7. Cấu trúc của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên
truyền cho đội ngũ báo cáo viên
1.5.1. Các nhân tố thuộc về chính sách của Nhà nước
Đội ngũ BCV có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, chính trị của quốc gia. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên vững vàng về lập trƣờng chính trị, có năng lực chuyên môn, thành thạo trong công việc, có phẩm chất đạo đức luôn là nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền các địa phƣơng, các cơ quan, đơn vị. Một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ BCV nói riêng là công tác bồi dƣỡng. Vì vậy, sự quan tâm sâu sát của cấp ủy đối với công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng,
tác động trực tiếp đến kết quả, chất lƣợng công tác bồi dƣỡng. Sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy phải thể hiện bằng chƣơng trình, kế hoạch hành động, nghị quyết chuyên đề về công tác bồi dƣỡng; tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng; thƣờng xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đồng thời có những sự điều chỉnh nếu cần.
Vì vậy, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng đối với công tác bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền có ý nghĩa cho việc kinh phí thỏa đáng cho công tác bồi dƣỡng; đồng thời đầu tƣ cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; điều kiện sinh hoạt của BCV. Chính những chính sách của Nhà nƣớc có sự ƣu đãi hay không sẽ tạo điều kiện để thực hiện công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền đạt hiệu quả hay không.
1.5.2. Kế hoạch hoá trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền
Kế hoạch hoá trong công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền là nội dung quản lý đƣợc thực hiện đầu tiên trong qui trình bồi dƣỡng và giữ vị trí quan trọng trong suốt quá trình bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền.
Kế hoạch hoá trong công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Xác định thực trạng; xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới; xác định nội dung, phƣơng pháp, biện pháp bồi dƣỡng; vạch ra lộ trình, bƣớc đi thích hợp; xác định các lực lƣợng tham gia, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể; xác định các điều kiện phục vụ công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền.
Kế hoạch là công cụ bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền một cách có hiệu quả, tránh sự tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa; đồng thời giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúng hƣớng, đúng lộ trình đã vạch ra. Nếu mục đích bồi dƣỡng phù hợp, sử dụng phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng đáp ứng nhu cầu bồi dƣỡng.
1.5.3 báo cáo viên
Trong phạm vi cơ quan, đơn vị, vai trò của cấp ủy, thủ trƣởng đơn vị thể hiện từ công tác quy hoạch cán bộ, xem xét nhu cầu, cử BCV đi bồi dƣỡng các
khóa thích hợp, đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho BCV dành thời gian cần thiết cho quá trình học tập. Sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở bồi dƣỡng với lãnh đạo cơ quan, đơn vị cử ngƣời đi học cũng là yếu tố tác động tích cực đến tinh thần, thái độ học tập của báo cáo viên. Mối liên hệ đó còn có tác dụng giúp các cơ sở bồi dƣỡng, các nhà quản lý bồi dƣỡng BCV và đội ngũ giảng viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh về chƣơng trình, phƣơng pháp cho phù hợp với đối tƣợng, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền.
Về thời gian
Các chƣơng trình bồi dƣỡng hiện nay đƣợc thiết kế khá đa dạng về thời gian, hình thức tổ chức. Có chƣơng trình học tập trung trong khoảng thời gian 2-3 tháng học tập trung nhƣ chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức. Vì vậy, bố trí, sắp xếp công việc để BCV có đủ thời gian để theo học các khóa bồi dƣỡng là một yêu cầu quan trọng. Điều này phụ thuộc rất lớn vào lãnh đạo cơ quan, thủ trƣởng đơn vị trong việc phân công công việc, bố trí sắp xếp cán bộ làm thay công việc của những ngƣời đi học. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị tạo điều kiện về mặt thời gian là một trong những điều kiện để nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng của báo cáo viên; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng điều động BCV trong thời gian đi học về giải quyết công việc cơ quan, đơn vị.
Về tài chính
Kinh phí cho công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ BCV do Nhà nƣớc cấp, đƣợc phân bổ từ ngân sách nhà nƣớc cho các cấp chính quyền, các bộ, ngành, địa phƣơng và tiếp tục đƣợc phân bổ đến các cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà nƣớc. BCV đƣợc cử đi bồi dƣỡng đƣợc hƣởng nguyên lƣơng. Nhƣ vậy, Nhà nƣớc bao cấp toàn bộ kinh phí cho công tác bồi dƣỡng. Đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền, xây dựng đội ngũ BCV.
Tuy nhiên, trên thực tế do điều kiện có nhiều BCV chƣa toàn tâm toàn ý cho học tập do xa gia đình, việc học tập xa nhà cũng phát sinh thêm những chi phí nhất định cho việc học tập, đi lại. Vì vậy Nhà nƣớc cùng đơn vị nên có các hình thức hỗ trợ tài chính cho BCV đi bồi dƣỡng nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ BCV trong bồi dƣỡng, góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác bồi dƣỡng.
