Khu vực kinh tế nông nghiệp + Về quy mô và tốc độ tăng trưởng
Giai đoạn 2005- 2009 tăng trưởng nông, lâm thủy sản đạt 7.29%/năm, đạt 320.032,6 triệu đồng năm 2009, gấp 1,2 lần so với năm 2005. Trong đó, tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp đạt 7,09%/năm đạt 321.941,4 triệu đồng năm 2009, gấp 2,3 lần so với 2005; ngành thủy sản : 23,28%/năm đạt 7.091,2 triệu đồng năm 2009 gấp 3,1 lần so với năm 2005.
Bảng 4.2: Thực trạng tăng trưởng ngành nông, lâm và thủy sản huyện Bảo Yên Hạng mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Bình Quân(%) 1. Nông lâm và thủy sản (Tr.Đ) 141.079,0 167.968,7 236.387,8 254.527,6 320.032,6 7,29 - Nông lâm nghiệp 138.785,6 164.883,9 232.303,0 248.942,8 312.941 7,09 - Thủy sản 2.293,4 3.084,7 4.084,8 5.584,8 7.091,2 23,28 2. Cơ cấu nông, lâm và thủy sản 100 100 100 100 100 - Nông,lâm nghiệp 98,4 98,2 98,3 97,8 97,8 -0,15 - Thủy sản 1,6 1,8 1,7 2,2 2,2 8,05 3. GTSX nông, lâm và thủy sản (Tr.đ) 200.911,4 239.309,9 337.004,9 363.364,6 456.773,1 7,35 - Nông, lâm nghiệp 197.776,4 235.091,3 331.417,9 355.685,6 447.059,1 7,15 - Thủy sản 3.135,0 4.218,0 5.587,0 7.679,0 9.714,0 23,35
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Yên và xử lý tư vấn)
- Cơ cấu nội ngành nông lâm và thủy sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản: Tăng từ 1,6 % năm 2005 lên 2,2% năm 2009 (tăng 0,6 %). Tỷ trong ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 98,4% còn 97,8%.
- Giai đoạn 2005-2009, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 5,71%/năm, trong đó trồng trọt tăng 7,53%/năm. Tốc độ tăng trưởng chăn nuôi khá thấp so với bình quân quả tỉnh (chỉ bằng 40%). Điêu này phản ánh huyện Bảo Yên cần chú trọng hơn trong việc phát triển chăn nuôi để khai thác lợi thế về phát triển ngành này.
Khu vực kinh tế công nghiệp + Về quy mô và tốc độ tăng trưởng
Năm 2009, giá trị ngành công nghiệp ( do huyện quản lý) đạt 11.879 triều đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2005; tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 19,9%, bằng 73,7% của tỉnh( tỉnh đạt 27,1%). Trong đó, tăng trưởng công nghiệp khác 14,5%, chỉ bằng 46,9% so với mức bình quân của tỉnh; công
nghiệp chế biến: 20,1%/năm, gấp 1,04 lần so với múc tăng bình quân của tỉnh. Tăng trưởng ngành xây dựng đạt 8,4%/năm, bằng 61,5% so với mức bình quân của tỉnh.
Bảng 4.3: Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp và xây dựng Hạng mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Bình quân 1.công nghiệp-xây dựng (Tr.đ) 24.456 30.499 37.467 50.838 54.491 8,94
- Công nghiệp khai thác 111,2 12,9 153,5 214,7 272,4 14,49
- Công nghiệp chế biến 3.585,1 4.625,9 7.499,3 9.260,6 11.606 20,06
- Xây dựng 20.760 25.725 29.814 41.362 42.540 8,44
2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100
- Công nghiệp khai thác 0,45 0,40 0,41 0,42 0,50 2,43
- Công nghiệp chế biến 14,66 15,26 20,02 18,22 21,33 9,83
- Xây dựng 84,89 84,35 79,57 81,36 78,17 -0,24
3.GTSX công nghiệp (Tr.đ) 10.561 13.679 21.994 27.305 33.781 19,80
- Công nghiệp khai thác 252,7 275,1 349,8 490,2 691,2 14,50
- Công nghiệp chế biến 10.308 13.404 21.644 26.815 33.161 19,87
4. Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100 100
- Công nghiệp khai thác 2,4 2,0 1,6 1,8 1,8 -6,45
- Công nghiệp chế biến 97,6 98,0 98,4 98,2 98,2 0,14
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Yên và xử của tư vấn)
Như vậy, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp của huyện thấp hơn mức bình quân của tỉnh (chỉ bằng 75%). Xét tổng quan về tiềm năng, lợi thế về các điểm mỏ toàn tỉnh thì trên địa bàn huyện có ít các điểm mỏ có trữ lượng lớn và có giá trị cao hơn so với một số huyện như Bảo Thắng, Bát xát. Đây là lý do giải thích tăng trưởng ngành công nghiệp cảu huyện thấp hơn so với tỉnh ( Công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh là nhờ công nghiệp khai thác khoáng sản, tỷ trọng ngành này chiếm 64% giá trị của toàn ngành công nghiệp tỉnh.
