Biện pháp bàn luận triết lí

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 38 - 40)

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ta thấy ông là người khá ưa triết lí. Các triết lí trong văn ông bộc lộ rất tự nhiên. Và sức hấp dẫn của các triết lí này là nhà văn không khẳng định, không coi đó là những kết luận cuối cùng. Cách viết này hối thúc người đọc bước vào cuộc đối thoại với nhà văn qua trang viết. Có những triết lí của nhà văn về những vấn đề tưởng như rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Trước hết, Nguyễn Huy Thiệp hay triết lí về con người: “Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục. Tâm càng lớn càng nhục”, khi thì ông cho rằng: “Tình mẫu tử là thứ nước mắt chảy ngược vào lòng, nó bào tan nát ruột gan ra, hoặc nó biến thành máu để bắt cơ thể làm việc, buộc phải đẻ ra một sản phẩm vật chất cụ thể thiết thực, không hề phù phiếm” (Những người thợ xẻ). Nguyễn Huy Thiệp cũng luôn quan tâm tới phụ nữ nhưng cách nhìn của ông

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

39

lại rất đặc biệt: “Đàn bà ấy, chúng mày ạ, không bao giờ đặt lòng tin vào chúng. Chúng tàn bạo trong chính sự ngây thơ trong trắng của chúng. Chúng gây cho người ta hy vọng, ham muốn chờ đợi, rốt cuộc ta cứ mòn mỏi đi cho đến khi nhắm mắt xuôi tay” (Những người thợ xẻ). Từ con người cụ thể đến con người chung cộng đồng mà ông chú ý dừng ở những người nông dân: “Đấy. Tất cả dân chúng đông như thế. Họ sống như kiến cả thôi, xắng xở, loanh quanh, kiến ăn chẳng được là bao”. (Những bài học nông thôn). Nguyễn Huy Thiệp không kết luận mà ông cứ đưa ra những nhận xét hết sức tự nhiên qua lời kể của các nhân vật.

Ngoài triết lí về con người, Nguyễn Huy Thiệp cũng có những triết lí rất khác về cuộc sống. Ông cho rằng: “Đời người ta, ai đã chẳng từng săn đuổi bao điều phù du” (Những ngọn gió Hua Tát), hay ông có những triết lí về nghĩa tình cũng rất giản đơn nhưng lại khúc triết: “Nghĩa tình lại chuộc nghĩa tình. Vô sự với tạo hoá, trung thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người” (Những người thợ xẻ). Có lúc ông lại đề cập đến lòng tốt của nhà chính trị: “Lòng tốt lớn của nhà chính trị không chỉ là làm việc thiện với một bộ phận đơn lẻ mà còn là sức đẩy của ông ta với khối cộng đồng” (Vàng lửa).

Chúng tôi muốn lưu ý đến một cảm hứng triết lí khá đậm trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp. Đó là triết lí về văn chương và người nghệ sĩ. Những triết lí này nằm ở nhiều tác phẩm khác nhau mà nó đều có điểm chung là ông đã làm “nhoè” những lời tuyên bố về văn chương và sứ mệnh của nó. Với Nguyễn Huy Thiệp, cái nhìn của ông về văn chương khá “phức tạp”. Khi thì “văn chương là thứ bỉ ổi bậc nhất” (Chút thoáng Xuân Hương), khi thì “Tôi thấy văn chương từa tựa lẽ phải”, khi thì “Văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống. Có thứ văn chương sửa mình. Có thứ văn chương trốn đời, trốn việc. Lại có thứ văn chương làm loạn” (Giọt

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

40

máu). Có lúc ông lại tuyệt vọng: “Tôi thấy buồn vì văn học của ta ít giá trị thật. Nó thiếu tín ngưỡng và thẩm mĩ thực” (Vàng lửa). Với những suy nghĩ về văn chương như vậy, nhiều người cho rằng Nguyễn Huy Thiệp là người cực đoan. Nhưng chúng ta hãy nhìn kỹ lại sẽ thấy không phải ông cực đoan, nông nổi hay nhẫn tâm: “Ông thừa sức viết nên những tuyên ngôn nghệ thuật chừng mực và “chuẩn mực” về cả ngữ pháp lẫn ý tưởng. Chỉ có điều, những tuyên bố như vậy rất dễ rơi vào nhàm nhạt “biết rồi, khổ lắm, nói mãi…” (2,tr162). Nói như vậy để chúng ta thấy rằng những triết lí mà Nguyễn Huy Thiệp sáng tạo ra hoàn toàn độc đáo mặc dù nó hơi “thô” nhưng nó là sự cách tân trong văn chương khác với văn chương trong truyền thống.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 38 - 40)