1.5.4. Các nhân tố thuộc về báo cáo viên
Đối tƣợng BCV chính là yếu tố đầu vào của quá trình bồi dƣỡng. Nó có ảnh hƣởng rất quan trọng đến đầu ra của quá trình bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền. Trong quá trình bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền trong các cơ quan, đơn vị thì đội ngũ BCV có những đặc điểm sau:
- Là những cá nhân đã đƣợc đào tạo qua các chuyên ngành khác nhau của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Nhiều BCV có có quá trình công tác về tuyên truyền nhƣng nhiều báo cáo viên chƣa có kinh nghiệm trong công việc tuyên truyền.
- Đội ngũ BCV của các ban luân chuyển, tính ổn định không cao.
Mỗi một cá nhân BCV đều có mục tiêu, nhu cầu, động lực làm việc khác nhau nếu mỗi BCV đều có ý thức về sự phấn đấu nỗ lực trong công tác tuyên truyền và tự đào tạo sẽ giúp cho công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền đạt đƣợc hiệu quả cao.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học
Diện tích, mặt bằng cơ sở bồi dƣỡng đƣợc quy hoạch hợp lý, có đủ hội trƣờng, phòng học thƣ viện, ký túc xá, phòng làm việc và các khu hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy và học đảm bảo việc sử dụng vệ sinh, an toàn, đủ ánh sáng, thông gió, hệ thống trang thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy theo phƣơng pháp mới là những yếu tố tác động ảnh hƣởng đến chất lƣợng bồi dƣỡng, vì đây là những điều kiện ban đầu đảm bảo để cơ sở chủ động chiêu sinh nhƣng cũng là điều kiện cần thiết cho cả quá trình tổ chức hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền.
Trong xu thế đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền ngƣời ta quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị các phƣơng tiện giảng dạy hiện đại nhƣ các phƣơng tiện nghe nhìn, trang thiết bị phục vụ nhƣ máy chiếu, máy quay video, bảng lật, bàn ghế, các thiết bị âm thanh phục vụ việc thực hành giáo án điện tử cũng nhƣ áp dụng các phƣơng pháp sƣ phạm hành chính khác nhƣ phân nhóm, tài liệu, đóng vai, thuyết trình, thảo luận,…
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Tuyên truyền vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Là một loại hình lao động gian khổ, công phu, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao. Để có một bài tuyên truyền tốt nói riêng, một quá trình tuyên truyền miệng, giảng dạy chất lƣợng đối với khoa học Mác - Lênin nói chung, đƣờng lối, chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng nói riêng cần đƣợc đảm bảo bởi rất nhiều yếu tố. Nghiệp vụ tuyên truyền của BCV là một trong những yếu tố điều kiện đó. Trong Chƣơng 1 đã khái quát cơ sở lý luận về tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền, BCV, bồi dƣỡng nghiệp vụ báo cáo viên và biện pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền đội ngũ báo cáo viên. Trên cơ sở đó phân tích và làm sáng tỏ về nội dung tuyên truyền,… đồng thời, nhấn mạnh các nội dung của công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền đối với đội ngũ báo cáo viên và các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền đối với đội ngũ BCV. Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng để tiến hành khảo sát thực trạng công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ tuyên truyền đối với đội ngũ BCV… ở chƣơng tiếp theo.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ TUYÊN TRUYỀN CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở HUYỆN VÕ NHAI,
TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Vài nét về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của huyện Võ Nhai, Thái Nguyên Thái Nguyên
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên là 83.923,14 ha. Huyện có 14 xã và 01 thị trấn, dân số trên 68 nghìn ngƣời, với 8 dân tộc chủ yếu. Đảng bộ huyện Võ Nhai hiện có 40 chi, đảng bộ trực thuộc, trong đó có 21 đảng bộ (14 đảng bộ xã, 01 đảng bộ thị trấn, 06 đảng bộ khối cơ quan, doanh nghiệp) và 19 chi bộ cơ sở với 4.220 đảng viên. Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của huyện trong bối cảnh tình hình khu vực và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp về chính trị, kinh tế. Ở trong nƣớc, mặc dù kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát, nhƣng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; Thời tiết phức tạp gây bất lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh đó Đảng bộ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, điều hành bằng nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn. Đồng thời đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Trung ƣơng, của tỉnh nên hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong năm đều đạt và vƣợt kế hoạch đề ra. Đời sống của nhân dân đƣợc nâng lên; quốc phòng, an ninh ổn định; công tác xây dựng đảng, chính quyền, đoàn thể có nhiều tiến bộ...Những thành tựu trên có sự đóng góp tích cực của công tác tuyên truyền mà lực lƣợng nòng cốt là đội ngũ BCV.
