Theo dõi truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc luôn luôn bị thu hút bởi sức hấp dẫn của lời thoại nhân vật. Qua đối thoại các nhân vật hiện lên rõ nét và sinh động về giai cấp, lứa tuổi, giới tính, tính cách. Nhìn vào cấu trúc đối thoại của Nguyễn Huy Thiệp ta thấy ông ít khi kéo dài các trường đoạn tâm lí theo lối phân tích kể lể. Nhịp điệu của lối thoại gọn, nhanh, không cần bất cứ sự che chắn, trợ giúp ngoài ngôn ngữ nào. Lối dẫn truyện cũng bị gọt tỉa đến mức tối đa. Và hiệu quả của nó là đưa người đọc hoà nhập với cuộc thoại như chính mình cũng tham gia vào cuộc thoại vậy.
Trong truyện Tướng về hưu thì lời thoại trong truyện chiếm 1/3 truyện. Và đặc biệt bàn về yếu tố lời dẫn truyện kết hợp với lối thoại trong truyện ngắn này Nguyễn Thị Hương đã cho rằng: “Đây không phải là một cách tân táo bạo cho văn phạm Việt cũng không phải là thuật tung hoả mù vào sự chú ý của người đọc. Mạch đi dứt khoát dồn dập như tốc ký của truyện đã không bị ngắt đứt vì không vướng phải: “Hai chấm xuống dòng, gạch ngang đầu dòng” (13,tr53).
Khoá luận tốt nghiệp
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
30
Xuyên suốt tác phẩm lối dẫn truyện để nối kết các lời nhân vật được lặp đi lặp lại bởi những cụm từ: “Cha tôi bảo”, “vợ tôi bảo”, “tôi bảo”, “cha tôi nói”, “vợ tôi nói” … tạo nên một nét riêng của nhà văn này.
Là một ông tướng về hưu, ông Thuấn cũng không đối thoại nhiều nhưng qua lời thoại chúng ta có thể nắm bắt về con người của ông khá rõ. Ông Thuấn là thiếu tướng về hưu nên về nhà ông vẫn rất khuôn phép và có phần cổ hủ so với thời cuộc, những lối sống đạo đức chân lí gắn với con người ông. Khi thấy con dâu nấu cám cho chó bằng nhau thai nhi ông rất bất bình: “Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này” (16,tr20). Khi Khổng suốt ngày mang thơ đến cho con dâu thì ông cũng không thể chấp nhận được: “Thằng Khổng sang chơi từ chập tối. Nó với vợ mày cứ rúc rích với nhau bây giờ chưa về” (16,tr26). Và thấy con trai không phản đối gì ông cũng bực cả con: “Anh nhu nhược nguyên do là anh đếch sống được một mình”. Tôi bảo: “Không phải cuộc đời nhiều trò đùa lắm”. Cha tôi bảo “Anh cho là trò đùa à?”. Tôi bảo: “Không phải trò đùa, nhưng cũng không nghiêm trọng”. Cha tôi bảo: “Sao tôi cứ lạc loài” (16,tr21). Lời thoại của ông Thuấn rất chân thực mang tính mực thước của thiếu tướng và ông cũng bộc bạch sự lạc lõng của ông trong chính ngôi nhà của mình.