+ Về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nội ngành
Cơ cấu nội ngành công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến. Tỷ trọng VA ngành khai thác khoáng sản không duy trì ở mức 0,5%
năm 2005 và 0,45 năm 2009; tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 14,7% lên 29,1%. Ngành xây dựng vẫn là ngành có đóng góp lớn nhất vào toàn ngành công nghiệp- xây dựng, chiếm 84,89% và cũng đang giảm xuống còn 78,17%. Công nghiệp chế biến không những có tốc độ tăng trưởng cao mà còn chiếm tỷ trọng GTSX lớn nhất trong GTSX và toàn ngành công nghiệp- xây dựng (chiếm đến 92,8%) cho thấy, sự tăng trưởng ngành công nghiệp của Bảo Yên chủ yếu sữ dựa vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến – một hướng đảm bảo sự phát triển bền vững ngành công nghiệp của huyện.
+ Tiểu thủ công nghiệp
Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động dịch vụ thương mại, du lịch và khách sạn , nhà hàng tiếp tục được củng cố và phát triển. Mạng lưới chợ, cửa hàng từng bước được đầu tư, nâng cấp và khai thác có hiệu quả. Trên địa bàn huyện có hiện có 6 chợ hoạt động ổn định, có vị trí thuận lợi phục vụ cung cấp hàng hóa tiêu dung như chợ trung tâm Phố Ràng, chợ Bảo Hà, chợ Điện Quan, Long Khánh, Vĩnh Yên, Nghĩa Đô. Huyện vẫn đang tiếp tục đầu tư và mở rộng để thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, thương mại của huyện trong những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế nhất định trong việc xây dựng hệ thống thông tin thị trường còn yếu; chưa xây dựng hiệu quả mối liên kết dài hạn giữa sản xuất và lưu thông, giữa nhà nông và doanh nghiệp trong cung ứng vật tư hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.
4.1.2.3. Thực trạng về kết cấu hạ tầng
Giao Thông
- Hầu hết các tuyến giao thông chính đều chạy qua trung tâm huyện và được phân bố khá đồng đều chạy dọc qua các xã trong huyện, trong đó có: Quốc lộ 70 chạy dọc trên địa bàn Huyện (42 km), quốc lộ 279 (55km), đường sắt (27 km), các tuyến đường giao thông nông thôn (533,7 km).
- Đến năm 2010, 100% số xã, thị trấn có đường ô tô từ huyện đến trung tâm xã, trong đó 70% được rải nhựa và 30% là đường cấp phối. Giai đoạn 200-2010, huyện đã triển khai xây dựng mở mới, rải nhựa và cứng hóa mặt đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã, cụ thể là: Làm đường mới Việt
Tiến – Lục Yên (6,7 km), quốc lộ 279 - Trung tâm xã Xuân Hòa (12,4 km), đường nội thị trấn Phố Ràng (1,5km), dự kiến những năm tiếp theo sẽ mở thêm đường Minh Tân – Kim sơn (23km), cứng hóa đường Long Phúc - Long Khánh (10 km).
- Đến năm 2010, 50% các tuyến đường từ trung tâm xã đến thôn bản được giả cấp phối chống trơn lầy với chiều dài 106,62 km.
