Lời văn nghệ thuật 1 Lời tác giả

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 73 - 79)

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

74

Theo khảo sát chúng tôi thấy, lời tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải cũng được sử dụng khá nhiều. Nhưng khác với Nguyễn Huy Thiệp, nó thường dài dòng và xuất hiện một chiều, ít có sự thay đổi điểm nhìn. Trong khi đó, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, lời tác giả khá phong phú và đa dạng, nó vừa gần gũi đời thường lại vừa có sức gợi lớn. Và nó tạo ra được nhiều điểm nhìn trần thuật với giọng kể khách quan không bị ràng buộc bởi câu chữ.

3.3.2. Lời nhân vật

Lời nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thường được gọt giũa rất cẩn thận, nhân vật ít khi buông những lời tục tĩu. Điểm này không phải là chúng tôi muốn ca ngợi những yếu tố tục trong văn chương mà để thấy rằng văn của Nguyễn Khải nằm trong quy phạm truyền thống. Còn Nguyễn Huy Thiệp thì có một cách quan niệm khác đó là những cái tự nhiên trong văn học hiện sinh phá vỡ tính quy phạm truyền thống.

3.3.3. Sự kết hợp các yếu tố của lời văn nghệ thuật

Cả hai nhà văn đều có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời tác giả và lời nhân vật. Nếu như ở Nguyễn Khải lời tác giả và lời nhân vật luôn có sự trau chuốt về mặt ngôn từ, giọng văn thì trầm ngâm suy tưởng. Còn Nguyễn Huy Thiệp thì các yếu tố của lời văn nghệ thuật này có đặc điểm riêng đó là hết sức tự nhiên như ngôn ngữ ngoài đời. Do vậy, nên cảm giác chung khi đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là bị cuốn vào những chi tiết, những hình ảnh kế tiếp nhau. Do vậy mà người đọc nhiều lúc thấy mơ hồ khó hiểu nhưng có sức ám ảnh lạ kỳ.

Như vậy, qua so sánh nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp với nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Khải về các yếu tố: Hình thức kể chuyện, các biện pháp nghệ thuật thể hiện, lời văn nghệ thuật, chúng ta thấy: Nguyễn Huy Thiệp đã có những cách tân trong nghệ thuật kể chuyện của mình. Ngay

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

75

cả khi sử dụng lối kể chuyện trong truyền thống, Nguyễn Huy Thiệp cũng có những cách tân riêng. Ông xứng đáng là người đi đầu trong công cuộc đổi mới của văn chương đương đại.

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

76

Phần kết luận

Như vậy, với một điều kiện còn hạn hẹp về thời gian, hạn chế về những tài liệu tham khảo và về trình độ của một người bước đầu tập làm nghiên cứu, khoá luận với đề tài: Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi hy vọng góp một phần dù rất nhỏ vào sự đánh giá chung về tác giả Nguyễn Huy Thiệp qua việc xem xét nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của ông. Những tìm hiểu đó được dựa trên một số cơ sở lí thuyết về lí luận nghệ thuật kể chuyện. Toàn bộ khoá luận của chúng tôi có thể được cô đọng lại trong những kết luận dưới đây.

1. Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có vị trí rất quan trọng trong nền

văn học Việt Nam hiện đại. Tầm vóc đó trước hết thể hiện ở nghệ thuật kể chuyện độc đáo thu hút đông đảo độc giả bởi nó có sức lôi cuốn và ám ảnh

lạ kỳ.

2. Trên cơ sở những lí thuyết cần và đủ đã được phân tích, chúng tôi tiến hành khảo sát cụ thể và sinh động những thủ pháp nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở ba phương diện:

2.1. Sử dụng hình thức kể chuyện phong phú và đa dạng với hình thức tác giả kể chuyện, nhân vật kể chuyện đã luân phiên và tạo ra được nhiều điểm trần thuật khác nhau để xây dựng lên các sự kiện xảy ra như cuộc sống hàng ngày luôn trôi chảy vĩnh viễn tất cả đều dở dang, tất cả đều vô tận.

2.2. Các biện pháp nghệ thuật thể hiện.

Đây là mặt hình thức có vai trò lớn được nhà văn sử dụng khi kể chuyện. Nó với hệ thống bảy biện pháp nghệ thuật: kể, tả, đối thoại, độc thoại, tâm tình, triết lí bàn luận, xung đột kịch tính cho phép thể hiện thành công nghệ thuật kể chuyện. Nguyễn Huy Thiệp đã khéo kết hợp các biện pháp này khi kể chuyện làm cho câu chuyện hiện lên hấp dẫn không hề nhàm chán.

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

77

Trong đó nổi bật lên là biện pháp kể - nó nổi bật lên như một phương thức kể chi phối đến toàn bộ nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp, đó là lối kể chuyện khách quan lạnh lùng, câu chuyện hiện lên như có thực ở cuộc sống.

2.3. Lời văn nghệ thuật.

Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là yếu tố quan trọng để tổ chức lên các điểm nhìn trần thuật. Mọi lời văn đều của một chủ thể phát ngôn, bởi vậy nó luôn thể hiện một điểm nhìn nhất định - đó vừa là điểm mạnh, vừa là giới hạn của lời nói. Nhờ các tổ chức điểm nhìn trần thuật này mà trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người ta nghe thấy những hoà âm của cuộc sống cùng vang lên.

3. Khẳng định nét đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp qua so sánh với nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải để thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp. Ông vừa kế thừa của lịch sử lối viết truyện truyền thống lại vừa có những sáng tạo riêng. Do vậy khi đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cần có những cách tiếp cận riêng mới thấy được sức hấp dẫn trong các sáng tác của ông.

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

78

Tài liệu tham khảo

1. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục.

2. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học.

3. Nguyễn Văn Đông (2006), Lời tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Báo văn học tuổi trẻ số 5.

4. Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục. 5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004),

Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

6. Phùng Minh Hiến (2002), Nghệ thuật một loại hình văn hoá đặc biệt, Nxb Văn hoá thông tin.

7. Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩm văn chương một sinh thể nghệ thuật, Nxb Văn hoá thông tin.

8. Nguyễn Khải (2002), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn. 9. Khrapchenko, MB (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát

triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới.

10. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy,

Nxb Giáo dục.

11. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, Nxb Văn hoá.

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

79

13. Nguyễn Xuân Nguyên (Sưu tầm và biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hoá thông tin.

14. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 15. Trần Đình Sử (chủ biên) (2003), Tự sự học, Nxb Đại học sư phạm. 16. Nguyễn Huy Thiệp (2003), Truyện ngắn, Nxb Văn học.

17. Bích Thu (1997), Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mươi đến nay, Tạp chí văn học số 10.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)