Đánh giá chung bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo

Một phần của tài liệu Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo

viên huyện Võ Nhai, Thái Nguyên

2.5.1. Ưu, nhược điểm

+ Ưu điểm

Công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV huyện Võ Nhai, Thái Nguyên đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, thể hiện trên các khía cạnh:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đƣợc triển khai kịp thời, đồng bộ và toàn diện. Điều này thể hiện từ việc xác định tầm quan trọng của công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho BCV trong Nghị quyết của Đại hội Đảng, các nghị quyết chuyên đề; quán triệt việc thực hiện đến các bộ phận chức năng cả từ phía các cơ quan Đảng bộ huyện cũng nhƣ các cơ quan tham mƣu.

- Các cơ sở nghiệp vụ tuyên truyền cho BCV trong huyện đƣợc quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất (xây dựng phòng học, nhà ở học viên, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập).

Đa số BCV sau khi đƣợc bồi dƣỡng trở về cơ quan, đơn vị công tác đƣợc bố trí, sử dụng phù hợp với chuyên ngành đào tạo, vị trí công tác: trình độ năng lực đƣợc nâng lên, thay đổi phong cách làm việc theo hƣớng tích cực, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực thi công vụ, góp phần hoàn thiện dần công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền tại cơ quan, đơn vị. Đáp ứng đƣợc yêu cầu quy hoạch cán bộ, đề bạt cán bộ và chuẩn hóa BCV.

+ Nhược điểm

Công tác bồi dƣỡng BCV đã có chuyển biến một bƣớc tích cực, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, chất lƣợng còn thấp.

Hiện tƣợng tuyển chọn, cử cán bộ đi bồi dƣỡng không theo kế hoạch, qui hoạch, không đủ tiêu chuẩn dự học, bồi dƣỡng xong việc sử dụng chƣa có hiệu quả cao.

Nội dung bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền vừa thừa vừa thiếu, nặng lý luận thiếu thực tiễn, chƣa sử dụng đƣợc phƣơng pháp giảng dạy tích cực nên chƣa phát huy đƣợc trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phong phú của BCV trong quá trình đào tạo bồi dƣỡng.

Bản thân BCV chƣa coi trọng việc tự học tập, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ, kiến thức của mình, còn ngại đọc, ngại nghiên cứu. Không ít BCV còn hạn chế về trình độ hiểu biết kinh tế, khoa học công nghệ, pháp luật, tin học, ngoại ngữ.

Việc quản lý công tác bồi dƣỡng, quản lý BCV chƣa đƣợc thống nhất trong toàn hệ thống và chƣa đƣợc tăng cƣờng. Đội ngũ BCV tuổi bình quân cao, có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm nhƣng khả năng tổng hợp tầm vĩ mô chƣa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao; đội ngũ BCV trẻ có năng lực nhƣng chƣa qua thực tiễn, thiếu kinh nghiệm, nhất là việc tham mƣu với Đảng, Nhà nƣớc những quyết sách.

Còn thiếu những qui định, qui chế để quản lý công tác bồi dƣỡng BCV trong toàn hệ thống hành chính một cách có hiệu quả. Việc đầu tƣ kinh phí cho công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền chƣa đƣợc quan tâm nhiều. Chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả công tác bồi dƣỡng và chất lƣợng sau đào tạo.

2.5.2. Nguyên nhân ưu, nhược điểm

+ Nguyên nhân ưu điểm

Đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh; sự sát sao trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện của cấp ủy và

chính quyền địa phƣơng; sự cố gắng, nỗ lực của các cơ sở bồi dƣỡng trong huyện và tinh thần thái độ tích cực tham gia bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền của đội ngũ BCV nói chung.

Các cấp đã nhận thức và tập trung nhiều cho công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền nhằm nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ BCV đang hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ tuyên truyền ngày một tăng.

Với những nỗ lực trên của các cấp chính quyền, đội ngũ BCV hiện nay có thêm điều kiện để nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu, hoạt động dân vận trong nền kinh tế thị trƣờng; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có sự am hiểu về chính sách Pháp luật của Nhà nƣớc, sự phát triển kinh tế - xã hội, có kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tự chủ, kỹ năng nói trƣớc đám đông…

Có đƣợc kết quả vậy là do các cấp quản lý đã quan tâm đến công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ BCV trong những năm qua đã bám sát chủ trƣơng của Đảng, và Nhà nƣớc, phát huy thế mạnh của địa phƣơng.

+ Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Việc đầu tƣ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Hoạt động bồi dƣỡng còn mang tính bao cấp, chƣa khuyến khích, tạo động lực cho cơ sở bồi dƣỡng. Chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả việc bồi dƣỡng, bồi dƣỡng và chất lƣợng sau bồi dƣỡng.

- Phần đông ngƣời học, tiếp thu một cách thụ động, chỉ cần đủ bằng cấp, chứng chỉ quy định, chƣa thực sự từ nhu cầu mong muốn thực hiện công vụ đƣợc tốt hơn.

