Biện pháp tả

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 42 - 46)

Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ông cũng sử dụng khá nhiều biện pháp này. Nhưng một điều độc đáo là Nguyễn Huy Thiệp không chú trọng tả diện mạo bên ngoài của nhân vật. Đặc biệt trong mảng truyện về nông thôn và thành thị, các nhân vật được miêu tả rất ít, còn trong mảng truyện viết về huyền thoại và lịch sử thì các nhân vật được tả nhiều hơn một chút nhưng ông cũng không tả chi tiết mà chỉ nói chung chung.

Chẳng hạn như trong truyện Tướng về hưu thì các nhân vật xuất hiện rất nhiều lần nhưng mà chúng ta không hề thấy hình dáng gương mặt của bất kỳ nhân vật nào được miêu tả cụ thể cả. Trong truyện Huyền thoại phố phường nhân vật cũng không được tả về hình dáng bên ngoài xấu hay đẹp mà chỉ có hai lần tác giả nhắc tới cách ăn mặc của họ: “Thoa mặc quần bò, áo phông đỏ, trông lộng lẫy và khá đài các” (16,tr231), hoặc miêu tả bà Thiều: “Bà Thiều nằm trên đi văng, mặc bộ đồ xoa mỏng dính”. Một vài nhân vật

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

43

khác cũng được tác giả nhắc tới hình dáng nhưng cũng rất chung chung: “Phúc là em ruột bà Thiều, làm việc ở xưởng phim truyện. Ông dáng thấp đậm, râu tóc để rất nghệ sĩ. Bó chặt trong bộ quần áo màu ghi cộc tay ba túi trông ông rất khoẻ”. Hay nhân vật Hạnh cũng được tả bằng mấy câu ngắn gọn: “Người này trạc ba mươi tuổi, đôi mắt sáng rực, khoé mép mím lại trông hơi nghiệt ngã. Y mặc bộ đồ bảo hộ lao động” (16,tr232).

Trong mảng truyện viết về nông thôn các nhân vật cũng không được tả nhiều về mặt hình dáng. Trong truyện Những người thợ xẻ các nhân vật được tả rất qua loa: “Chúng tôi gặp ông Thuyết ở đầu ngõ. Tôi rùng mình vì trông thấy khuôn mặt ông ta: mặt đen mà tái, lông mày rậm, răng vẩu mà vàng như răng chó” (16,tr101). Hay tả cô gái mới lớn như Quy, tác giả cũng tả gọn lỏn trong một câu: “Quy trắng hồng, khuôn mặt trông rất dễ ưa” (16,tr102). Và tả hai vợ chồng chị Thục cũng chỉ hết có một câu: “Anh chồng đeo kính, ra dáng trí thức, cô vợ thon thả trắng trẻo, trông rất dễ mến” (16,tr100). Còn trong truyện Những bài học nông thôn thì tả hình dáng nhân vật gần như không có mà ta chỉ thấy có duy nhất một lần hình dáng của chị Hiên và cái Khanh hiện lên qua cảm nhận của Hiếu: “Tôi cứng người vì thấy thân hình chị Hiên với cái Khanh đều tuyệt đẹp. Những đường cong cân đối gợi cảm lạ lùng” (16,tr130).

Như vậy chúng ta thấy tác giả tả rất thực và chỉ tả điểm qua diện mạo bên ngoài của nhân vật trong hai mảng truyện viết về nông thôn và thành thị. Còn trong mảng truyện viết về huyền thoại và lịch sử thì các nhân vật được tả nhiều hơn một chút (gọi là nhiều nhưng cũng chỉ nằm trong lời giới thiệu về nhân vật trong mấy câu đầu mà thôi). Ví dụ: “Sắc đẹp của nàng khắp các mường không ai bì kịp, da trắng như trứng gà bóc, tóc mượt và dài, môi như son đỏ” (Trái tim hổ). Hoặc: “Chàng bị đậu mùa, mặt rỗ chằng chịt. Người Khó dị dạng: hai tay dài chấm đầu gối, đôi chân khẳng khiu, lúc nào cũng như

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

44

chạy” (Trái tim hổ). Và những lời miêu tả cũng rất thẳng thắn: “Người vợ lúc nào cũng âm thầm, im lặng, suốt ngày không hề thấy nói một tiếng. Người chồng cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại, mũi như mỏ chim. Đôi mắt của lão đục và sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo” (Con thú lớn nhất), hay: “Bua là một thiếu phụ duyên dáng. Người nàng cao lớn, đôi hông to khoẻ thân hình lẳn chắc, bộ ngực nở nang mềm mại” (Nàng Bua). Cũng có lúc Nguyễn Huy Thiệp dùng biện pháp tu từ so sánh để tả nhân vật: “Hiếm có người xinh đẹp như E. Lưng như lưng kiến vàng, mắt long lanh như sao Khun Lú” (Tiệc xoè vui nhất).

Ngoài ra trong truyện Vàng lửa biện pháp tả ngoại hình cũng ít xuất hiện. Chỉ xuất hiện điểm vào các chi tiết khác mà rõ nhất là tả nhà thơ Nguyễn Du: “Trước mặt tôi là một người bé nhỏ, mặt nhàu nát vì đau khổ” (16,tr151).

Như vậy, chúng ta có thể nhận xét rằng tả ngoại hình ít được chú ý trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Và chúng ta có thể kết luận rằng Nguyễn Huy Thiệp không coi trọng lắm đến hình dáng bên ngoài. Hay nói cách khác hình dáng bên ngoài không quyết định đến số phận, chiều hướng con đường đời của nhân vật. Trong mảng truyện viết về huyền thoại và lịch sử thì có được chú ý hơn tuy nhiên những hình dáng này cũng không quyết định đến số phận nhân vật. Nếu như văn học truyền thống cho rằng “hồng nhan bạc mệnh” thì ở đây Nguyễn Huy Thiệp không hề khẳng định điều đó tiêu biểu là truyện: Tiệc xoè vui nhất.