Đối lập với bố chồng, Thuỷ là một người rất hiện đại hoà nhập với thời kì mở cửa. Qua đối thoại góp phần không nhỏ tới việc thể hiện con người cô. Trước hết đối thoại làm rõ nghề nghiệp của Thuỷ: “Chuyện ấy là thường. Bây giờ làm gì còn trinh nữ nữa. Con làm ở bệnh viện sản, con biết” (16,tr26). Bố chồng về nghỉ hưu nhưng muốn làm việc giúp ông Cơ và cô Lài, cô tỏ ra cương quyết: “Cha là tướng, cha về hưu, cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ”. Khi khách đến chơi nhiều Thuỷ cũng cảnh giác cha: “Đừng mừng… họ chỉ nhờ vả” (16,tr17). Khi mẹ chồng mất Thuỷ đảm đương công việc ma chay và đây cũng là lúc cô bộc lộ rõ con người
Khoá luận tốt nghiệp
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
31
mình: “Em tính ba chục mâm, tám trăm đồng một mâm, ba tám hai tư. Hai nghìn tư, phụ phí sáu nghìn. Việc mua bán em lo. Cô giao cho cô Lài. Đừng nghe ông Bổng, lão ấy đểu lắm”. Tôi bảo: “Ông Bổng cầm bốn nghìn rồi”. Vợ tôi bảo: “Thôi coi như trả công lão ấy tốt nhưng nghèo” (16,tr23). Thuỷ tỏ ra rất tháo vát và có đầu óc kinh tế nhưng không bị đồng tiền chi phối đến mức không còn tình nghĩa. Thuỷ vẫn kính trọng bố mẹ chồng, với kẻ ăn người ở Thuỷ cũng rất tốt. Khi cha con ông Cơ về thăm quê, vợ tôi hỏi: “Thế hai cha con có bao nhiêu tiền?”. Ông Cơ bảo: “Cháu có ba nghìn, ông cho hai nghìn là năm”. Vợ tôi bảo: “Được, đừng lấy hai nghìn của ông, tôi bù cho hai nghìn ấy, lại cho thêm năm nghìn” (16,tr21). Thủy là con người hoàn toàn của cuộc sống hiện đại.
Trong khi đó người trụ cột gia đình là Thuần thì anh lại không có được tính quyết đoán như vợ và cũng không có đầu óc làm kinh tế như vợ. Do đó, mọi việc trong nhà anh đều không tự quyết định được mà luôn luôn: “Để con hỏi Thuỷ”. Ngay cả khi lo đám tang cho mẹ Thuần cũng chỉ là người đứng ở ngoài: Ông Bổng hỏi tôi: “Nhà này ai chủ trì kinh tế?”.Tôi bảo: “Vợ cháu”…
(16,tr23). Mặc dù là một kĩ sư có tấm lòng phụng thờ cha mẹ nhưng anh lại là người chồng nhu nhược. Do vậy khi vợ có tư tưởng ngoại tình anh cũng không dám lên tiếng mà chỉ bảo với cha: “Cha đi ngủ đi, để ý làm gì” (16,tr26). Đối thoại đã làm cho nhân vật “tôi” nổi rõ con người cũng như tính cách của mình. Thuần luôn sống dựa vào sự lo toan của vợ nên anh cũng không có cái nhìn thực tế với cuộc sống.
Trong truyện còn nhân vật ông Bổng cũng rất đáng chú ý: “Ông Bổng hỏi: “Ván mấy phân?”. Tôi bảo: “Bốn phân”. Ông Bổng bảo: “Mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván” (16,tr230). Khi đưa đám ma ông Bổng cũng thản nhiên như không: “Các bố ơi! Đi đi còn về nhắm...Bao giờ tôi chết, đô tùng của tôi toàn dân cờ
Khoá luận tốt nghiệp
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
32
bạc, cỗ không thịt lợn mà thịt chó”. Cha tôi bảo: “Chú ơi, lúc này mà chú đùa à?”. Ông Bổng lại khóc: “Chị ơi chị đánh lừa em chị đi…” (16,tr24). Qua đối thoại cho thấy ông Bổng là người rất tính toán, tham của cải vật chất, rất độc mồm nhưng cũng thấy ông rất quan tâm và sống nhiệt tình với con cháu mặc dù nếu có lợi nhuận thì lão còn nhiệt tình hơn nữa. Cuối truyện lại cho thấy ông là người hết sức lãng mạn: “Nước mình thật đẹp như tranh. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao phải yêu đất nước. Chứ ở quê ta, dù ngay Hà Nội có văn minh thật, tôi chẳng thấy yêu gì cả”. Vợ tôi bảo: “Tại chú quen đấy, ở nơi khác cũng thế họ lại thấy yêu Hà Nội” Ông Bổng bảo: “Thế là nơi này yêu nơi kia, người này yêu người kia. Tất cả đều đất nước mình, nhân dân mình cả. Vậy thì đất nước muôn năm, nhân dân muôn năm! Hoan hô đèn cù” (16,tr29).