2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền và đội ngũ báo cáo viên ở huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên Nhai, Tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Thực trạng về công tác tuyên truyền huyện Võ Nhai, Thái Nguyên
2.2.1.1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ BCV về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền
Để tìm hiểu về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ BCV về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, chúng tôi sử dụng
câu hỏi “Đồng chí cho ý kiến đánh giá về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay”? (phụ lục 1) và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ báo cáo viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền
TT Ý nghĩa và tầm quan trọng của
công tác tuyên truyền 1 2 3 4 ĐTB TB
1
Tuyên truyền là công cụ quan trọng hàng đầu nhằm tuyên truyền, giáo dục về đƣờng lối, chính sách, truyền bá những quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc đến quần chúng nhân dân
20.0 6.0 3.0 17.5 2.22 1
2
Công tác tuyên truyền là hoạt động tiếp nối công tác lý luận, nhằm phổ biến, truyền bá các nguyên lý lý luận, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách vào quần chúng.
18.2 51.9 15.6 9.1 1.96 5
3
Thông qua công tác tuyên truyền mà một mặt, thông tin đến đƣợc với quần chúng nhân dân, mặt khác nhờ thông tin phản hồi có thể nắm bắt đƣợc nhận thức và thái độ của nhân dân đối với chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, nắm đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích… của quần chúng
10.9 59.0 16.4 13.5 2.13 3
4
Công tác tuyên truyền là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống âm mƣu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng
TT Ý nghĩa và tầm quan trọng của
công tác tuyên truyền 1 2 3 4 ĐTB TB
5
Công tác tuyên truyền uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm, hành động sai trái, bảo vệ nền tảng tƣ tƣởng, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc 16.0 15.0 11.0 5.0 1.98 4 6 10.0 18.5 27.5 44.0 2.21 2 Chú thích: 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Quan trọng 4. Rất quan trọng 5. Điểm trung bình
Nhƣ chúng ta biết tuyên truyền là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác tƣ tƣởng của Đảng, là động lực thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của Đảng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, tạo nên sự thống nhất và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, cỗ vũ quần chúng thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chú, công bằng, văn minh của Đảng đã đề ra. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, BCV về vai trò, ý nghĩa của công tác tuyên truyền cho thấy:
Nhận thức của CBQL, BCV đánh giá công tác tuyên truyền có vai trò, ý nghĩa về “Tuyên truyền là công cụ quan trọng hàng đầu nhằm tuyên truyền,
giáo dục về đƣờng lối, chính sách, truyền bá những quan điểm của Đảng, Nhà nƣớ
=2.21, đồng thời công tác tuyên truyền có ý nghĩa về mặt “Thông qua công tác tuyên truyền mà một mặt, thông tin đến đƣợc với quần chúng nhân dân, mặt khác nhờ thông tin phản hồi có thể nắm bắt đƣợc nhận thức và thái độ của nhân dân đối với chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, nắm đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích… của quần chúng” có ĐTB = 2.13.
Trong đó, một số nội dung của công tác tuyên truyền chƣa đƣợc đánh giá cao ý nghĩa và vai trò là:
- Công tác tuyên truyền là hoạt động tiếp nối công tác lý luận, nhằm phổ biến, truyền bá các nguyên lý lý luận, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách vào quần chúng.
- Công tác tuyên truyền uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm, hành động sai trái, bảo vệ nền tảng tƣ tƣởng, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
- Công tác tuyên truyền là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống âm mƣu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng. Nhƣ vậy, công tác tuyên truyền có vai trò rất lớn trong việc truyền bá hệ tƣ tƣởng, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến quần chúng nhân dân. Vì vậy, việc bồi dƣỡng về công tác tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là rất quan trọng và cần thiết.
2.2.1.2. Thực trạng các nội dung tuyên truyền
Để tìm hiểu về thực trạng các nội dung tuyên truyền, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Đồng chí cho ý kiến đánh giá về nội dung tuyên truyền hiện nay”? (phụ lục 2) và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.2. Thực trạng các nội dung tuyên truyền
TT Ý kiến 1 2 3 4 ĐTB TB
1 Tuyên truyền chính trị 5.0 18.0 35.0 42.0 2.41 1
2 Tuyên truyền kinh tế 14.5 16.0 29.5 40.0 2.20 3
3 Tuyên truyền văn hóa 20.0 6.0 3.0 17.5 2.22 2
4 Tuyên truyền quốc phòng, an ninh 21.5 16.0 20.0 42.5 2.12 4
5 Tuyên truyền đối ngoại 17.5 21.0 20.0 41.5 1.92 6