Mặc dù mạng lưới giao thông đã được cải thiện và đầu tư xây dựng lại tuy nhiên đường liên xã, liên thôn mới chỉ đạt tiêu chuẩn cấp A và B ( giao thông nông thôn). Đường giao thông chủ yếu là đường đất, chỉ có một số tuyến giải cấp phối, hệ thống cầu, cống chưa hoàn chỉnh, mùa mưa đi lại khó khăn.
Thuỷ lợi
Hệ thống thủy lợi, kênh mương phục vụ tưới cho trên 2.500 ha lúa. Tổng chiều dài các tuyến tuyến kênh chính của huyện đã được kiên cố hóa trên 172,5km, đạt 60% còn lại trên đất.
Trên địa bàn huyện có nhà máy cung cấp nước với công suất 1.200m3
/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho trên 90% dân số sống ở thị trấn. Những năm qua, các công trình cấp nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng phục vụ các nhóm hộ dân cư ở xã. Năng lực cấp nước sinh hoạt mới chirddaps ứng được 65% nhu cầu, các hộ dân cư còn lại đang sử dụng nước giếng hoặc các nước nguồn khác.
Hệ thống điện
Trong những năm qua hệ thống lưới điện quốc gia được đầu tư xây dựng và mở rộng cấp điện đến các thôn bản vùng xâu, vùng xa của huyện, tác động rất lớn đến đời sống nhân dân. Đến nay đã có 18/18 xã, thị trấn của huyện đã có điện với 255/307 thôn bản có điện đạt 83,06%.
Các cơ sở giáo dục và đào tạo
- Đánh giá chung, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện đã đạt được những kết quả đáng kể. Quy mô trường lớp được mở rộng, đội ngũ nhà giáo tăng về số lượng và chất lượng, các bậc học ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường và củng cố đáp ứng nhu cầu dạy học và học.
- Quy mô lớp: Hiện tại huyện có 79 trường các cấp, trong đó mầm non và mẫu giáo ( 21 trường), tiểu học (30 trường), trung học cơ sở (23 trường), phổ thông dân tộc nội trú (01 trường), trung tâm giáo dục thường xuyên (01 trường) và trung học phổ thông (03 trường).
- Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia: huyện có 12/75 đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia (chiếm 16% tổng số trường), trong đó: mầm non 02 trường, tiểu học 7 trường, trung học cơ sở 3 trường.
- Công tác phổ cập giáo dục: 18/18 xã duy trì chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chất lượng và mức chuẩn tiếp tục được tăng lên, trong đó: tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 100% ; tỷ lệ trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ 11-14 tuổi hoàn thành trương trình tiểu học 98,01%; tỷ lệ trẻ học lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình tiểu học và lớp 6 đạt 97,55%, trẻ tốt nghiệp THCS cả 2 hệ phổ thông và bổ túc đạt 99,5% và tỷ lệ thanh thiếu niên 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt 85,1%.
- Hạn chế: Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia mới chỉ đạt mức trung bình so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Cơ sở vật chất đã được trang bị nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ. Tỷ lệ số trường học có đủ đồ dùng, phòng học chức năng còn thấp, trong đó 80% số trường phổ thông chưa có phòng học chức năng. Phòng ở bán trú cho học sinh, nhà công vụ cho giáo viên còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh và giáo viên.
Các cơ sở y tế
- Đánh giá chung: Các trương trình y tế dự phòng được triển khai, thực hiện sâu rộng và có hiệu quả. Hệ thống y tế cơ sở được nâng cấp , tăng cường trang bị phục vụ cho khám và chữa bệnh. Đến năm 2010, tỷ lệ bác sĩ /1 vạn dân của huyện đạt 1,93 bác sĩ, tăng 0,08 bác sĩ/vạn dân so với năm 2005. 100% các phòng khám đa khoa khu vực có bác sĩ. Trung bình 1 trạm y tế có 3 - 4 cán bộ, 100% các trạm y tế có cán bộ trung cấp và nữ hộ sinh. Hầu hết các thôn bản có nhân viên y tế cộng đồng (chiếm 90%), mạng lưới y tế từ huyện tới cơ sở đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
- Cơ sở vật chất: Hệ thống y tế được quan tâm đầu tư xây dựng. Bệnh viện đa khoa đã hoàn thiện với các khu văn phòng, khu khám chữa bệnh, khu
điều trị, khối nhà kỹ thuật… với quy mô 80 giường bệnh. 3/3 phòng khám đa khoa khu vực được xây kiên cố, có đủ các phòng cho hoạt động chuyên môn, 100% các trạm y tế đã được xây cấp IV với mô hình 3 gian 5 phòng. Các trạm y tế đã và đang được xây mới theo chuẩn.