Ngoài ra bằng đối thoại ông Cơ và cô Lài cũng hiện lên mình là người giúp việc: Cô Lài cười thỏn thẻn: “Chẳng phải, Mợ mới xinh nhất”. Vợ tôi bảo: “Em đi chú ý đỡ ông khi tàu xe”. Cha tôi bảo: “Hay thôi không đi”. Ông Cơ giẫy nảy: “Chết, cháu điện rồi, mang tiếng chết” (16,tr21).
Đối thoại cũng giúp phân biệt người lớn và trẻ nhỏ. Cái Mi và cái Vi trong truyện cũng có những câu hỏi rất hồn nhiên: Cái Mi hỏi: “Ông đi ra trận hả ông?”. Cha tôi bảo: “ừ”. Cái Vi hỏi: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông?” (16,tr28).
Như vậy qua đối thoại ta nắm bắt được những giai cấp, nghề nghiệp khác nhau: Kỹ sư, bác sĩ, hưu trí, nông dân, người làm công, rồi già, trẻ, nam nữ cùng với những tính cách khác nhau được thể hiện rất rõ nét.
Trong Những người thợ xẻ đối thoại cũng làm cho các nhân vật hiện lên rõ nét tiêu biểu là nhân vật Bường, Bường luôn tỏ ra là người quyết đoán, tương xứng với vai trò của người đội trưởng: Anh Bường đi theo chị Thục lát sau về bảo: “Mai quân ta kéo vào Tạ Khoang”. Chị Thục bảo: “Em chịu bác Bường, bác nhũn thật đấy. Anh Chỉnh này, có ai xẻ gỗ rừng lại đi tính như
Khoá luận tốt nghiệp
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
33
ông thợ mộc mướp này không? Thợ nông trường còn có gạo cấp, còn các bác là dân tự do lấy gì mà ăn”. Anh Bường bảo: “Bí kế phải nhận thôi, tôi cũng chẳng nhũn gì đâu. Kéo cưa lừa xẻ mà…” (16,tr100). Qua đối thoại Bường hiện lên là người dám làm dám chịu, anh có thể làm mọi thứ kể cả việc không chính đáng để kiếm tiền: “Theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra đợt xẻ này phải đạt từng này…từng này tiền…ký với tay Thuyết, hoá ra bọn mình lỗ 70%. Được cái tao đã linh động bán đi 12 cái cột với bảy hộp gỗ, được từng này…từng này tiền. Hoá ra so với chỉ tiêu, bọn mình vượt 220%. Đời son thật! Thế mới gọi là hạch toán kinh tế chứ” (16,tr112). ở con người Bường hội tụ những đặc điểm của một con người đời thường nhất. Bởi vậy nên ngay lúc bình thường anh cũng có giọng điệu của riêng mình, Anh Bường thức dậy bảo: “Này công tử bột, nhớ nhà hả?”. Tôi bảo: “Không, con hoẵng nó kêu thương quá. Nó lạc mẹ hay sao hả anh?”. Anh Bường bảo: “Mày không nên đa cảm như thế. Cuộc đời còn cực nhọc lắm con ạ. Chúng ta phải làm kiệt sức để kiếm miếng ăn, đa cảm làm yếu người đi. Ngày mai khối lượng công việc rất nặng…”. Bường không mơ mộng, anh sống rất thực tế, nhưng Bường cũng là người xông pha, chăm chỉ có trách nhiệm với những anh em trong đội của mình. Mặc dù lúc giận Bường đã để cưa cắt vào chân Ngọc để sau đó anh đã khóc vì thương bạn. Khi được vợ chồng anh Chỉnh giúp đỡ, Bường trả công họ bằng những gì mình có tức là gỗ xẻ ra và ép họ nhận bằng được. “Thế là chị thông cảm cho chúng em rồi. Bà chị không coi chúng em là súc vật! Chúng em mắc nợ nghĩa tình thì khốn nạn lắm” (16,tr111).
