Biện pháp để nhân vật tâm tình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 35 - 38)

Như chúng ta biết, các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là những nhân vật đa chiều cho nên biện pháp tâm tình cũng không phải là biện pháp mà tác giả sử dụng nhiều. Mặc dù vậy tác giả sử dụng nó để làm rõ cách nhìn của các nhân vật với cuộc sống. Đó là những cách nhìn hết sức hiện đại.

Trong truyện Những người thợ xẻ, biện pháp tâm tình được thể hiện qua nhân vật Bường. Đó là những nhận xét trong thâm tâm Bường với cuộc sống: “Cái tên hiệu nó ghê lắm nhé. Vùng ma thiêng nước độc thì tên Tương Lai, Bình Minh, Tân Lập, Đoàn Kết, Tự Cường! Kêu cứ như chuông! Mấy thằng bán quán, khách vào thì chém cổ lại đặt tên là Bình Dân với Thanh Lịch! Còn mấy thằng bán thuốc bắc nạo thai con gái lại đặt tên là Hồi Xuân với Cứu Thế! Văn học nước mình rôm rả thật” (16,tr99). Đó là những lời

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

36

nhận xét bộc lộ thái độ của Bường với những cái tên quán, còn đối với chính trị thì Bường cũng bộc lộ thẳng thắn: “Lao động chân tay, em ạ, không thể lấy chính trị động viên được, chỉ lấy tiền và gái thôi, đấy mới là thuốc bổ chứ. Chủ nghĩa tư bản nó có cái đểu, là lấy tiền và gái để bóc lột giá trị thặng dư, nó làm cho các bác vô sản nhà ta mất hết của cải và tinh lực. Đả đảo chủ nghĩa tư bản thối nát!” (16,tr105). Khi nói chuyện với Ngọc sau khi hai người đánh nhau, Bường nói nhưng mang bầu tâm sự về chiến thuật đánh nhau. “Bậc cao thủ đánh nhau kiểu khác. Khi kẻ địch ra đòn, bậc cao thủ tìm cách hoà kết năng lượng của chính kẻ địch với mình. Tất nhiên, điều ấy phải được thực hiện bằng các động tác kỹ thuật. Bậc cao thủ dẫn dắt kẻ địch theo những vòng tròn. Vòng tròn bao giờ cũng là mô hình tuyệt hảo nhất trong toàn bộ không gian sống. Thay cho việc dùng sức giải toả mâu thuẫn, bậc cao thủ buộc kẻ địch hiểu rằng chỉ có nhẹ nhàng, mềm mỏng, lịch thiệp, tình thương, hoà hợp yên ổn… mới khép kín được quan hệ giữa những con người và quan hệ giữa từng con người với toàn thế giới. Về kỹ thuật có thể tàn bạo nhưng về chiến lược phải dung hoà, đúng hơn là phải ổn định, cân bằng. Đấy là toàn bộ lí luận của bậc cao thủ” (16,tr115). Tâm tình trong truyện làm cho nhân vật Bường hiện lên rõ nét hơn. Đó là con người không chỉ biết tính toán lợi ích kinh tế mà cũng có những tâm sự về cuộc sống về cách nhìn của mình với cuộc sống.

Nếu như tâm tình trong Những người thợ xẻ là lời của Bường - một tay chợ búa thì trong Những bài học nông thôn lại là những lời tâm tình của những người nông dân nên mang giọng điệu của người nông dân: “Chị Hiên thở dài: “Tôi hơn Hiếu ba tuổi. Thế là già rồi đấy. Đàn bà chỉ có một thì. Tôi sợ lắm…” rồi: “Chị Hiên thủ thỉ: “ở nhà quê buồn lắm. Tôi mới được ra Hà Nội mỗi một lần. Hồi ấy chưa lấy chồng, vui vui là, nhưng cứ sợ. Người Hà Nội ai trông cũng ác. Hôm ấy ở bến xe, có ông đeo kính, để râu con kiến, tuổi

