Nhằm mục tiêu “minh bạch hoá” về thuế, các nước trong tổ chức OECD và G20 đã thống nhất báo cáo gửi cho các cơ quan thuế giữa các quốc gia – theo đó cơ quan thuế các nước có thể tham khảo lẫn nhau báo cáo của các công ty MNE. Tuy nhiên, nếu báo cáo này được “chia sẻ” với các quốc gia đang phát triển sẽ phát sinh khá nhiều “tranh chấp” lý do các hướng dẫn về thuế nhất là công thức tính thuế của các quốc gia này thường dựa trên các tỷ lệ giản đơn. Trong khi đó, mặc dù mong muốn nộp thuế công bằng giữa nền kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau nhưng không có nghĩa là các MNE đồng tình việc họ phải nộp thuế hai lần. Bên cạnh đó, có thể do áp lực thu ngân sách của Bộ tài chính không nhỏ nên khi ban hành các hướng dẫn về thuế Bộ tài chính thường không hướng đến “mong muốn” của người nộp thuế và chỉ chú trọng thu ngân sách nhà nước – mục tiêu này thể hiện ngay từ tiêu đề “Nghị định quy định về quản lý giá chuyển nhượng của các giao dịch liên kết, chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách nhà nước”144.
Bên cạnh đó, các chính sách khen thưởng hiện thời về thuế chủ yếu dựa trên tổng số đóng góp của doanh nghiệp cho Ngân sách nhà nước – khi doanh nghiệp càng lớn nhất là các MNE thì khoảng đóng vào ngân sách thông qua thuế không nhỏ, nhưng nếu so sánh chỉ dựa vào quy mô thì có vẻ không thể khuyến khích tính “minh bạch”. “Báo cáo minh bạch hoá về thuế” (tham khảo phụ lục 1) – là chỉ tiêu đánh giá dành cho các MNE có tại các quốc gia thuộc Cộng đồng chung Châu Âu, OECD và G20, theo đó có nên chăng Việt Nam có thể xây dựng các chỉ tiêu phù hợp đề cao tính tuân thủ luật hơn là khoản nộp ngân sách?
Thêm vào đó, quy định chung về báo cáo thuế có được áp dụng cho tất cả các công ty MNE hay chỉ những công ty có trụ sở chính tại các quốc gia thành viên G20 hay OECD – như thế chi phí hành chính sẽ tăng nếu một MNE không có trụ sở chính tại các
143 OECD TP Guidelines 2010, Para 3.71
144http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?id=12699&_afrLoop=33007906232778067 #!%40%40%3F_afrLoop%3D33007906232778067%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D12699%26left Width%3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26 _adf.ctrl-state%3D10orapwvzi_4
quốc gia này. Và, cơ quan thuế tại các quốc gia đang phát triển gần như không đủ khả năng để xử lý một khối lượng lớn cơ sở dữ liệu cũng như giũ bí mật thông tin là vấn đề rất khó thực hiện – đây là trở ngại do thông tin về thuế phần lớn là thông tin “nhạy cảm”. Giải quyết vấn đề này, Bộ tài chính – Tổng cục thuế đã và đang tiến hành xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp độc lập theo từng ngành nghề có rủi ro cao về giá chuyển nhượng cũng sẽ được triển khai tích cực hơn nhằm tạo cơ sở chung cho việc phân tích rủi ro phục vụ công tác quản lý thuế đối với