3.4.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội được thu thập thông qua các cơ quan nghiên cứu, các phòng ban chuyên ngành trong (thuộc
xã, huyện). Kế thừa có chọn lọc các tài liệu điều tra cơ bản, tài liệu điều tra về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong 5 năm gần đây.
3.3.2. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn nông hộ theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn bằng phỏng vấn theo phiếu điều tra với những chỉ tiêu phù hợp với các mục đích nghiên cứu đã đặt ra.
- Lựa chọn các xã để điều tra: Các xã điều tra phải đại diện cho các tiểu vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Đề tài đã tiến hành lựa chọn ra 3 xã đặc trưng cho các loại hình sử dụng đất chính ở huyện Bảo Yên.
- Để xác định các hệ thống sử dụng đất, các loại sử dụng và các kiểu sử dụng đất nông nghiệp: xã Nghĩa Đô thuộc vùng thung lũng; Xã Xuân Hòa, xã Xuân Thượng thuộc vùng ven sông. Đây là 03 xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp khác nhau.
Tổng số phiếu điều tra: 60 phiếu, xã Xuân Thượng 15 nông hộ, xã Xuân hòa 20 nông hộ, xã Nghĩa Đô 25 nông hộ.
3.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất
- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế: dựa vào các chỉ tiêu sau:
+ Tổng giá trị sản xuất: tính bằng tổng giá trị tiền (đồng) của sản phẩm mà LUT thu được/ha/năm.
+ Tổng chi phí biến đổi: tính bằng tổng giá trị tiền (đồng), chi phí gồm: chi phí sản xuất + thuế + tiền lao động thuê ngoài cho LUT/ha/năm (không tính lao động gia đình).
+ Thu nhập hỗn hợp: thu nhập hỗn hợp của LUT được tính theo hiệu số giữa tổng thu và tổng chi phí biến đổi (đồng/ha/năm) của mỗi LUT.
+ Thu nhập thuần: thu nhập thuần = tổng giá trị sản xuất - tổng chi phí sản xuất. + Hiệu quả 1 đồng chi phí = Thu nhập hỗn hợp/tổng chi phí biến đổi. + Giá trị ngày công lao động = Thu nhập hỗn hợp/công lao động.
+ Hiệu quả ngày công lao động;
+ Mức độ chấp nhận của người dân thể hiện qua mức độ đầu tư, khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi;
+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm thể hiện ở số công lao động cần thiết của loại hình sử dụng đất trong một chu kỳ kinh tế.
+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường: dựa vào các chỉ tiêu:
+ Khả năng duy trì và cải thiện độ phì đất về mức độ khả năng che phủ đất và trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng.
+ Mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
3.3.4. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan đến đề tài
- Dựa vào tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý đất đai, mô hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp.
- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản đã có như tài liệu về thổ nhưỡng, phân hạng đất...
3.3.5. Phương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu
- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm microsoft office excel.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Bảo Yên là vùng thấp của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 82791,25 ha, chiếm 12,9% diện tích của cả tỉnh, đứng thứ 3/9 huyện, thành phố của Tỉnh về diện tích. Và có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc huyện Bảo Yên giáp với Huyện Bắc Hà ( Lào Cai) - Phía Nam giáp với huyện Văn Yên (Yên Bái)
- Phía Đông giáp với huyện Bắc Quang (Hà Giang) và huyện Lục Yên (Yên Bái)
- Phía Tây giáp với huyện Bảo Thắng ( Lào Cai).
Bảo yên nằm trong vùng thung lũng của sông Hồng và sông Chảy, có quốc lộ 70 chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam; Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy dọc theo lãnh thổ; quốc lộ 279 chạy theo hướng Đông - Tây kết nối với tỉnh Hà Giang. Vị trí địa lý này tạo lợi thế cho huyện trong giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh vùng trung du miền núi bắc bộ cho phát triển.
