Biện pháp để nhân vật vào các xung đột – kịch tính

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 40 - 42)

Hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được xây dựng dựa trên mảng hiện thực của đời sống. Các xung đột không trở thành một mâu thuẫn trung tâm mà nó dàn trải suốt tác phẩm. Các xung đột trong truyện không gay gắt, nó chỉ là những chi tiết nhỏ của cuộc sống, những mâu thuẫn của cuộc sống hàng ngày. Chính điều này là điểm khác so với các tác phẩm tự sự trong truyền thống.

Chẳng hạn như Tướng về hưu, toàn bộ nội dung câu chuyện xung quanh chuyện gia đình nhà ông Thuấn. Một gia đình sẽ hết sức bình thường như các gia đình khác nếu như không có sự kiện ông Thuấn - một vị tướng về hưu về nhà sống cùng vợ con. Và mâu thuẫn cũng chỉ là cách nhìn cuộc sống của các thế hệ khác nhau trong gia đình. Rồi những mâu thuẫn hàng ngày giữa bố và các con, giữa vợ với chồng, giữa ông với cháu, giữa chú với cháu… Đó phải chăng cũng là những chi tiết nhỏ nhặt nhất của cuộc sống, hay những ghen tuông của chồng với vợ, hay cách sống cũ của bố chồng với cách sống hiện đại của con dâu. Nó như cuộc sống bên ngoài đời sống chứ nó không trở thành một xung đột lớn, chung cho toàn tác phẩm. Kết thúc câu

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

41

chuyện cũng là lời khẳng định cuộc sống của cái gia đình ấy vẫn cứ tuần hoàn: “Sau đó nếp sống của gia đình tôi trở lại như là trước ngày cha tôi nghỉ hưu” (16,tr30). Câu chuyện được bắt đầu từ lúc ông Thuấn nghỉ hưu và kết thúc là cái chết của ông. Nhưng chúng ta thấy rằng sự xuất hiện của ông Thuấn trong gia đình cũng chỉ làm đảo lộn cuộc sống của gia đình ấy chứ không phải đã tạo ra những xung đột lớn.

Truyện Những người thợ xẻ cũng vậy, các mâu thuẫn trong truyện cũng xuất phát từ đời sống nên nó nhanh chóng được giải quyết. Đó cũng chỉ là mâu thuẫn vì cuộc sống mưu sinh như mâu thuẫn của anh em Bường với tay Thuyết hay mâu thuẫn giữa Bường và Ngọc. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng sự xuất hiện của những mâu thuẫn này góp phần làm cho các nhân vật hoàn thiện hơn tính cách của mình và ở đây nổi bật lên là con người với tư cách của một con người đời thường như chính nó tồn tại.

Truyện Những bài học nông thôn cũng vậy, nó không xuất hiện mâu thuẫn nổi bật, tất cả câu chuyện được dồn vào kỳ nghỉ hè của Hiếu. Và cuộc sống của Hiếu với người dân nơi đây rất chan hoà, vui vẻ.

Truyện Huyền thoại phố phường xuất hiện mâu thuẫn đó là vì lòng tham làm giàu nhanh chóng nên Hạnh đã âm mưu cướp vé số của mẹ con bà Thiều nhưng không thành công, cuối cùng hắn đã hoá điên. Nhưng nếu như đọc toàn bộ tác phẩm theo diễn biến của nó thì ta thấy đây cũng không phải là xung đột mà tác giả dụng công sáng tạo. Mà nó cũng xuất phát từ chính những bản chất của con người. Tác giả muốn làm rõ những ham muốn đời thường của con người muốn làm giàu nhưng lại không muốn bỏ công sức thì cuối cùng sẽ nhận lấy tai hoạ.

Riêng trong mảng truyện viết về huyền thoại và lịch sử thì những mâu thuẫn được nổi rõ hơn. Đó là truyện Những ngọn gió Hua Tát đều có những mâu thuẫn làm nổi bật lên. Đó là do những câu chuyện này có mô hình của

Khoá luận tốt nghiệp

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

42

những câu chuyện cổ tích nên nó cũng mang dáng dấp của truyện truyền thống. Nhưng một nét khác mà truyện cổ tích của Nguyễn Huy Thiệp có sự khác biệt đó là tác giả không để cho những nhân vật thiện, những người em út, người con mồ côi được hưởng hạnh phúc ở cuối truyện. Mà ở đây, Nguyễn Huy Thiệp đã bênh vực những gì thuộc về tự nhiên và trả nó về với tự nhiên:

Sói trả thù, Con thú lớn nhất, Chiếc tù và bị bỏ quên...

Còn trong truyện Vàng lửa thì cũng xuất hiện một vài mâu thuẫn qua lời kể của Phăng về cuộc đào vàng. Và cuối cùng thì mâu thuẫn ấy cũng bị bỏ lửng mà tác giả hướng bạn đọc đi giải quyết mâu thuẫn theo một cách khác đó là có nhiều cách khác nhau và khuyến khích tính đồng sáng tạo của bạn đọc.

Như vậy, chúng ta thấy biện pháp tạo xung đột của truyện Nguyễn Huy Thiệp cũng rất độc đáo. ở từng mảng truyện khác nhau mà ông có cách thể hiện riêng. Cho thấy Nguyễn Huy Thiệp có khả năng sáng tạo rất lớn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 40 - 42)