dụng đất của huyện và phải căn cứ vào điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp cùng với phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của huyện Bảo Yên. Đặc biệt là phải được gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của huyện. Đây sẽ là căn cứ, quan điểm được dựa trên cơ sở pháp lý (định hướng phát triển gắn liền với quy hoạch) để từ đó huyện đưa ra các mục tiêu xác định trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Ở đây, chúng tôi chỉ đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của huyện, cụ thể như sau:
Trong trồng trọt: Tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp, tập trung chỉ đạo quyết liệt mở rộng vùng chè tập trung, vùng chè cổ thụ, cây quýt, quy hoạch hợp lý vùng trồng dứa, thay thế một số diện tích đất trồng dứa bạc mầu sang trồng chè, trồng chuối và gạo đặc sản tám thơm.
Ưu tiên phát triển các nhóm hàng chủ lực của huyện, có lợi thế cạnh tranh như: lúa gạo đặc sản, ngô, lạc, sắn, chè; Tập trung phát triển vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn đối với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như chè, lạc, ổn định vùng trồng dứa, chuối xuất khẩu, mở rộng diện tích khai hoang ruộng bậc thang ở những nơi có đủ điều kiện và khả năng bố trí nguồn nước tưới…
Đối với cây lương thực: Áp dụng công thức luân canh cây trồng hợp lý, hiệu quả bền vững như: Lúa chiêm– Lúa mùa – cây vụ đông; 2 màu-1 vụ lúa; Lúa chiêm – thủy sản; Thực hiện tốt các công thức luân canh cây trồng trên đất lúa như: Đối với nơi chủ động nước lúa chiêm – lúa mùa chính vụ; đối với nơi không chủ động nước: đậu tương, lạc – lúa mùa chính vụ. Trên đất ruộng vùng thấp (hai vụ lúa) sử dụng công thức: Lúa vụ chiêm - lúa mùa sớm – cây vụ đông (khoai tây, khoai lang, rau màu các loại, hoa..); Trên đất ruộng không được tưới (1vụ lúa 1 vụ màu) sử dụng công thức Lúa mùa – ngô hoặc Lúa mùa - đậu tương hoặc đậu các loại, lúa mùa – rau xuân, hoặc Lúa vụ chiêm – đậu tương hè – đậu tương đông vv...
* Đất trồng cây hàng năm: Tiếp tục quy hoạch và phát triển ổn định các vùng: Lúa, ngô hàng hoá; bình quân có 4.800 ha ngô hàng hoá và 1.200 ha lúa hàng hoá.
thể: 300 ha cây mỡ tại xã Xuân Hòa, Xuân Thượng; 800 ha cây Dứa tại xã bảo hà; 50 ha cây nhãn tại xã Vĩnh Yên, Xuân hòa...
Đất trồng chè: Quy hoạch và phát triển vùng chè xuân 700 ha tại khu vực xã vùng cao là Vĩnh Yên, Nghĩa Đô; Phát triển mô hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và các làng nghề truyền thống.