Với vị trí địa lý cách thành phố Lào Cai (từ thị trấn Phố Ràng) khoảng 75km về phía Tây Bắc (TP Lào Cai là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh; là thành phố cửa khẩu quốc tế); nằm trong trục phát triển kinh tế động lực dọc sông Hồng, kéo từ Trình Tường, Sinh Quyền - Bát Xát - TP Lào Cai - Bảo Thắng xuống Bảo Yên đã tạo thuận lợi cho Bảo Yên kết nối hiệu quả với TP Lào Cai, các huyện trong tỉnh và với các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nhận được sự quan tâm đầu tu của tỉnh trong phát triển trục kinh tế động lực.
Thị trấn Phố Ràng nằm trong quốc lộ 70 và quốc lộ 279 là tiền đề quan trọng để phát triển thị trấn phát triển thành đô thị loại 4 - một trong những thị xã của tỉnh Lào Cai trong tương lai.
Có sông Hồng và sông Chảy đi qua các địa phương trên địa bàn tạo thuận lợi cho huyện trong giao thương, vận tải bằng đường thủy.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Bảo Yên nằm trong thung lũng sông Hồng và Sông chảy, thuộc dạng các dãy núi cao xen kẽ với các thung lũng (thung lũng sông Hồng, sông Chảy, lòng chảo Nghĩa Đô, Vĩnh Yên). Các mạch núi chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng có địa hình nằm dọc theo hai thung lũng sông Hồng và sông Chảy là các dãy núi thấp, hình thành 2 dạng địa hình cơ bản:
- Vùng thung lũng - bồn địa: Bao gồm các vùng phù sa dọc theo 2 con sông chính và phần tiếp cận có độ dốc dưới 100. Tiểu vùng này được chia làm 3 dạng địa hình với các đặc trưng khác nhau:
+ Tiểu vùng thung lũng sông Hồng: Bao gồm các dải đất bằng và tương đối bằng nằm dọc sông Hồng phần đất thấp của các xã: Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn. Vùng này có đất đai màu mỡ , thuận lợi cho phát triển các cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày và các cây ăn quả nhiệt đới.
+ Tiểu vùng thung lũng sông Chảy: Bao gồm phần diện tích có độ dốc dưới 100 thuộc địa phận các xã: Việt Tiến, Long Khánh, Long Phúc, Lương Sơn, Thượng Hà, Xuân Thượng, Tân Dương, Xuân Hòa, Điện Quan. Tiều vùng này được địa hình do bồi tụ của sông chảy nên đất đai kém mầu mỡ hơn so với tiểu vùng sông Hồng, phù hợp cho phát triển đa dạng các cây trồng nông nghiệp.
+ Tiểu vùng Nghĩa Đô: Được hình thành trong quá trình bào mòn rửa trôi, bồi tụ của các mạch núi Khao Tanh và Pao Nam La. Tiểu vùng này bao gồm các vùng đất tương đối bằng phẳng của xã Nghĩa Đô và xã Vĩnh Yên, có tiềm năng phát triển cây trồng hàng năm, đặc biệt là lúa nước.
- Vùng núi cao: Phần lãnh thổ còn lại của các dãy núi chính, độ cao trung bình từ 400m trở lên, có độ dốc trên 100m và được chia làm 2 tiểu vùng:
+ Tiều vùng núi cao thuộc dãy con voi.
+ Tiểu vùng núi cao khu Bắc và Đông Bắc của huyện.
Nhìn chung, phần lớn địa hình Bảo Yên là vùng thấp, ít phức tạp hơn so với các huyện khác của tỉnh.
Đặc điểm địa hình trên tạo tiềm năng, lợi thế cho huyện Bảo Yên trong: (1) Quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và lớn, chăn
nuôi công nghiệp và bán công nghiệp; (2) Phát triển các loại hình như du lịnh sinh thái. Tuy nhiên, một phần địa hình có độ dốc khá lón, chia cắt làm tăng suất đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi, lưới điện…..
