,135 2.13.3 Đất công trình năng lượng DNL 5,71 0,007 2.13.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,59 0,001 2.13.5 Đất cơ sở văn hóa DVH 7,08 0,009 2.13.6 Đất cơ sở y tế DYT 4,91 0,006 2.13.7 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 59,73 0,072 2.13.8 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 10,04 0,012 2.13.9 Đất chợ DCH 1,98 0,002

2.14 Đất ở nông thôn ONT 467,38 0,565

2.15 Đất ở dô thị ODT 60,68 0,073

3 Đất chưa sử dụng CSD 18754,47 22,65

4 Đất đô thị DTD 1365 1,649

5 Đất khu dân cư nông thôn DNT 1758,63 2,124

Xác định phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, huyện luôn luôn khuyến khích đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự thuyết phục, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Qua số liệu thống kê cho thấy Bảo Yên là vùng nông nghiệp thuần chủng. Trong sản xuất nông nghiệp mới tập trung chủ yếu vào cây lương thực, đặc biệt là cây Lúa, các loại cây trồng khác chưa được người dân quan tâm phát triển.

Sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng như sau này vẫn là ngành cho thu nhập chính đối với đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện và đóng góp không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện. Phát triển nông nghiệp là một quan điểm tất yếu để nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế phát triển trên địa bàn huyện.

Hệ thống cây trồng của huyện

Đặc trưng cho điều kiện đất đai, khí hậu của vùng, hệ thống cây trồng bao gồm các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm. Cơ cấu diện tích giữa các loại cây trồng khác nhau thể hiện tính đa dạng cây trồng và đặc thù tiểu vùng khí hậu chưa được tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện đất đai manh mún và phân tán, khả năng sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung rất khó phát huy thì đa dạng hóa nông nghiệp là một trong những hướng đi tích cực nhằm phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI. (Trang 49 -51 )

×