Tổng quan về chuyển giá của các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Chuyển giá pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 58 - 61)

Trách nhiệm xã hội, cụ thể là các hành vi đối với chính sách thuế là một phần trong trách nhiệm xã hội của các MNE nói chung và tại các quốc gia đang phát triển nói riêng. Theo ước tính hàng năm các MNE đóng góp khoảng 750 tỷ USD cho các quốc gia thông qua việc nộp thuế.126 Vấn đề đặt ra là làm thế nào chính sách thuế thoả đáng cho cả chính quyền và người nộp thuế - “cơ sở hạ tầng” về thuế tại các nước đang phát triển phải minh bạch là mong muốn của các MNE.

Theo ước tính của UNCTAD, hàng năm các nước đang phát triển thất thu khoản 100-300 tỷ USD từ hành vi tránh thuế và chuyển lợi nhuận.127 Nếu con số thống kê này chính xác thì đồng nghĩa với ngân sách của các nước đang phát triển nhận được đã bị “mất” hơn 3 lần các khoản viện trợ nhận được – chắc chắn các nước không thể chấp nhận điều này. Hậu quả của việc giảm các khoản thu về thuế càng gia tăng hơn khi chính phủ các nước “chạy đua” trong chính sách ưu đãi thuế cho các công ty MNE (công ty càng lớn càng có nhiều ưu đãi thuế).

126 UNCTAD, World Investment Report, 2015

Tỷ lệ thuế suất sẽ giảm nếu kết hợp các nền kinh tế - cho nên các công ty có thể tránh thuế thông qua các trung tâm tài chính ở nước ngoài hoặc các quốc gia “thiên đường thuế” nhằm cắt giảm doanh thu nội địa. Cách làm này hoàn toàn hợp pháp, chỉ là không đúng nếu xét dưới góc nhìn của đạo đức kinh doanh. Tránh thuế trong trường hợp này được đặc ra là vấn đề của toàn cầu.128 Bên cạnh đó, khi đề cập đến vấn đề Thuế của các quốc gia đang phát triển có thể kể đến một số vấn đề sau:

- Thái độ tiêu cực của cơ quan thuế địa phương với các doanh nghiệp MNE; - Bộ máy tổ chức quá cồng kềnh và quan liêu của cơ quan thuế, và rất khó có thể liên hệ với người có thể hướng dẫn hoặc xử lý một vấn đề nào đó;

- Thủ tục xử lý khiếu nại mất thời gian và chi phí; - Luật thuế đa nghĩa, phức tạp và thay đổi rất nhanh; - Tham nhũng trong bộ máy nhà nước;

- Yếu kém trong năng lực của Cơ quan thuế địa phương, đặc biệt là liên quan đến chuyển giá và các hiệp ước về thuế.

Thực tế cho thấy rất khó thiết lập mối quan hệ tốt và minh bạch với cơ quan thuế địa phương tại những nước đang phát triển – điểm này có thể thấy tương phản khá rõ với các nước có nền kinh tế phát triển.

Chuyển giá tại các nước đang phát triển

Chuyển giá là hành vi gây ra rủi ro cho nền kinh tế (có thể xem là hành vi trốn thuế) tại các nước đang phát triển – đây gần như là nhận thức của không chỉ cơ quan thuế. Các nước này rất mong muốn kiểm soát được rủi ro như là các nước phát triển, đồng thời không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, và trên hết là “bảo vệ” các căn cứ tính thuế. Tuy nhiên, một điểm khá bất lợi cho các nước đang phát triển ngoài căn cứ tính thuế còn ở tình trạng “thô sơ” thì các khoản viện trợ nhận được từ các nước phát triển không nhỏ nhưng cũng là yếu tố góp phần vào trở ngại nếu muốn làm giảm rủi ro do chuyển giá. Do đó, nhiều quốc gia đang phát triển thiếu kinh nghiệm trong đối phó với chuyển giá và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn về thuế nên có lẽ vậy hành động “gia tăng” các thủ tục hành chính về thuế được xem là giải pháp hữu hiệu để giảm rủi ro. 129

128 Tax Havens : “

129Organisation for Economic Co-operation and Development (OCECD), 2012, Transfer pricing and developing countries, in Dealing Effectively with the Challenges of Transfer Pricing. Paris: OECD, pp 68

Để đảm bảo mục đích trao đổi thông tin hiệu quả và có thể yêu cầu các tài liệu liên quan đến các MNE khi điều tra về chuyển giá, các quốc gia đang phát triển có xu hướng ký kết các hiệp ước tránh đánh thuế hai lần với các đối tác thương mại (Việt Nam hiện ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với 75 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới). 130 Đồng thời, các quốc gia đang phát triển cũng mong muốn sử dụng các hướng dẫn về chuyển giá của OECD nhằm “tranh thủ sự đồng thuận” của các quốc gia thành viên OECD trong việc ngăn chặn chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhưng cũng muốn kiểm soát luôn tránh đánh thuế hai lần đối với MNE.