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Huyện Bảo Yên nằm trong vùng thung lũng sông Hồng và sông Chảy, độ cao trung bình so với mực nước biển không lớn (=400 m) do đó mang khí hậu có tính chất nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều.
a). Chế độ nhiệt: Một năm có bốn mùa, tuy nhiên chỉ có hai mùa rõ
rệt: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất là tháng 6,7; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất là vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29o, tháng thấp nhất là 15o
.
Bảo Yên là vùng có cường độ chiếu sáng cao so với các huyên khác trong tỉnh. Kết quả quan trắc đo trạm khí tượng Bảo Yên cho thấy số giờ trung bình cả năm là 1344 giờ, năm cao nhất là lên 1600 giờ.
Số giờ nắng trung bình theo tháng có sự chênh lệch lớn giữa các mùa (nóng, lạnh) trong năm, tháng 6,7 thường từ 160-235 giờ. tháng 1 thương giao động từ 30-100 giờ.
b). Chế độ mưa: Lượng mưa trên địa bàn khá phong phú, mùa mưa, mùa khô trùng với mùa nóng và lạnh. Lượng mưa phấn bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. 6,7 tổng lượng mưa trung bình là 335 mm, có những năm là 550 mm. tháng 1,2 thương dưới 40 mm. Tổng lượng mưa trong năm dao động từ 1450 mm đến 1994 mm.
c). Chế độ gió: Gió mùa ảnh hưởng yếu, thường đến chậm hơn vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, hướng gió chủ yếu trong mùa đông, mùa hè là Đông và Tây. Tốc độ gió thường yếu sức gió mạnh nhất trong cơn bão chỉ đạt cấp 6, ít gây tác hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện tượng lốc cục bộ đôi khi vẫn sảy ra gây ảnh hưởng xấu tới đời sống con người và sản xuất.
Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện dày đặc và phân bố khá đều trên lãnh thổ. sông Hồng, sông Chảy là hai con sông lớn chảy qua địa phận huyện.
- Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng và địa phận Bảo Yên theo hướng
Tây Bắc- Đông Nam. Sông Hồng lòng rộng, sâu, độ dốc lớn, dòng chảy tương đối thẳng nên nước chảy xiết, mạnh, đặc biệt về mùa mưa lũ. Lưu lượng nước sông Hồng không điều hòa, mùa mưa lũ lưu lượng nước lớn (khoảng 4830 m3/s) mực nước cao (độ cao tuyệt đối 86,85m) thường gây lũ lụt gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con người. Mùa kiệt lưu lượng nước nhỏ (70m3/s) mực nước thấp (74,25 m) ảnh hưởng tới mực nước ngầm toàn vung.
Sông Hồng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc hai bên sông. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn (mùa lũ lượng phù sa từ 6000-8000g/m3), (nước mùa cạn 50g/m3). Do đó các vùng đất ven sông được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Sông Chảy: Sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua địa phận của huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên. Sông Chảy chảy qua địa phận Bảo Yên với tổng chiều dài 37km theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Đoạn sông Chảy qua huyện lòng sông sâu, hẹp, nhiều thác ghềnh do đó ít có tác dụng trong sản xuất và đời sống dân sinh. Sông Chảy có lưu lượng nước thất thường (mùa lũ 1670m3/s, mùa kiệt 17,6m3/s). Lượng phù sa trong nước không đáng kể do đó khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành một số thung lũng kiểu hẻm vực. Tuy nhiên trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội sông Chảy có khả năng trong khai thác vật liệu xây dựng cũng như xây dựng các tuyến du lịch sinh thái bằng đường thủy. Ngoài 2 sông chính trên địa bàn còn có 11 con ngòi và hệ thống khe suối nhỏ điều khắp trên lãnh thổ. Mạng lưới sông, ngòi, khe, lạch là những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của đồng bảo dân tộc vùng cao. Đặc biệt ngòi Nghĩa Đô có tác động rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển vùng lương thực Vĩnh Yên- Nghĩa Đô.
