Kết luận – so sánh luật chuyển giá của các quốc gia

Một phần của tài liệu Chuyển giá pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 57 - 58)

Tất cả các quốc gia đều làm theo khuyến cáo của OECD bất kể quốc gia đó có là thành viên của OECD hay không. Tuy nhiên, cũng có trường hợp là thành viên của OECD nhưng quốc gia đó sẽ có quy chế áp dụng riêng ví dụ như luật ngân sách của Mỹ điều 1482 – trong khi tất cả các nước tin rằng kiểm tra lợi nhuận phải tập trung vào việc người nhận có nhận được lợi ích nào không thì Mỹ không áp dụng cách này. Với hướng dẫn về dịch vụ tạm thời 2006 (Luật ngân sách điều 1482 khoản 9T) – Mỹ không kiểm tra việc sinh lời mang tính chung chung. Trung Quốc áp dụng 6 bước kiểm tra khi xác

124Festo Controls Pvt. Ltd. v. DCIT, IT(TP) A 969/Bang/2011: https://indiankanoon.org/doc/106498804/

định dịch vụ nội bộ được cung cấp và Ấn Độ áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung được Cơ quan phụ trách chuyển giá Ấn Độ cho phép.

Cách tiến hành kiểm tra mục tiêu dài hạn cũng khác nhau giữa các quốc gia. Luật của Mỹ có giới hạn rất hẹp trong xác định hoạt động của các cổ đông. Cơ quan thuế của Trung Quốc cho rằng định nghĩa về các dịch vụ liên quan đến cổ đông theo hướng dẫn về chuyển giá của OECD 2010 là khá hẹp, theo quan điểm của cơ quan thuế Trung Quốc các chi phí quản lý liên quan đến hoạt động của cổ đông trong nội bộ MNE thì nên loại trừ khi tính thuế. Cơ quan thuế Ấn Độ yêu cầu người nộp thuế cung cấp đầy đủ các chứng từ và sẽ quyết định có đồng ý với chi phí đó hay không. Luật chuyển giá của Mỹ yêu cầu lý giải rất chi tiết khi lựa chọn phương pháp tính phí; trong khi quy định của Úc, Trung Quốc, Ấn Độ áp dụng hướng dẫn chung của OECD. Mỹ và Úc đưa ra “ngưỡng an toàn” đối với các dịch vụ cung cấp nội bộ nhằm đơn giản hoá việc tuân thủ về chuyển giá đồng thời giảm các thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Chuyển giá pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)