Phương pháp gián tiếp

Một phần của tài liệu Chuyển giá pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 40 - 42)

Phương pháp gián tiếp được sử dụng như là giải pháp thứ hai thay thế phương pháp trực tiếp không thể áp dụng. Phương pháp tính phí gián tiếp được xem là phù hợp trong tình huống các dịch vụ cung cấp không thể đo lường chính xác, trừ khi tiến hành các giải pháp ước tính hay lượng giá, cụ thể cách làm này có thể dẫn đến “hậu quả” không thể tránh là sẽ có những thành viên MNE phải chịu gánh nặng chi phí (một cách mất cân đối) khi phân bổ, hay phân tích chi phí của các dịch vụ được cung cấp. Lấy ví dụ: để ước tính chi phí trong các chiến dịch marketing tập trung của MNE gần như là không thể vì không có cách nào tính toán được chính xác mỗi thành viên MNE đã bán

bao nhiêu sản phẩm; phương pháp trực tiếp chắc chắn không thể “can thiệp” với tình huống này – các thành viên MNE phải “cùng nhau san sẻ” chi phí đã phát sinh, nên giải pháp phân bổ được áp dụng và mỗi thành viên được xem như một pháp nhân độc lập khi chấp nhận thanh toán.80

Phương pháp tính phí gián tiếp trong các MNE thường được sử dụng là phân bổ chi phí theo một tỷ lệ nhất định – căn cứ xác định tỷ lệ này tuỳ thuộc vào bản chất tự nhiên hay cách thức sử dụng dịch vụ. Phân bổ theo doanh thu, theo quy mô (số lượng nhân viên), sản phẩm,… được áp dụng phổ biến.81 Quan trọng là phải tìm được “điểm mấu chốt” ảnh hưởng đến lợi tức khi tiến hành phân bổ 82- ví dụ như không thể tách chính xác chi phí liên quan đến các dịch vụ tin học cho từng thành viên trong tổng chi phí cần phân bổ của trung tâm cung cấp dịch vụ này trong MNE; cách phân bổ trong trường hợp này thường căn cứ theo số lượng nhân viên của từng thành viên, dựa vào tổng chi phí cần phân bổ sẽ xác định số tiền phải thu của từng đơn vị thành viên. 83

Với cách phân bổ chi phí theo kiểu này – phương pháp tính phí gián tiếp gây không ít khó khăn cho đơn vị phải thanh toán chi phí (đơn vị tiếp nhận dịch vụ) vì có thể đơn vị đã không sử dụng dịch vụ nhưng vẫn phải thanh toán (do không thể giải thích hết những phức tạp của dịch vụ), và lợi nhuận thực tế bị ảnh hưởng. Về phương diện thuế, người nộp thuế không thể chứng minh với cơ quan thuế vai trò của dịch vụ đã mang lại lợi ích như thế nào đặc biệt là các quốc gia có quy định rất nghiêm khắc về chuyển giá và sử dụng phương pháp gián tiếp phân bổ chi phí.84

Phương pháp gián tiếp sẽ dựa vào những cách ước tính dễ nhất – trong trường hợp này các nguyên lý kế toán và mức sinh lời mong muốn của người nhận dịch vụ được đưa ra khi tiến hành phân bổ chi phí.85 Do vậy, khi sử dụng phương pháp gián tiếp người nộp thuế cần chứng minh được một số vấn đề sau đây:86

- Lợi nhuận có thể thấy được hợp lý và có thể xác định được;

80 Para 7.24 of the OECD TP Guidelines, 2010

81 Para 7.25 of the OECD TP Guidelines, 2010

82 Para 7.27 of the OECD TP Guidelines, 2010

83 Para 7.25 of the OECD TP Guidelines, 2010

84 Para 7.27 of the OECD TP Guidelines, 2010

85 Para 7.23 of the OECD TP Guidelines, 2010

- Nguyên tắc phân bổ chi phí là: Doanh thu và chi phí phải tương đương (tỷ lệ thuận);

- Phương thức phân bổ tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể và tuân thủ các quy định về thương mại;

- Không có bất cứ kết luận nào về cách ước tính đó không được phép. - Tính toán phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán.

Một phần của tài liệu Chuyển giá pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)