Cũng trong Những người thợ xẻ nhân vật Ngọc lại khác hoàn toàn. Ngọc luôn mơ mộng về quá khứ tình yêu, sự lãng mạn. Do vậy mà Ngọc đối thoại không nhiều bằng Bường nhưng qua đó cũng thể hiện một phần con người Ngọc: “Hoẵng nó kêu suốt đêm…Bao giờ nó sẽ gặp mẹ …Anh cứ ngủ
Khoá luận tốt nghiệp
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
34
đi. Anh kệ em!. Ngày mai em không làm mất việc đâu” (16,tr103). ở nhân vật Ngọc đối thoại cũng mang theo dòng tâm trạng của mình.
Trong truyện Những bài học nông thôn đối thoại lại mang đậm bản chất của người nông dân chất phác, cần cù: Chị Hiên hỏi tôi: “Hiếu ăn có no không?”. Tôi gật đầu: “Em ăn được bốn bát. ở Hà Nội em chỉ ăn ba bát”. Mẹ Lâm bảo: “Trai tráng ăn bốn bát thì hèn. Ông nhà tôi phải ăn chín bát mới đủ no”. Chị Hiên bảo: “Con chịu u, con chỉ ba bát là hết nước” (16,tr121). Đối thoại cũng làm cho các nhân vật hiện lên suy nghĩ và tính cách của mình. Tiêu biểu là tình yêu nông thôn và những người nông dân của Hiếu và anh Triệu: Anh Triệu bảo: “…Chú ở thành phố thế chú có khinh người nhà quê không?”. Tôi bảo: “Không”. Anh Triệu bảo: “ừ, đừng khinh họ. Với nông thôn tất cả bọn dân thành phố và bọn có học vấn chúng ta đều mang tội trọng. Chúng ta phá tan nát họ ra bằng những lạc thú vật chất của mình, cả giáo dục lẫn khoa học giả cầy, hành hạ bằng luật lệ, lừa bịp bằng tình cảm, bóc lột tận xương tuỷ …”. Bao giờ tôi cũng nói rằng: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn” (16,tr133).
Trong truyện Huyền thoại phố phường, lời thoại khá tự nhiên, mang đặc trưng của người dân thành phố:
“Thoa giơ bàn tay ra trước mặt rồi bỗng giật mình:
- Thôi chết! Cái nhẫn của con vẫn đeo ở đây mà rơi đâu mất! Buổi sáng ngủ dậy còn thấy cơ mà?
- Cha bố cô! Bà Thiều chồm dậy – Chỉ toàn ăn tàn phá hại! Có đi tìm ngay không bà lại cho một trận bây giờ!
Mọi người rối rít. Ông Phúc tỉnh ngủ.Thoa lục lọi tung cả tủ quần áo. Bà Thiều rền rẫm:
- Con với cái! Từ tết đến giờ phá hại năm sáu chục nghìn! Nợ ơi là nợ! Bố mày đang ở nước ngoài chứ ông ấy ở nhà thì ông ấy giết”. (16,tr235).
Khoá luận tốt nghiệp
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
35
Khác với những câu chuyện trước, lời thoại ở đây và lời dẫn thoại lại được tách riêng như trong truyền thống. Điều này cho thấy Nguyễn Huy Thiệp ngoài việc cách tân trong xây dựng đối thoại thì ông cũng sử dụng lối đối thoại của truyền thống để sáng tạo những đoạn thoại đặc trưng. Qua đoạn đối thoại đã vạch trần cái bản chất coi trọng đồng tiền của người dân thành phố mặc dù họ không phải là người xấu.
Như vậy chúng ta thấy ở mảng truyện viết về nông thôn và thành thị tác giả rất chú ý đến đối thoại. Qua đối thoại các nhân vật hiện lên hết sức sinh động và hiện thực. Còn trong mảng truyện “giả lịch sử”, “giả cổ tích” như
Vàng lửa và Những ngọn gió Hua Tát thì đối thoại rất ít xuất hiện. Đây là nét độc đáo riêng của Nguyễn Huy Thiệp. Ông luôn luôn để cho nhân vật của mình đối thoại với những gì là hiện thực của đời sống. Còn những câu chuyện “giả lịch sử”, “giả cổ tích” thì tác giả lại sử dụng rất ít biện pháp này để cho những câu chuyện của mình có tính huyền thoại và trở nên huyền bí.