Dịch vụ on-call (dịch vụ phụ trợ)

Một phần của tài liệu Chuyển giá pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 38 - 39)

Một vấn đề khác phát sinh trong cung cấp dịch vụ nội bộ: dịch vụ “on-call”. Bản chất của dịch vụ “on-call” là dựa trên nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp MNE thông qua các trung tâm hỗ trợ, các dịch vụ sẽ được cung cấp trong nội bộ theo yêu cầu của các thành viên MNE bất cứ khi nào (không loại trừ ngày nghỉ,ngày lễ…). Dịch vụ của các trung tâm này khá đa dạng: pháp lý, tài chính, thuế …. Vấn đề được đặt ra ở đây liệu có thể có khoản chi phí nào được tính khi tách các dịch vụ được cung cấp vì mục tiêu dài hạn (có bất cứ chi phí nào được tính thêm vào chi phí của dịch vụ thật đã được thực thực hiện)? Theo hướng dẫn của OECD, việc tách phần dịch vụ “on-call” ra khỏi dịch vụ chính được cung cấp là cần thiết – vì phần này chỉ là kiến thức phổ thông, chi phí của các dịch vụ dạng này thường đã được tính theo dịch vụ chính, chỉ là phần dịch vụ này sẽ được cung cấp cho bên mua dịch vụ bất cứ khi nào cần. Các dịch vụ trọn gói của pháp lý, tài chính, kỹ thuật… có bản chất: không nhất thiết có tiêu chuẩn đánh giá; có thể thay

đổi các điều khoản tổng số, thường xuyên, trọng yếu …từ năm này qua năm khác. Do đó, việc cần làm là xác định những hoạt động được gọi là dịch vụ “on-call” trong các hợp đồng cung cấp dịch vụ nội bộ MNE; đồng thời khoảng cách địa lý của trung tâm cung cấp dịch vụ và đơn vị sử dụng dịch vụ thường khá xa nên các dịch vụ “on-call” có thể không bao gồm trong các hợp đồng dịch vụ - nhằm đảm bảo sự tiện lợi nên các công ty thành viên MNE có xu hướng sử dụng các dịch vụ “on-call” tại các nước sở tại. Có thể thấy thông qua tình huống thường gặp tại Việt Nam: các công ty cung cấp máy móc thiết bị - nhất là các thiết bị mang tính đặc thù dùng trong sản xuất; hợp đồng thường được tách phần chi phí dịch vụ bảo hành cho phía pháp nhân tại Việt Nam thực hiện, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhận biết là hợp đồng mua bán đã không bao gồm phần chi phí này khi mà tất cả các chứng từ “trưng ra” cho cơ quan thuế đều không thể hiện bất cứ thông tin nào liên quan. Vì lý do đó, để xác định các dịch vụ “on-call” có được cung cấp theo các hợp đồng dịch vụ trong nội bộ MNE không cơ quan Thuế cần xem xét các khoản phát sinh lợi nhuận trong vòng vài năm – do dịch vụ “on-call” mang tính thất thường (nên việc chỉ kiểm tra trong một năm tài chính và cho kết luận là không có căn cứ.)78

Tóm lại, muốn đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ trong nội bộ thành viên MNE cần thiết phải đặt hoạt động đó vào hoàn cảnh đó là giao dịch của pháp nhân độc lập, tiến hành xem xét đối chiếu trên cơ sở có đầy đủ bằng chứng chứng minh số tiền doanh nghiệp sẵn sang chi trả khi sử dụng dịch vụ, hoặc nếu sử dụng các nguồn lực nội tại của chính doanh nghiệp. Việc chia tách hay kết hợp chi phí căn cứ vào thức tế và tiến hành theo hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Chuyển giá pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)