- Công tác cán bộ nói chung còn hạn chế, ảnh hƣởng chƣa tích cực đến bồi dƣỡng. Việc đánh giá, đãi ngộ, sử dụng chƣa thực sự xuất phát từ năng lực công tác, nên làm giảm động cơ học tập, nâng cao trình độ, năng lực bản thân.

- Đội ngũ cán bộ giảng viên bị hẫng hụt và chất lƣợng giảng dạy còn nhiều bất cập.

- Nội dung, chƣơng trình, phƣơng thức đào tạo còn chƣa thật đổi mới. Một bộ phận BCV chƣa nhận thấy hết đƣợc vai trò, ý nghĩa của công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Phần đông BCV chƣa xem việc học tập nâng cao trình độ không chỉ là quyền lợi, mà còn là nghĩa vụ, để nâng cao chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền. Chính vì động cơ học tập không đƣợc xác định rõ ràng (học tập để hoàn thiện chứng chỉ, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về ngạch bậc chứ không phải học tập để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ) nên nhiều BCV không thể hiện tinh thần, thái độ đúng đắn, cầu thị trong học tập.

Tinh thần, thái độ thiếu tích cực của một bộ phận BCV còn có nguyên nhân từ sự thờ ơ của cấp ủy, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị đối với công tác này. Cấp ủy, thủ trƣởng đơn vị không quan tâm xem xét nhu cầu cần bồi dƣỡng của BCV; không tạo các điều kiện thuận lợi cho BCV đi đào tạo (thời gian, bố trí sắp xếp công việc, hỗ trợ kinh phí); cử không đúng đối tƣợng đi bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền hoặc ngƣời cần đƣợc bồi dƣỡng thì không cho đi; không quan tâm đến chất lƣợng, hiệu quả của bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền.

Các chƣơng trình bồi dƣỡng chƣa thực sự sâu sát với nhu cầu của ngƣời học. Trên thực tế, công tác bồi dƣỡng của huyện mới chỉ triển khai những chƣơng trình chung, cơ bản mà chƣa chú ý đến những yêu cầu có tính đặc thù bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền.

Việc sử dụng sau bồi dƣỡng chƣa có phƣơng pháp kiểm tra, kiểm soát sau bồi dƣỡng. Công tác giám sát và đánh giá kết quả bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền của huyện chủ yếu dựa vào xếp loại chứng chỉ sau khóa học, chƣa thực hiện kế hoạch giám sát và đánh giá trƣớc, trong và sau khóa học, cho nên hiệu quả của các chƣơng trình bồi dƣỡng chƣa đƣợc xác định.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền; thực trạng đội ngũ BCV; thực trạng công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV và những yếu tố ảnh hƣởng đến việc bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho BCV ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền. Đồng thời đánh giá đƣợc thực trạng phẩm chất, năng lực đội ngũ BCV. Từ đó đã chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế trong quá trình bồi dƣơng nghiệp vụ tuyên truyền từ các khâu: Lập kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Triển khai - Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện…Các kết quả nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để đề xuất xây dựng các giải pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho BCV.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ TUYÊN TRUYỀN

CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN

3.1. Nguyên tắc lựa chọn các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ BCV là yếu tố đòi hỏi tất yếu khách quan đƣợc cả Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, chú trọng. Để ngƣời dân nắm đƣợc chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về chính trị, Pháp luật thì việc bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ BCV là yêu cầu tất yếu.

Trong thời gian vừa qua công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV đã đạt đƣợc ƣu điểm nhất định nhƣ lập kế hoạch bồi dƣỡng, phƣơng pháp bồi dƣỡng…. Bên cạnh đó cần phải thẳng thắn nhìn ra những tồn tại, khiếm khuyết chƣa xác định nhu cầu bồi dƣỡng, cơ sở vật chất, tài chính cho quá trình bồi dƣỡng còn hạn chế... Đó chính là những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV. Vì vậy, các biện pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV cần phải thấy đƣợc ƣu, nhƣợc điểm đồng thời xác định những tồn tại trong công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV để đề xuất những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Võ Nhai từ đó nâng cao chất lƣợng đội ngũ BCV.

3.1.2. Phù hợp với thực tế công việc

Các biện pháp đƣợc đề xuất phải có khả năng thực thi trong thực tiễn công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Các biện pháp đề ra phải đảm bảo tính thực tiễn, tính phát triển, tính cân đối hài hòa của công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV, coi trọng đúng mức tính tự chủ, tự bồi dƣỡng, tự nâng cao trình độ của BCV. Các biện pháp này phải phù hợp với khả năng của CBQL và với từng BCV cùng với các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dƣỡng.

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống

Các giải pháp đƣợc đề xuất phải tác động tích cực lên toàn bộ quá trình bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV, tác động lên đội ngũ BCV, CBQL, các lực lƣợng tham gia quá trình bồi dƣỡng.

3.1.4. Đảm bảo tính toàn diện

Tính toàn diện trong các biện pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV đòi hỏi phải đảm bảo hài hoà các mối quan hệ của các bên có liên quan đến công tác này. Các giải pháp trên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV.