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

37

bằng tuổi bố tôi bảo: “Cô em ơi, cô em đi với anh đi”. Tôi sợ quá, tôi bảo: “Ông này hay nhỉ!” Ông ấy cười: “Xin lỗi nhé, tôi tưởng em là bò lạc”.Tôi chẳng hiểu bò lạc là gì. Sau đó anh Tân đi lại, ông này chuồn mất. Tôi kể với anh Tân. Anh Tân sầm mặt lại, bảo: “Bọn thành phố toàn quân mất dạy”. Tôi không biết thế nào, nhưng người thành phố ai nói cũng hay, hơi tí thì xin lỗi” (16,tr125). Chị Hiên liên tiếp tâm sự với nhân vật Hiếu về những suy tư của mình lâu không được thổ lộ: “ở nhà quê sợ nhất là buồn chán. Công việc thì chẳng sợ. Nhiều khi buồn chán quá, người cứ bã ra. Hồi ấy anh Tân đi bộ đội, tôi đã định tự tử vì buồn chán quán. Tôi nằm một mình ở ruộng ngô, giữa tổ kiến vàng. Tôi tưởng kiến vàng đốt thì nhất định chết. Thế mà không chết. Nó thương mình hay sao chứ? Chắc nó thấy tôi trẻ quá mà chết thì phí”. (16,tr125).

Trong truyện còn lời tâm tình của bà Lâm, nhưng ở đây chúng tôi chỉ dẫn ra lời tâm tình của Hiên đã bao trùm những nét tâm tư của người nông dân chân thực chất phác hiểu đến đâu nói đến đó. Họ không lên án chính trị cũng không ca tụng nó bởi vì những hiểu biết của họ về nó không nhiều. Họ chỉ nói về những điều gắn bó mật thiết với họ. Chúng ta thấy trong truyện còn có lời tâm tình của thầy giáo Triệu một người từ bỏ cuộc sống của người thành phố về với nông thôn sống gắn bó với người dân nơi đây cũng có những tâm sự rất đỗi đáng yêu: “Với nông thôn, tất cả bọn dân thành phố và bọn học vấn chúng ta đều mang tội trọng. Chúng ta phá tan, phá nát họ ra bằng những lạc thú vật chất của mình, cả giáo dục lẫn khoa học giả cầy, hành hạ bằng luật lệ, lừa bịp bằng tình cảm, bóc lột tận xương tuỷ, chúng ta đè dí nông thôn bởi thượng tầng kiến trúc với toàn bộ giấy tờ với những khái niệm của nền văn minh… Chú có hiểu không? Tim tôi ứa máu. Bao giờ tôi cũng nói rằng: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn…”. (16,tr133).

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

38

Một điều đặc biệt là tất cả các nhân vật ấy đều tìm đến nhân vật tôi để tâm sự để giãi bày. Do vậy chúng ta ngoài việc hiểu được những con người như chị Hiên, anh Triệu là người tốt mà còn hiểu được nhân vật tôi cũng rất giàu tình cảm là nơi đáng tin để các nhân vật khác gửi bầu tâm sự.

Tâm tình trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta thấy có nét đặc sắc là nó giản dị chân quê (qua lời chị Hiên) có lúc lại khúc triết qua lời của Bường và anh Triệu. Và đặc biệt là nó chỉ tập trung ở mảng truyện viết về nông thôn, còn mảng truyện viết về thành thị và huyền thoại lịch sử thì gần như vắng bóng. Ngoài ra biện pháp tâm tình còn xuất hiện trong một loạt các tác phẩm như: Giọt máu, Chuyện tình kể trong đêm mưa, Con gái thuỷ thần

Điều này lí giải tại sao mà tác giả dành nhiều tình cảm cho những người ở thôn quê đến vậy, họ tồn tại như vốn sẵn của họ, thật thà chân thực nhưng cũng có lúc mạnh mẽ để mưu sinh cuộc sống.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 35 - 38)