Trái lại với tả người, Nguyễn Huy Thiệp chú ý hơn đến tả môi trường sống từ thành thị, nông thôn đến miền núi. Tả từ thiên nhiên cho đến môi trường sống của từng nhân vật đó là mái ấm của họ. Trong Tướng về hưu thì đối thoại chiếm ưu thế cho nên tả cũng được sử dụng xen lẫn với các biện pháp nghệ thuật khác. Đó là tả gia cảnh nhà Thuần, tả cảnh đưa đám ma mẹ

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

45

Thuần. Trong Huyền thoại phố phường tác giả đã tả lại khung cảnh gia đình bà Thiều với những bà bạn, những người bạn đến dự sinh nhật Thoa, cảnh hai mẹ con đi lễ chùa… cũng xuất hiện xen lẫn trong các biện pháp nghệ thuật khác. Còn ở nông thôn thì tác giả chú ý tả thiên nhiên: “Xóm Nhài nằm bên sông Canh, con sông nhỏ, mùa nước cạn, người lội qua sông được”, hay đoạn tả cánh đồng rất đáng yêu: “Cánh đồng đã gặt hết, còn trơ gốc rạ. Phía chân trời, mây cuồn cuộn rực hồng một màu lửa. Mặt ruộng nứt nẻ”. Bên cạnh thiên nhiên bao la ấy tác giả còn tả rất chi tiết căn nhà nơi diễn ra cuộc sống của họ: “Đồ đạc trong nhà chẳng có gì: Giữa nhà kê một hòm gian đựng thóc, hai bên bốn cái giường tre, quần áo vắt trên sào buộc dọc tường. Trang trí duy nhất trong nhà là bức tranh lụa cổ vẽ hình ba ông Phúc, Lộc, Thọ với dăm đứa bé dâng đào. Tranh lồng trong khung kính chăng đầy mạng nhện. Lâu ngày mặt kính mờ đi, trên mặt kính đầy vết cứt ruồi”. Hay một cảnh khác: “Trong nhà chỉ thắp một ngọn đèn dầu bé tí. Cối giã gạo làm bằng cây gỗ nặng dài hai mét rưỡi, đầu cối có vỏ bịt sắt, ở giữa có cái chốt để người đứng giã dùng sức mạnh chân mình đè lên” (Những bài học nông thôn). Cảnh miền núi cũng được Nguyễn Huy Thiệp rất quan tâm: “Hai bên bạt ngàn là ngô và bông. Những dãy núi đá vôi trập trùng cao ngất. Chúng tôi đi men ở dưới chân núi, vừa bé nhỏ, vừa cô đơn lại liều lĩnh mà bất lực, thậm chí vô nghĩa nữa. Bạt ngàn là hoa ban trắng, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng. (Những người thợ xẻ). Hay có những cảnh thiên nhiên Tây Bắc rất trữ tình: “Bản Hua Tát ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ nước gần như không bao giờ cạn. Xung quanh hồ, khi thu đến hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt… Thung lũng Hua Tát ít nắng. ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật thì chỉ nhìn thấy những nét nhoà nhoà đại thể mà thôi” (Những ngọn gió Hua Tát)..

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

46

Từ việc miêu tả khung cảnh môi trường sống, rồi hoàn cảnh sống cụ thể của từng nhân vật chúng ta thấy Nguyễn Huy Thiệp rất quan tâm đến bản thân con người. Và ông cho rằng số phận của con người không bị quy định bởi diện mạo, hình dáng bên ngoài mà chịu chi phối của hoàn cảnh sống. Nó có thể rất rộng như môi trường nông thôn, thành thị, miền núi…góp phần tạo nên bản chất con người khác nhau. Người nông dân thì chất phác, thật thà, người miền núi thì hiền hậu, chăm chỉ, người thành thị luôn quay cuồng trong guồng máy kinh tế. Hẹp hơn nó là môi trường cơ quan, môi trường gia đình… ở từng cơ quan khác nhau thì bản chất con người khác nhau. Chẳng hạn như trong

Tướng về hưu, ông Thuấn mang tác phong quân đội nên rất liêm khiết, còn Thuỷ – một bác sĩ khoa sản lại muốn làm giàu bằng chính cái nghề của mình. Hay trong môi trường gia đình khác nhau thì cũng tạo ra những con người khác nhau. Ví dụ như sự khác biệt giữa những con người tri thức trong gia đình Thuần với những người trong gia đình ông Bổng (Tướng về hưu).

Ngoài việc tả hình dáng và khung cảnh, Nguyễn Huy Thiệp cũng chú ý tả hành động của nhân vật và nó tập trung nhiều trong các truyện ngắn của ông. ở cả ba mảng truyện khác nhau các nhân vật đều hành động và nó được tả khá cụ thể chi tiết: “Họ khênh quan tài hồn nhiên như việc bình thường vẫn làm, như khênh cột nhà. Vừa đi vừa nhai trầu, hút thuốc, tán chuyện” (Tướng về hưu). Và hành động của các nhân vật đều hết sức tự nhiên như con người ngoài đời bước vào trong trang sách.

Như vậy, biện pháp tả của Nguyễn Huy Thiệp khá độc đáo. Ông không tả điểm xuyết, cũng không đặc tả… mà tả cụ thể, chi tiết gắn với hoàn cảnh nhất định để làm nổi bật con người và cuộc sống của họ.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 42 - 46)