3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả

Biện pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV đòi hỏi phải có sự đầu tƣ các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lƣợng tham gia vào công tác này. Do vậy cần chú trọng tới nguyên tắc tính hiệu quả của các biện pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV

3.2. Các biện pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên ở huyện viên ở huyện

3.2.1. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên

* Mục đích, yêu cầu

Bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền BCV không thể làm ồ ạt theo kiểu chạy theo số lƣợng mà phải tiến hành bồi dƣỡng theo một qui trình khoa học thì mới đảm bảo bồi dƣỡng đƣợc một đội ngũ BCVcó chất lƣợng và ổn định về số lƣợng, đồng bộ về cơ chế.

Xác định nhu cầu bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền là một trong những bƣớc quan trọng và mang tính quyết định đến toàn bộ công tác bồi dƣỡng ở trong bất cứ tổ chức nào. Nếu xác định nhu cầu bồi dƣỡng không chính xác thì hậu quả xảy ra sẽ rất khó khắc phục.

Những nguyên tắc khoa học cần tuân theo trong quá trình bồi dƣỡng đội ngũ BCV đó là xây dựng một cơ chế ra quyết định tuyển chọn ngƣời đi bồi dƣỡng dựa trên những nguyên tắc chung của quản lý nhân sự, phù hợp với điều kiện của các đơn vị nhằm tuyển chọn đƣợc những BCVcó đủ năng lực và phẩm chất để cử đi bồi dƣỡng. Quá trình tuyển chọn bao gồm các bƣớc sau:

+ Thông báo quyết định tuyển chọn BCV đƣa đi bồi dƣỡng. + Xác định nhu cầu bồi dƣỡng.

Để công tác bồi dƣỡng thực hiện có hiệu quả thì yêu cầu đầu tiên là Trung tâm bồi dƣỡng Chính trị huyện phải xác định đƣợc nhu cầu bồi dƣỡng thật chính xác. Để thực hiện đƣợc điều đó thì việc xác định nhu cầu bồi dƣỡng phải đảm bảo đƣợc dựa trên các căn cứ sau :

Trên cơ sở thống kê và nhu cầu của BCV cần lập kế hoạch bồi dƣỡng cụ thể theo mục tiêu yêu cầu:

1. Xây dựng đội ngũ BCV có chất lƣợng cao, có trình độ đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác; có kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền thành thạo; tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2. Công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV phải quán triệt thực hiện đầy đủ quan điểm, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, bảo đảm chuyển mạnh từ việc trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học; học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn.

3. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học tập và tự học tập của BCV xác định rõ việc học tập đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ để thực hiện có chất lƣợng, hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao là trách nhiệm của BCV.

4. Thống kê số lƣợng BCV cần bồi dƣỡng.

5. Khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền đối với BCV trên cơ sở đó đề xuất những nội dung trọng tâm cần bồi dƣỡng để nâng cao nghiệp vụ tuyên truyền cho BCV. Mục tiêu của việc khảo sát là xác định nhu cầu bồi dƣỡng, cũng nhƣ thu thập yêu cầu, nguyện vọng của BCV, trên cơ sở đó đề

xuất nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ tuyên truyền cho BCV đƣợc sát thực và hiệu quả hơn.

6. Tổng hợp số lƣợng, nhu cầu bồi dƣỡng đối với BCV gửi về Trung tâm chính trị huyện

- Trung tâm Chính trị huyện Võ Nhai phải xác định nhu cầu đào tạo của mình dựa trên sự phân tích mục tiêu đội ngũ nhân viên cũng nhƣ công tác tuyên truyền, loại hình nào là hợp lý, hay trong cùng một chƣơng trình bồi dƣỡng thì nội dung nào cần đƣợc bồi dƣỡng sâu sắc, có kỹ năng gì?

- Việc xác định nhu cầu bồi dƣỡng phải dựa trên cơ sở phân tích công việc trong Trung tâm chính trị huyện để có thể xác định những nội dung tuyên truyền nào hiện nay đang là trọng tâm và đáp ứng nhu cầu về thông tin về chính sách của nhân dân. Từ việc xác định đƣợc công viêc trọng tâm trong từng thời kỳ mà có thể xác định đƣợc những kỹ năng và kiến thức cần đƣợc bồi dƣỡng cho BCV.

- Để xác định đƣợc nhu cầu bồi dƣỡng ngoài việc thực hiện quá trình phân tích mục tiêu của công tác tuyên truyền cần phải phân tích những ngƣời sẽ là đối tƣợng của quá trình bồi dƣỡng sắp tới để có thể xác định đƣợc cần phải bồi dƣỡng gì cho BCV để đảm bảo công tác bồi dƣỡng có tác dụng thật sự hiệu quả với công tác tuyên truyền.

Nhƣ vậy, để hoạt động xác định nhu cầu đạt hiệu quả, tổ chức cần nhanh chóng hoàn thiện công tác phân tích công tác tuyên truyền trong thời gian sớm

Một phần của tài liệu Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)