* Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của huyện Bảo Yên
- Kinh tế tăng trưởng khá cao và ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, mở rộng cộng với sự lựa chọn đúng phương hướng phát triển kinh tế kinh tế đến năm 2020 sẽ là nhưng tiền đề quan trọng để kinh tế bảo yên tăng tốc trong những năm tới.
- Sự phát triển công nghiệp huyện chủ yếu dựa vào công nghiệp chế biến – ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phương. Đây là lợi thế đối với Bảo Yên trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong những năm tới, nhất là khi xây xong cụm trung tâm công nghiệp.
- Với vị trí là cửa ngõ của tỉnh Lào Cai, nằm trong trục phát triển kinh tế động lực dọc sông Hồng: Kéo từ Trinh Trường, Sinh Quyền – Bát Xát – Thành Phố Lào Cai – Bảo Thắng xuống Bảo Yên với xương sống là quốc lộ 70 và 279, tuyến đường sắt là lợi thế của Bảo Yên giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh, các địa phương, trung du miền núi phía bắc và cả nước.
- Nguồn tài nguyên du lịch, nhân văn phong phú tạo tiềm năng, cơ hội cho huyện phát triển dịch vụ du lịch – một trong những loại hình dịch vụ tạo cấp số nhân cho toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa, sự phát triển du lịch cũng sẽ là cơ hội để quảng bá hình ảnh của Bảo Yên đến các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, để thu hút nhà các nhà đầu tư.
Những hạn chế
-Quy mô kinh tế huyện còn bé: Thu nhập GDP bình quân trên đầu người thấp, chỉ bằng 80% so với tỉnh, do đó khả năng huy động tích lũy nội bộ ( cho đầu tư) nền kinh tế của huyện thấp.
-Bảo Yên chưa hình thành và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế để tạo xung lực đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh.
-Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện còn yếu kém, nhất là mạng lưới giao thông gây kho khăn cho việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và
dịch vụ. Đây là thách thức đối với huyện trong giảm chi phí sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, tăng cường sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ xã hội như nước sạch, điện, y tế, giáo dục.
-Trình độ lao động và dân trí thấp, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa gây hạn chế cho huyện trong ứng dụng các kiến thức quản lý kinh tế, khoa học – công nghệ. Đây là thách thức đối với Bảo Yên trong việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng
-Địa hình chia cắt bởi hệ thống sông, suối làm tăng suất đầu tư cơ sở hạ tầng. Thiên tai thường xuyên xảy ra (lũ quét, sạt lở), gây thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng là thách thức đối với huyện trong bố trí, tổ chức không gian kinh tế - xã hội, quy hoạch khu dân cư hợp lý.