Đưa 4 biến quan sát PC1, PC2, PC3, PC4 vào kiểm định, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng = 0.585 < 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến trong mô hình đều lớn hơn 0.3, tuy nhiên Biến quan sát PC4 có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 và loại bỏ biến quan sát này thì Cronbach’s Alpha = 0.604 tăng lên nên loại bỏ biến này. Các biến quan sát còn lại có có hệ số tương quan biến tổng >0.3 và nếu loại bỏ các biến quan sát này thì Cronbach’s Alpha giảm đi. Vì vậy, chỉ có biến quan sát PC4 bị loại để tiến hành kiểm định lần thứ hai (phụ lục 6).
Kiểm định lần 2: Đưa 3 biến quan sát PC1, PC2, PC3 vào kiểm định, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng = 0.604> 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến trong mô hình đều > 0.3, tuy nhiên Biến quan sát PC3 có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 và loại bỏ biến quan sát này thì Cronbach’s Alpha = 0.749 tăng lên nên loại bỏ biến này. Các biến quan sát còn lại có có hệ số tương quan biến tổng >0.3 và nếu loại bỏ các biến quan sát này thì Cronbach’s Alpha giảm đi. Vì vậy, chỉ có biến quan sát PC3 bị loại để tiến hành kiểm định lần thứ ba (phụ lục 6).
Kiểm định lần 3: Đưa 2 biến quan sát PC1, PC2 vào kiểm định, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng = 0.749> 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến trong mô hình đều > 0.3 và nếu loại bỏ cũng không làm hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên, nên thang đo đạt độ tin cậy và các biến quan sát sau khi loại bỏ PC3, PC4 được giữ lại để phân tích EFA tiếp theo (phụ lục 6).