Theo kinh nghiệm của một chuyên viên của Cơ Quan Thuế Châu Phi trong lĩnh vực chuyển giá khi tiến hành thu thập thông tin chi phí quản lý như sau:

“Chi phí quản lý là một trong nhiều cách các MNE đang sử dụng nhằm giảm thuế phải nộp tại các quốc gia Châu Phi. Thường các khoản phí này không có mối quan hệ nào đến chi phí thực tế của việc cung cấp các dịch vụ quản lý, nhưng nó được tính theo mộ tỷ lệ nhất định theo doanh thu (tỷ lệ này thường không thay đổi). Các tổng hành dinh của MNE sẽ tính phí thông qua các hoá đơn gửi cho thành viên MNE là pháp nhân tại các quốc gia (Châu Phi), đó được xem là bằng chứng của phân bổ chi phí. Các pháp nhân là thành viên MNE tại các quốc gia sẽ không có quyền truy cập các thông tin từ tổng hành dinh đó là câu trả lời trong trường hợp Cơ quan thuế có yêu cầu xem Báo cáo tài chính để xác nhận việc phân bổ chi phí. Do vậy, chắc chắn người nộp thuế tại Châu Phi đã trả chi phí cao hơn thực tế pháp nhân đã sử dụng cho dù cách tính phí có bằng phương pháp trực tiếp”.131

130 http://www.gdt.gov.vn/wps/wcm/connect/gdt+content/sa_gdt/tqt/hdt/6d83e8ba-c39e-4c83-9a4e- 893b292db7f2;

131 Organisation for Economic Co-operation and Development (OCECD), 2012, Transfer pricing and developing countries, in Dealing Effectively with the Challenges of Transfer Pricing. Paris: OECD, pp 68

“Management fees are one of the many ways that multinational entities are using to reduce taxable profits in African countries. Usually these fees have no relationship with the actual cost of providing any management services but are just expressed as a fixed percentage of revenues. When questioned about the justification of the fees, the multinational entities provide a figure of head office expenses that has been apportioned to the entity which eventually bills the African entity. When requested to provide the trial balances of the head office so that the tax administration can apply its mind to the expenses apportioned, a multinational’s subsidiary or branch says that it does not have access to that information. The conclusion the taxpayers make is that even if a direct method of charging the African entity was used, the results would have been the same or an even higher charge could have been made to the African entity”

“Thường chi phí quản lý sẽ được tính tại nơi người chủ có thẩm quyền quản lý và điều hành trực tiếp – tức là các khoản phí quản lý có thể nhìn thấy được có bị trùng lắp hay không thông qua các dịch vụ được cung cấp nhưng các công ty MNE chỉ giải thích chứ không chứng minh bằng bằng chứng. Các kiểm toán và thanh tra đôi khi không thể chắc chắn được các tiêu thức áp dụng khi phân bổ nên cũng không thể kết luận là giải thích có đúng không. Hợp đồng là cơ sở pháp lý để thanh toán các khoản chi phí quản lý phát sinh, nhưng giá trị thật về sự đóng góp vào giá trị tăng thêm của công ty mẹ hay các bên liên kết thì không thể “thấy” được, và điều này cũng không nằm trong phạm vi công việc của hợp đồng đã ký giữa các bên có mối quan hệ liên kết”.132

Nhận định bên trên đã chỉ ra một vấn đề chuyển giá mơ hồ như thế nào và đặc biệt đối với các khoản chi phí quản lý phát sinh cũng như thiếu sót thông tin thương mại đạt tiêu chuẩn của các quốc gia đang phát triển, đây là thách thức không nhỏ đối với cơ quan thuế của các quốc gia.

Một phần của tài liệu Chuyển giá pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)