4.1.1.4. Nguồn tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng Yên Bái năm 1972 và báo cáo khoa học (Đất Lào Cai) do trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia thuộc Viện địa lý xây dựng năm 1994 cho thấy huyện Bảo Yên có 5 nhóm đất chính với 13 loại đất sau:
- Nhóm đất đỏ vàng : Gồm 74338,5 ha chiếm 89,79 % diện tích đất tự nhiên, phân bố khắp lãnh thổ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình Feralit. Tùy theo loại đá mẹ quá trình Feralit hình thành nên các loại đất có màu sắc khác nhau. Trên địa bàn huyện Bảo Yên nhóm đất đỏ vàng bao gồm:
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá trầm tích (Fs): Loại đất này khá phổ biến ( 71032 ha) chủ yếu hình thành trên đá Gonai, đá Phirit, Apatit.
+ Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Loại đất này phân bố không đáng kể, phân bố lẻ tẻ ở khu vực xã Điện Quan.
+ Đất vàng nâu trên đá trầm tích: Là loại đất phát sinh, phát triển trên nền phù sa cổ được hình thành nhờ quá trình tích lũy, trầm tích Nêôgen. Đất này được phân bố ở dọc sông Hồng, sông Chảy địa hình phân bố dạng đồi thấp, liền dải, lượn sóng.
+ Đất vàng trên cát (Fq): Đất này được hình thành trên các giàu đá thạch anh, hoặc có tỷ lệ Silic cao, chủ yếu phân bố dọc theo các triền núi có độ dốc trên 400m khu vực sông Chảy.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (F1): Loại đất này được hình thành tại chỗ do quá trình canh tác lâu đời, do chế độ canh tác lúa nước làm biến đổi tính chất đất về mặt lý, hóa, sinh họ. Phân bố chủ yếu ở các xã: Điện Quan, Tân Tiến, Lương Sơn, Nghĩa Đô, Vĩnh yên, Xuân Hòa.
- Nhóm đất đen ( Rse): Có 720 ha chiếm 0,87 % tổng số diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở xã Điện Quan, nằm trên các đỉnh đồi, đỉnh bằng hoặc chân sườn thấp. Đất đen được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá Secpentinit, do đó hàm lượng Ca, Mg trong đất khá cao. Đất có màu đen hoặc xám, ít chua, tỉ lệ sét trong đất cao do đó đất cứng, độ ẩm cây héo cao về mùa khô.
- Đất phù sa: Có diện tích 1341 ha chiếm 1,62 ha % diện tích đất tự nhiên của toàn huyện; nhóm đất này bao gồm: Phù sa sông Hồng, phù sa sông chảy và phù sa các sông suối khác.
- Đất thung lũng dốc tụ (D1): trên địa bàn có khoảng 400 ha. Đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc. Đất D1 có độ phì phụ thuộc vào
các loại đất ở vùng lân cận, tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt trung bình đất chua, phân bố rải rác trên lãnh thổ huyện.
- Đất mùn đỏ vàng trên núi cao: có 6002,4ha chiếm 7,25% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.Trên địa bàn huyện có hai loại:
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất có 5889 ha. + Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit có 69 ha.
Loại đất này được hình thành trên đai cao từ 900m trở lên, chủ yếu tập trung trên đỉnh cao của dãy Con Voi và dãy Khao Tanh, với quá trình phong hóa và tích lũy mùn diễn ra khá mạnh trong điều kiện nóng ẩm mưa nhiều.
4.1.1.5. Nguồn tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Bảo Yên có mạng lưới sông, suối, khe rạch tương dồi dày đặc, phân bố các địa bàn, trong đó sông Chảy, sông Hồng là 2 con sông lớn