- Chỉ tiêu cơ bản: Công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi được triển khai ở 100% các xã, thị trấn. Tỷ lệ trẻ em 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 97,1%. Trên địa bàn không để xảy ra bệnh dịch, ngộ đọc thức ăn và tai biến nghiêm trọng trong điều trị, sinh sản.
- Hạn chế: Trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế từ cấp huyện đến cấp xã còn nghèo nàn; bệnh viện đa khoa huyện còn thiếu nhiều trang thiết bị y tế quan trọng trong việc chuẩn đoán, chữa trị cho người bệnh; khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền đạt tỷ lệ thấp, tuyến y tế cơ sở còn kém, thiếu thuốc chữa bệnh, cán bộ y tế.
.Văn hóa – Thể dục, thể thao
- Văn hóa xã hội và thể thao diễn ra sôi nổi, thu được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước trong nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được triển khai mạnh mẽ, số gia đình văn hóa xã, thôn bản liên tục tăng qua các năm. Bản sắc văn hóa được tôn vinh, nhiều phong tục tập quán được bảo tồn. Đến năm 2010, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa: 46%; có 74,3% khu dân cư tiên tiến.
- Hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, phong trào toàn dân tham gia luyện tạp thể dục, thể thao được triển khai mạnh mẽ. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao từ huyện xuống xã từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của thể dục thể thao.
- Lĩnh vực phát thanh, truyền hình, báo trí ngày càng được hoàn thiện đã thực hiện tốt vai trò chuyền tải các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân. Có 100% số xã, thị trấn được phủ song phát thanh và truyền hình; thời lượng tiếp song đài, phát thanh, truyền hình địa Phương và thời lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc liên tục tăng qua các năm.
4.1.2.4. Dân số lao động, việc làm và thu nhập
- Về dân số và mật độ dân số: dân số Bảo Yên năm 2010 là 77.061 người, chiếm khoảng 13% dân số của toàn tỉnh, trong đó nam, 28.547 người ( chiếm 50,02% tổng dân số), nữ là 38.514 người.
Mật độ dân số năm 2010 của huyện là 93 người/km2. tương đương với mật độ dân số bình quân của cả tỉnh. Mật độ dân số thấp là điều kiện thuận lợi cho huyện trong quy hoạch phát triển đô thị, các cụm trung tâm công nghiệp, vùng sản xuất nông, lâm nghiệp quy mô vừa và lớn.
- Về số lượng lao động: Năm 2010, Bảo Yên có 35.055 người lao động đang làm trong các ngành kinh tế, chiếm 45,5% dân số và chiếm 11,1% tổng số lao động của tỉnh. Trong đó lao động nông lâm và thủy sản là 22,288 người, chiếm 12,6% lao động nông lầm và thủy sản của toàn tỉnh; công nghiệp - xây dựng: 1.492 người, chiếm 6,1%; dịch vụ: 4.275 người chiếm 7,8 lao động ngành dịch vụ của tỉnh.
- Hoạt động đào tạo, giải quyết việc làm có bước tiến bộ đáng kể, Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động năm 2010 đạt khoảng 2% gấp 1,6 lần so với năm 2006.
- Công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những bước đáng kể, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống nhân dân. Công tác chăm sóc người có công được trú trọng và ngày càng được tăng cường theo hướng xã hội hóa; phát động và thực hiện tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ
nguồn, công tác cứu trợ đã được quan tâm. Công tác phòng chống tai, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, phong trào xây dựng xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội ngày càng mở rộng.
4.1.2.5. Các nguồn tài nguyên
* Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của huyện Bảo Yên
- Kinh tế tăng trưởng khá cao và ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, mở rộng cộng với sự lựa chọn đúng phương hướng phát triển kinh tế kinh tế đến năm 2020 sẽ là nhưng tiền đề quan trọng để kinh tế bảo yên tăng tốc trong những